Thứ Bảy, 13 tháng 12, 2014

Những bài thơ về toán học


BÀI THƠ DIỆN TÍCH và CHU VI

1. Muốn tính diện tích hình thang
Đáy lớn, đáy bé ta mang cộng vào
Rồi đem nhân với đường cao
Chia đôi kết quả thế nào cũng ra.

2. Muốn tìm diện tích hình vuông,
Cạnh nhân với cạnh ta thường chẳng sai
Chu vi ta đã học bài,
Cạnh nhân với bốn có sai bao giờ.

3. Muốn tìm diện tích hình tròn,
Pi nhân bán kính, bình phương sẽ thành

4. Diện tích tam giác sao ta
Chiều cao nhân đáy chia ra hai phần
Chu vi tam giác thế nào
Ấy là ba cạnh cộng vào chứ sao


5. Diện tích chủ nhật thì sao
Chiều dài, chiều rộng ta đem nhân vào
Chu vi, chữ nhật tính sao
Chiều dài, chiều rộng cộng vào nhân hai


6. Bình hành diện tích không sai
Chiều cao nhân đáy ai ai cũng làm
Chu vi phép tính bình hành
Tổng của một cặp cạnh, kề nhân hai


BÀI THƠ VỀ TỈ SỐ LƯỢNG GIÁC.

1. Tìm Sin lấy đối chia huyền
Cosin lầy cạnh kề, huyền chia nhau.
Còn tang hãy tính như sau
Đối trên kề dưới ra liền
Cotang ngược lại với tang.

2. Công thức cộng.
+ Sin thì sin cos cos sin
Cos thi cos cos sin sin "coi chung" (dau tru)
+ Tang tổng thì lấy tổng tang
Chia một trừ với tích tang, dễ òm

3.Tích thành tổng:
+Nhớ rằng hiệu trước, tổng sau
Sin sin, cos tổng phải ghi dấu trừ
Cos thì cos hết
Sin sin cos cos, sin cos sin sin
Một phần hai phải nhân vào, chớ quên!


4.Công thức đổi tổng thành tích:
+Tổng tang ta lấy sin tòng (sin của tổng)
Chia cho cos cos khó lòng lại sai.
+Tổng sin và tổng cos:
--Đối với a & b:
Tổng chia hai trước, hiệu chia hai sau
--Đối với các hệ số khi khai triển:
Cos cộng cos bằng hai cos cos
Cos trừ cos bằng trừ hai sin sin
Sin cộng sin bằng hai sin cos
Sin trừ sin bằng hai cos sin.

5.Công thức cos+sin,cos-sin:
Cos cộng sin bằng căn hai cos(căn 2 nhân cos)
Của a trừ cho 4 dưới pi
Nhớ rằng đây cộng kia trừ
Đây trừ kia cộng chỉ là thế thôi.


6.Công thức gấp đôi:
+Sin gấp đôi = 2 sin cos
+Cos gấp đôi = bình cos trừ bình sin
= trừ 1 cộng hai lần bình cos
= cộng 1 trừ hai lần bình sin
+Tang gấp đôi
Tang đôi ta lấy đôi tang (2 tang)
Chia 1 trừ lại bình tang, ra liền.


7.Sin bù, cos đối, hơn kém pi tang, phụ chéo.
+Sin bù :Sin(180-a)=sina
+Cos đối :Cos(-a)=cosa
+Hơn kém pi tang :
Tg(a+180)=tga
Cotg(a+180)=cotga
+Phụ chéo là 2 góc phụ nhau thì sin góc này = cos góc kia, tg góc này = cotg góc kia.


8.Công thức tổng quát hơn về việc hơn kém pi như sau:
Hơn kém bội hai pi sin, cos
Tang, cotang hơn kém bội pi.
Sin(a+k.2.180)=sina ; Cos(a+k.2.180)=cosa
Tg(a+k180)=tga ; Cotg(a+k180)=cotga

*sin bình + cos bình = 1
*Sin bình = tg bình trên tg bình cộng 1.
*cos bình = 1 trên 1 cộng tg bình.
*Một trên cos bình = 1 cộng tg bình.
*Một trên sin bình = 1 cộng cotg bình.
(Chú ý sin *; cos @ ; tg @ ;cotg * với các dấu * và @ là chúng có liên quan nhau trong CT trên)


***

BÀI THƠ VỀ CÁC ĐỊNH LÍ TOÁN HỌC
Anh nhớ em như nhớ đến Cauchy
Nhớ Thalet mỗi khi bài toán khó
Nhớ Gauss hệ phương trình bỏ ngỏ
Nhớ em cười đôi mắt nhỏ long lanh
Nhớ em nhiều tựa nhớ Einstein
Bài toán khó Newton đành phải giúp
Đáp số đó nhưng anh nào thấy được
Như tình em-đồ thị ngược hàm sin
Điểm hội tụ của một hàm không thực
Tận cuối cuộc đời anh không hiểu được
Toán và Em, em và Toán rời nhau
Để anh về thăm thẳm những cơn đau
Em và Toán chẳng khi nào là một
Tình yêu em cũng như hàm sin cos
Anh nhân vào rồi em lại chia ra
Anh đau buồn cầu cứu Bunhia
Em cũng vẫn chỉ là em đó
Còn lại em với bao bài toán nhỏ

THƠ TÌNH VỀ TOÁN HỌC

Tôi vẫn nhớ những khi em Ðối Diện
Ánh mắt nhìn bằng Góc Ðộ Ðường Cong
Lòng xôn xao cho Quĩ Ðạo đi vòng
Hồn tôi để Giao em Ðường Tiếp Tuyến

Em lướt qua, cho buồn-vui Nghịch Biến
Gặp một lần, nơi Tiếp Ðiểm mà thôi
Tôi Xoay Tròn, tìm lại nhưng xa rồi
Em sẽ mãi ra đi về Vô Cực

Nhưng tình tôi là một đường Trung Trực
Như thật thà Cân Xứng nơi con tim
Tôi Phân Ðều, và xuyên qua giữa em
Nơi Trung Ðiểm, tôi muốn tình Vuông vẹn

Rồi một ngày, tình Tam Giác cũng đến
Tôi hiện hình, trong ba Góc Bù Nhau
Em vì ai mà Phụ để tôi sầu
Nhìn đau đớn Cạnh Huyền em nối mộng

Tôi thả đời theo Trung Tuyến phóng túng
Em lại tìm Hình Thông Số Bình Phương
Ðến Nội Tâm, tôi dừng chốn đau thương
Buồn man mát, em đùa trên Ngoại Tiếp

Nói làm chi, Ðịnh Phân đà muôn kiếp
Em lạc vào một Quỉ Tích cuồng quay
Tôi đứng đó, Khoảng Cách không đổi thay
Nhìn thầm lặng, một Góc đời Trực Diện


Đường tới tim em là "đường định hướng"
Dù uốn nhiều như "đồ thị hàm sin"
Anh mãi mê tìm theo "toạ độ" trái tim
Bỗng lạc giữa khoảng tình em nơi đó

Đôi mắt em chứa bao "ẩn số"
Mà hàng mi nhẹ mở "góc anpha"
Tóc em dài như "dãy số" đi xa
Môi "hội tụ" 1 nụ hôn bối rối

Mãi mãi em ơi!!!
"Phương trình" cuộc đời dù chưa giải được
Nhưng anh tin rằng
"Nghiệm" duy nhất là em!!!!

TÌNH TOÁN HỌC



Em đâu biết tình anh là Ðại Số
Ðể em còn tưởng tượng mãi không gian
Xứng rồi cân, em vẽ thẳng hai hàng
Anh có biết em mãi làm tiếp tuyến

Tình đại số anh quá nhiều thiên biến
Em ngu ngơ giữa toạ điểm đường tròn
Góc cận kề rồi góc đối con con
Rồi lượng giác em sắt son chờ đợi

Tình bậc ba em giải hoài chẳng nổi
Nghiệm số chung em tiếp nối nhân chia
Lấy luỹ thừa cho hàm số chẳng thừa
Em chỉ biết bậc hai là chia chẵn...

Toán tình yêu đâu suốt đời may mắn
Thử một lần em đã lập Delta
Nhưng cuối cùng vì giới hạn chẳng ưa
Anh vô cực em đang thừa luỹ nhớ...
......

Ðời tổng hợp bởi muôn ngàn mặt
Mà tình em là quĩ tích không gian
Kiếp nhân sinh những hàm số tuần hoàn
Quanh quẩn chỉ trong vòng tròn lượng giác
Anh không muốn cuộc đời đầy Sin Cos
Sống khép tròn trong cộng trừ nhân chia
Cạnh góc đối! Ôi phức tạp vô cùng
Mà hạnh phúc chính là đường biểu diễn

Sống yên bình vào vòng đời tịnh tiến
Ðâu phải là nghiệm số của lòng trai
Anh muốn lên tận cực của thiên tài
Ðể đo lấy bán kính trần gian vũ trụ
Nếu dòng đời toàn là thông số
Bài toán tình là căn thức bậc hai


Bài toán tình là vô nghiệm em ơi!
Tình đâu là căn thức bậc hai
Ðế có thể ngồi yên mà xét dấu
Em phải nhớ tình yêu là góc số
Mà hai ta là những kẻ chứng minh
Ðừng bao giờ đảo vế một phương trình
Cứ thong thả mà vui trên đồ thị
Tìm đạo hàm rồi ngồi yên suy nghĩ
Sẽ thấy dần hệ số góc tình yêu
Ðừng vội vàng định hướng một hai chiều
Rồi một buổi ta đồng qui tại góc

Em mĩm cười như tiếp tuyến bên tôi
Tôi vội vàng phân tích nét hoa tươi
Và nhận thấy em xinh xinh cực đại
Em khó hiểu thì tôi đành vô giải
Bài toán giải bằng phương pháp tương giao
Nhìn em cười tôi định nghĩa tình yêu
Nhưng chỉ gặp một phương trình vô nghiệm
Chưa hẹn hò mà lòng như bất biến
Chưa thân nhau mà đã thấy so le
Trót yêu rồi công thức có cần chi
Vì hệ luận ái tình không ẩn số
Em không nói tôi càng tăng tốc độ
Ðể mình tôi trên quãng đường đơn điệu.

Yêu là chết là triệt tiêu tất cả
Tình tiệm cận riêng mình tôi buồn quá
Nỗi cô đơn không giới hạn ngày mai
Tôi mang em đặt điều kiện tương lai
Cho tôi sống với nỗi niềm đơn giản


Tôi và em tính tình hơi đồng dạng
Sống bên nhau chắc tĩ số cân bằng
Tôi xin thề không biện luận cao xa
Mà chỉ lấy định đề ra áp dụng
Tôi có thể chứng minh là rất đúng
Vì tình tôi như hàng điểm điều hòa
Nếu bình phương tôi lại rút căn ra
Cũng chẳng khác điều năm trong quĩ tích
Tôi yêu em với một tình yêu cố định
Hiến dâng em hai nghiệm số âm dương
Tìm chu kỳ cho hàm số tuần hoàn
Dùng định lý thay ngàn câu ước hẹn
Xuống lũy thừa thay vạn lá thư duyên
Giải đạo hàm mong tiếp xúc cùng em
Tìm toạ độ trong tình yêu toán học
Tôi yêu em đôi mắt buồn lưu động
Mũi dọc dừa thẳng góc với môi xinh
Hàm răng đều như nghiệm bất phương trình
Ðôi mày liễu như cùng chiều định hướng
Tôi khai triễn người tôi yêu lý tưởng
So sánh rồi xin chú thích nơi đây
Tình yêu này như phương trình hai bậc
Tôi yêu em nên viết bài thơ toán học
chứng minh rằng tôi hết dạ yêu em.


Yêu là gì, tôi xin định nghĩa
Yêu là tình cảm có chiều cao
Hai tâm hồn đồng dạng sẽ hiểu nhau
Rồi từ đó suy ra định lý
Yêu nội tiếp khi tình yêu chung thủy
Yêu ngoại tiếp khi hai kẻ phụ nhau
Tình lỡ đỡ khi có hình tam giác
Có trường hợp âm và dương tiếp xúc
Hai người không nợ lại hữu duyên
Như cạnh góc vuông đối với cạnh huyền
Gần nhau đúng nhưng không trùng được
Qua những điều trên ta có qui ước:
“Tình yêu là cái compa
Vòng tròn nào dù nhỏ hay to
Cũng đều có tâm và bán kính”
Tâm ở đây là tâm thần cố định
Bán kính là nỗi nhớ niềm thương.



Muốn tìm ra bộ mặt yêu thương
Hãy lấy hình chiếu là nụ cười
Nhân cho chiều dài nơi khoé mắt
Em chịu khó hạ lấy đường thẳng góc
Ðể tim anh mãi mãi phụ kề em
Môi nở hoa, ôi công thức trung thành
Mặc thế sự là vòng tròn ngoại tiếp
Em sung sướng nhận ra đây tiếp điểm
Của đời ta một hàng điểm điều hòa
Anh sung sướng nhận ra đây đáp số
Định lý Fermat của đời anh.







Sưu tầm từ Internet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét