Nước ép trái cây tươi là thực phẩm phù hợp với
bệnh nhân tai biến mạch máu não.
Sau đây là các hướng dẫn cụ thể:
1. Sinh hoạt, tập luyện
Trong trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân chưa tự vận động được, người nhà phải giúp họ thay đổi tư thế 3 giờ một lần để tránh loét. Mỗi lần lật người, cần xoa rượu, cồn hoặc phấn rôm vào lưng, mông và các vị trí bị tì đè khác. Khi cho ăn uống, nên kê gối sau lưng bệnh nhân để giữ họ ở tư thế nửa nằm, nửa ngồi.
Đối với trường hợp nhẹ hơn, tùy mức độ di chứng liệt, cần đề ra một kế hoạch cụ thể cho bệnh nhân tập luyện hằng ngày. Cố gắng để cho họ tự làm ở mức tối đa, người nhà chỉ hỗ trợ hoặc giúp đỡ khi bệnh nhân không thể tự làm được. Quá trình tập luyện đòi hỏi sự kiên trì của cả bệnh nhân và người hướng dẫn. Nên duy trì việc này cả khi các di chứng đã được phục hồi.
2. Chế độ ăn
Cần đảm bảo chế độ ăn đủ chất và cân đối. Nên dùng dạng thức ăn mềm, dễ tiêu như cháo, súp, sữa, nước hoa quả tươi. Kiêng sử dụng các chất béo và chất kích thích (rượu, bia, chè đặc, cà phê); hạn chế dùng muối.
3. Điều trị
Nên kết hợp châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp và dùng thuốc để nhanh chóng phục hồi các chi bị liệt. Có thể áp dụng một trong các bài thuốc khắc phục di chứng tai biến mạch máu não sau:
- Thiên ma câu đằng ẩm: Thiên ma, chi tử, hoàng cầm mỗi thứ 8 g; câu đằng, ngưu tất, ích mẫu, hà thủ ô, bạch linh mỗi thứ 12 g; tang kí sinh, thạch quyết minh (sắc trước) mỗi thứ 20 g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Bổ dương hoàn ngũ thang: Sinh hoàng kỳ 40 g, quy vĩ 8 g, xích thược 6 g, xuyên khung, đào nhân, hồng hoa, địa long mỗi thứ 4 g.
Sắc uống ngày 1 thang.
- Thuốc Tây y: Điều trị duy trì theo đơn của thầy thuốc. Trường hợp bệnh nhân có tăng huyết áp, nên dùng thuốc hạ huyết áp và duy trì ở mức 140-150/90 mmHg.
4. Thực hiện các biện pháp phòng bệnh
- Cẩn thận giữ mình khi thời tiết chuyển lạnh vào mùa đông và khi áp suất không khí lên cao vào mùa hè.
- Tránh tắm khuya hoặc ở nơi gió lùa, nhất là với người bị cao huyết áp.
- Tránh trạng thái căng thẳng thần kinh, xúc động mạnh. Tránh mất ngủ.
- Điều trị các nguyên nhân gây tai biến mạch máu não như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, tiểu đường, rối loạn nhịp tim.
- Tránh táo bón. Kiêng rượu, bia và các chất kích thích.
- Tránh vận động thể lực quá mức như mang vác nặng, chạy nhanh...
ThS Nguyễn Thùy Hương, Sức Khỏe & Đời
Sau đây là các hướng dẫn cụ thể:
1. Sinh hoạt, tập luyện
Trong trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân chưa tự vận động được, người nhà phải giúp họ thay đổi tư thế 3 giờ một lần để tránh loét. Mỗi lần lật người, cần xoa rượu, cồn hoặc phấn rôm vào lưng, mông và các vị trí bị tì đè khác. Khi cho ăn uống, nên kê gối sau lưng bệnh nhân để giữ họ ở tư thế nửa nằm, nửa ngồi.
Đối với trường hợp nhẹ hơn, tùy mức độ di chứng liệt, cần đề ra một kế hoạch cụ thể cho bệnh nhân tập luyện hằng ngày. Cố gắng để cho họ tự làm ở mức tối đa, người nhà chỉ hỗ trợ hoặc giúp đỡ khi bệnh nhân không thể tự làm được. Quá trình tập luyện đòi hỏi sự kiên trì của cả bệnh nhân và người hướng dẫn. Nên duy trì việc này cả khi các di chứng đã được phục hồi.
2. Chế độ ăn
Cần đảm bảo chế độ ăn đủ chất và cân đối. Nên dùng dạng thức ăn mềm, dễ tiêu như cháo, súp, sữa, nước hoa quả tươi. Kiêng sử dụng các chất béo và chất kích thích (rượu, bia, chè đặc, cà phê); hạn chế dùng muối.
3. Điều trị
Nên kết hợp châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp và dùng thuốc để nhanh chóng phục hồi các chi bị liệt. Có thể áp dụng một trong các bài thuốc khắc phục di chứng tai biến mạch máu não sau:
- Thiên ma câu đằng ẩm: Thiên ma, chi tử, hoàng cầm mỗi thứ 8 g; câu đằng, ngưu tất, ích mẫu, hà thủ ô, bạch linh mỗi thứ 12 g; tang kí sinh, thạch quyết minh (sắc trước) mỗi thứ 20 g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Bổ dương hoàn ngũ thang: Sinh hoàng kỳ 40 g, quy vĩ 8 g, xích thược 6 g, xuyên khung, đào nhân, hồng hoa, địa long mỗi thứ 4 g.
Sắc uống ngày 1 thang.
- Thuốc Tây y: Điều trị duy trì theo đơn của thầy thuốc. Trường hợp bệnh nhân có tăng huyết áp, nên dùng thuốc hạ huyết áp và duy trì ở mức 140-150/90 mmHg.
4. Thực hiện các biện pháp phòng bệnh
- Cẩn thận giữ mình khi thời tiết chuyển lạnh vào mùa đông và khi áp suất không khí lên cao vào mùa hè.
- Tránh tắm khuya hoặc ở nơi gió lùa, nhất là với người bị cao huyết áp.
- Tránh trạng thái căng thẳng thần kinh, xúc động mạnh. Tránh mất ngủ.
- Điều trị các nguyên nhân gây tai biến mạch máu não như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, tiểu đường, rối loạn nhịp tim.
- Tránh táo bón. Kiêng rượu, bia và các chất kích thích.
- Tránh vận động thể lực quá mức như mang vác nặng, chạy nhanh...
ThS Nguyễn Thùy Hương, Sức Khỏe & Đời
Bài tập cho người bị tai biến mạch máu não
Phục hồi chức năng sau đột quỵ
Khoảng 1/3 số người bị tai biến mạch máu não sau đó bị liệt nửa người. Sau 6 tháng, gần 2/3 bệnh nhân không thể tự làm các hoạt động bình thường. Vì vậy, ngay khi chưa xuất viện, người nhà đã phải nghĩ đến kế hoạch tập luyện phục hồi chức năng cho họ.
Tại bệnh viện
Tuần đầu tiên: Đánh giá khả năng nuốt và trợ giúp cho bệnh nhân những hoạt động của cuộc sống hằng ngày.
Tuần thứ 2 đến tuần thứ 6: Rèn luyện cho bệnh nhân dùng một tay để làm các công việc như mặc quần áo, tắm rửa, đi vệ sinh. Cho bệnh nhân rèn luyện ở tay bị liệt, dùng vai và khuỷu tay để trợ giúp cho những động tác như cầm, nắm và kéo. Cho tập luyện có theo dõi và trợ giúp ở những khoảng cách khoảng 10 m.
Ở nhà sau khi nằm viện
Tháng thứ 1 đến tháng thứ 6: Tập cho bệnh nhân đi bộ mỗi ngày khoảng 5 phút; cho tập những động tác như cầm cốc, cầm sách, gấp quần áo, tập cầm nâng những đồ vật kích cỡ, nặng nhẹ khác nhau. Mỗi ngày tập luyện khoảng 20 phút cho đến khi bệnh nhân có thể tự làm được động tác này. Nếu bệnh nhân không thể tự làm, có thể dùng các dụng cụ trợ giúp tay hoặc chân. Cho bệnh nhân tập theo các dụng cụ này.
Ngoài 6 tháng: Tăng cường đi bộ. Nếu bệnh nhân mất tiếng nói, nên cho nghe và đọc các câu chuyện trên báo chí, truyền hình, rồi ngay lập tức cho bệnh nhân tập kể lại câu chuyện. Tập những kỹ năng này với mức độ khó tăng dần, khoảng 20 giờ mỗi tuần.
Khoảng 20% bệnh nhân có mất tiếng nói sau tai biến mạch máu não. Việc điều trị cho bệnh nhân mất tiếng nên bắt đầu từ sớm, ngay trong 3 tháng đầu tiên. Các chuyên gia tiếng nói khi tập luyện cho bệnh nhân trong giai đoạn đầu cần có sự tham gia của những người thân trong gia đình hoặc những người tình nguyện. Họ chính là những người sẽ tiếp tục giúp đỡ cho bệnh nhân ở giai đoạn sau. Thời gian cho tập luyện tiếng nói phải là 40-100 giờ trong 3 tháng đầu tiên.
Sự hồi phục thường cơ thể chỉ có ở những bệnh nhân có tổn thương mức độ trung bình. Với những bệnh nhân bị tổn thương mức độ nặng thì sự hồi phục gần như là không có. Với những bệnh nhân bị liệt nửa người, phải tập luyện những động tác hỗ trợ, như tự chuyển từ giường qua xe lăn hoặc tự di chuyển bằng kỹ năng dùng một tay. Sự tập luyện tích cực với cường độ cao 16 giờ hoặc hơn mỗi tuần có tác dụng hồi phục tốt hơn hẳn những bệnh nhân chỉ tập luyện vài giờ mỗi tuần.
Nên tập luyện sớm tay ngay khi tay có thể tự di chuyển được chút ít. Nếu như tay không di chuyển được trong vòng 6 tuần đầu thì hầu như sẽ không thể hồi phục được. Nên tập tay 3-6 giờ một ngày trong khoảng 3-6 tuần sau tai biến. Việc dùng điện châm có thể giúp cho bệnh nhân tăng được lực co cơ, hỗ trợ động tác duỗi và gấp tay. Tuy nhiên, nếu chỉ châm cứu đơn thuần thì khả năng cải thiện ít hơn.
Trong tai biến mạch máu não, liệt được chia ra liệt cứng và liệt mềm. Đa phần các bệnh nhân là liệt cứng, chỉ một số nhỏ bệnh nhân có liệt mềm. Những bệnh nhân liệt mềm thường bị tàn tật nhiều hơn do tay liệt mềm khó sử dụng được. Trong khi đó, những bệnh nhân liệt cứng có thể sử dụng được tay và chân nhiều hơn cho các động tác.
Đi bộ là mong muốn của tất cả các bệnh nhân tai biến mạch máu não. Khi đang nằm viện, nếu bệnh nhân đã có thể co chân lại được, phải tập đi từng bước. Có thể cho tập đi từng đoạn ngắn dưới nạng hoặc được người trợ giúp. Để hồi phục khả năng đi bộ, thậm chí ngay cả đoạn ngắn, cần phải có tập luyện. Mỗi bệnh nhân phải có ít nhất 15 phút mỗi ngày tập cho đi bộ. Dù tập sau 3 tháng, thậm chí cả sau một năm thì vẫn có cải thiện rõ ràng. Tuy nhiên, nếu tập sớm thì sẽ hồi phục tốt hơn.
Bác sĩ Vũ Văn Lực
Tại bệnh viện
Tuần đầu tiên: Đánh giá khả năng nuốt và trợ giúp cho bệnh nhân những hoạt động của cuộc sống hằng ngày.
Tuần thứ 2 đến tuần thứ 6: Rèn luyện cho bệnh nhân dùng một tay để làm các công việc như mặc quần áo, tắm rửa, đi vệ sinh. Cho bệnh nhân rèn luyện ở tay bị liệt, dùng vai và khuỷu tay để trợ giúp cho những động tác như cầm, nắm và kéo. Cho tập luyện có theo dõi và trợ giúp ở những khoảng cách khoảng 10 m.
Ở nhà sau khi nằm viện
Tháng thứ 1 đến tháng thứ 6: Tập cho bệnh nhân đi bộ mỗi ngày khoảng 5 phút; cho tập những động tác như cầm cốc, cầm sách, gấp quần áo, tập cầm nâng những đồ vật kích cỡ, nặng nhẹ khác nhau. Mỗi ngày tập luyện khoảng 20 phút cho đến khi bệnh nhân có thể tự làm được động tác này. Nếu bệnh nhân không thể tự làm, có thể dùng các dụng cụ trợ giúp tay hoặc chân. Cho bệnh nhân tập theo các dụng cụ này.
Ngoài 6 tháng: Tăng cường đi bộ. Nếu bệnh nhân mất tiếng nói, nên cho nghe và đọc các câu chuyện trên báo chí, truyền hình, rồi ngay lập tức cho bệnh nhân tập kể lại câu chuyện. Tập những kỹ năng này với mức độ khó tăng dần, khoảng 20 giờ mỗi tuần.
Khoảng 20% bệnh nhân có mất tiếng nói sau tai biến mạch máu não. Việc điều trị cho bệnh nhân mất tiếng nên bắt đầu từ sớm, ngay trong 3 tháng đầu tiên. Các chuyên gia tiếng nói khi tập luyện cho bệnh nhân trong giai đoạn đầu cần có sự tham gia của những người thân trong gia đình hoặc những người tình nguyện. Họ chính là những người sẽ tiếp tục giúp đỡ cho bệnh nhân ở giai đoạn sau. Thời gian cho tập luyện tiếng nói phải là 40-100 giờ trong 3 tháng đầu tiên.
Sự hồi phục thường cơ thể chỉ có ở những bệnh nhân có tổn thương mức độ trung bình. Với những bệnh nhân bị tổn thương mức độ nặng thì sự hồi phục gần như là không có. Với những bệnh nhân bị liệt nửa người, phải tập luyện những động tác hỗ trợ, như tự chuyển từ giường qua xe lăn hoặc tự di chuyển bằng kỹ năng dùng một tay. Sự tập luyện tích cực với cường độ cao 16 giờ hoặc hơn mỗi tuần có tác dụng hồi phục tốt hơn hẳn những bệnh nhân chỉ tập luyện vài giờ mỗi tuần.
Nên tập luyện sớm tay ngay khi tay có thể tự di chuyển được chút ít. Nếu như tay không di chuyển được trong vòng 6 tuần đầu thì hầu như sẽ không thể hồi phục được. Nên tập tay 3-6 giờ một ngày trong khoảng 3-6 tuần sau tai biến. Việc dùng điện châm có thể giúp cho bệnh nhân tăng được lực co cơ, hỗ trợ động tác duỗi và gấp tay. Tuy nhiên, nếu chỉ châm cứu đơn thuần thì khả năng cải thiện ít hơn.
Trong tai biến mạch máu não, liệt được chia ra liệt cứng và liệt mềm. Đa phần các bệnh nhân là liệt cứng, chỉ một số nhỏ bệnh nhân có liệt mềm. Những bệnh nhân liệt mềm thường bị tàn tật nhiều hơn do tay liệt mềm khó sử dụng được. Trong khi đó, những bệnh nhân liệt cứng có thể sử dụng được tay và chân nhiều hơn cho các động tác.
Đi bộ là mong muốn của tất cả các bệnh nhân tai biến mạch máu não. Khi đang nằm viện, nếu bệnh nhân đã có thể co chân lại được, phải tập đi từng bước. Có thể cho tập đi từng đoạn ngắn dưới nạng hoặc được người trợ giúp. Để hồi phục khả năng đi bộ, thậm chí ngay cả đoạn ngắn, cần phải có tập luyện. Mỗi bệnh nhân phải có ít nhất 15 phút mỗi ngày tập cho đi bộ. Dù tập sau 3 tháng, thậm chí cả sau một năm thì vẫn có cải thiện rõ ràng. Tuy nhiên, nếu tập sớm thì sẽ hồi phục tốt hơn.
Bác sĩ Vũ Văn Lực
http://www.duocphamvinhgia.vn/tap-phuc-hoi-chuc-nang-sau-tai-bien-mach-mau-nao
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét