Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

Thích mê những đôi giày cao gót bằng chocolate


Mỗi đôi giày này thường có giá cả triệu đồng nhưng lại không dùng để đi mà là để ăn hoặc ngắm thôi nhé các nàng.







Hãng đầu tiên và nổi tiếng nhất trên thế giới nảy ra ý tưởng kết hợp hai thứ phụ nữ mê nhất là giày cao gót và chocolate thành sản phẩm tuyệt vời này là Choc Chic, sau đó đến Andrea Pedrazza và hiện tại thì có rất nhiều cửa hàng nhái trên khắp thế giới.





Chocolate nóng chảy được đổ vào những chiếc khuôn giày cao gót rồi được trang trí các họa tiết và phụ kiện để trông giống y như thật.





Những chiếc giày chocolate cao cấp luôn được thiết kế theo những kiểu dáng thịnh hành để vừa đẹp mắt vừa không bị lỗi mốt.





Bạn cũng có thể đặt hàng những mẫu dễ thương để tặng các cô bé tuổi teen.





Hoặc các mẫu cầu kỳ, được trang trí thật đẹp mắt và tất nhiên giá cũng ngất ngưởng không kém.





Thậm chí cả những chiếc giày đế đỏ Louboutin đình đám cũng được đem ra làm mẫu.





Phong cách cổ điển và đế thấp hơn dành tặng cho các bà các mẹ.





Họa tiết da báo cho cô nàng "ngổ ngáo" và sành điệu.





Kiểu dáng cổ điển nhưng thanh lịch cho nàng công sở.





35 USD là giá trung bình cho một đôi giày cao gót bằng chocolate.

(ST)

5 bí quyết tha thứ

Nhân vô thập toàn. Không ai lại không có lỗi. Vì vậy, sự tha thứ luôn cần thiết, mọi nơi và mọi lúc. Càng tha thứ càng giảm bớt sự thù hận. Sự tha thứ không chỉ tốt cho tinh thần mà còn tốt cho thể lý – ngăn ngừa bệnh.
Giáo sư tâm lý học Everett Worthington, thuộc ĐH Virginia Commonwealth (Mỹ), nói rằng sự tha thứ làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch.

Những người có “máu cừu địch” dễ bị béo phì và kháng insulin – các yếu tố gây bệnh tiểu đường và bệnh tim.
Các nghiên cứu của Viện Sức khỏe cộng đồng tại California cho thấy rằng mức thù hận cao gây nguy cơ tử vong gấp đôi so với các nguyên nhân khác.
Ngoài lợi ích về tinh thần, sự tha thứ còn lợi ích về thể lý. Nhất cử lưỡng tiện.
Tâm lý gia Worthington nói: “Sự tha thứ có thể làm giảm nguy cơ bị các chứng rối loạn liên quan stress như hệ miễn nhiễm hoạt động sai chức năng, rối loạn tự miễn nhiễm và ung thư”. Ông đưa ra 5 bí quyết tha thứ sau đây:

Nhường nhịn:
Luôn tích cực nhường nhịn, vì “một câu nhịn, chín câu lành”, để tránh lăng nhục người khác hoặc trở thành nạn nhân. Nhường nhịn không có nghĩa là thua kém hoặc yếu thế!

Cảm thông: Tự đặt mình vào vị trí của người khác để dễ cảm thông và khách quan nhìn nhận vấn đề. Nếu không cảm thông thì không thể tha thứ.

Vị tha: Bạn rất hạnh phúc khi được tha thứ, vậy hãy trao tặng món quà tha thứ cho người khác. Hãy làm cho người khác những gì bạn muốn người khác làm cho mình!

Cân nhắc: Điều này giúp bạn không quá lố, suy nghĩ và cân nhắc để xử lý tốt nhất trong mọi tình huống.

Kiềm chế: Luôn biết kiềm chế “cái tôi”. Sự im lặng có vẻ “lạnh lùng” nhưng lại có thể giúp bạn tránh tức giận và sợ hãi. Nhờ vậy mà bạn mặc nhiên tha thứ.


(ST)

Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2014

Cung Thuật

Tôi bao giờ cũng thích chuyện Trung Quốc về một cung thủ, người là một cung thủ vĩ đại nhất trong cả nước. Anh ta đi tới hoàng đế nói rằng cả nước phải được làm cho nhận biết rằng nếu bất kì ai muốn tỉ thí với anh ta, anh ta đều sẵn đấy. "Nếu không ai xuất hiện, thế thì bệ hạ phải tuyên bố tôi là vô địch về cung thuật." Hoàng đế biết người này, và ông ấy biết nghệ thuật của người này, cung thuật của anh ta, và ông ấy biết không ai khác thậm chí có thể tới gần anh ta. Nghệ thuật của anh ta là hoàn hảo; anh ta chưa bao giờ bỏ lỡ mục tiêu. Cho nên hoàng đế sẵn lòng tuyên bố anh ta là vô địch cung thuật trong cả nước Trung Quốc.
Ngay vào khoảnh khắc đó, tể tướng già của nhà vua ngăn ông ấy lại, nói, "Xin thánh thượng đợi cho một phút, vì thần biết một người sống nơi xa xăm trên núi. Chừng nào cung thủ này còn chưa đi tới cụ già đó, và cụ già đó xác nhận rằng anh ta đáng được công bố là vô địch, bệ hạ nên đợi. Bệ hạ không nên vội vàng, bởi vì cụ già đó không chỉ là vô địch trên đất này, cụ là vô địch của toàn thế giới, mặc dầu cụ là người không tranh đua, không tham vọng, và mọi người không biết về cụ. Đầu tiên phải cử chàng cung thủ này tới lấy xác nhận từ cụ già đó đã." Và ông ấy chỉ hướng sẽ tìm được cụ già này.
Cung thủ này không thể tin được là bất kì ai có thể giỏi hơn; anh ta thành công một trăm phần trăm trong việc bắn trúng điểm đen ở giữa, anh ta chưa bao giờ bắn trượt mục tiêu. Với anh ta không thể nào quan niệm được rằng bất kì ai có thể là cung thủ giỏi hơn! Nhưng không có cách nào.... Hoàng đế bảo anh ta đi lên núi, và đem về xác nhận.
Đó là cuộc hành trình khó khăn. Cụ già này sống trên đỉnh núi rất cao, một mình. Cụ thực rất già, gần như người cổ đại, và cụ không có cung, không có tên. Cụ đang ngồi dưới cây. Chàng cung thủ hỏi, "Cụ có phải là cung thủ vĩ đại nhất thế giới không?"
Cụ già nói, "Có lẽ, bởi vì trên núi này không có người khác sống. Nhưng ta không thể chắc được vì ta chưa bao giờ tranh đua. Khi có liên quan tới cung thuật, trong hai mươi năm ta đã không động tới cung, đã không nhìn tới tên. Thực ra, ta đã mất dấu vết chúng ở đâu rồi. Nhưng vấn đề là gì? Sao anh đã du hành xa thế?"
Chàng thanh niên nói, "Tôi biết điều này từ trước rằng đây sẽ là cuộc hành trình không cần thiết! Một người đã không động tới cung trong hai mươi năm, và người thậm chí đã quên mất cung và tên của mình ở đâu...."
Dầu vậy, vì yêu cầu của hoàng đế, anh ta nói với cụ già, "Tôi muốn được hoàng đế công bố là vô địch về thuật này trong cả nước, và hoàng đế đã phái tôi tới để lấy xác nhận của cụ."
Cụ già nói, "Điều đó không khó. Nhưng thấy chiếc cung đi cùng anh, và các mũi tên, làm cho ta nghi ngờ rằng anh là kẻ nghiệp dư thôi vì câu ngạn ngữ cổ nói là: 'Khi nhạc sĩ trở thành hoàn hảo, người đó vứt nhạc cụ của mình đi; khi cung thủ trở thành thực sự là cung thủ, hoàn hảo trong thuật của mình, người đó bẻ cung và vứt tên đi.' Chúng là tốt để bắt đầu, nhưng người ta phải siêu việt lên trên kĩ thuật vào khoảnh khắc nào đó. Anh sẽ phải trải qua hai cuộc kiểm tra: một là, anh có thấy tảng đá nhô ra trên thung lũng kia không?"
Có một tảng đá dài, rất thấp, nhô ra trên một thung lũng rất sâu, sâu hàng trăm thước. Cụ già nói, "Đi tới tảng đá đó, tới chính tận cùng. Phép thử là đứng ở chính tận cùng đó, với nửa chân anh chìa ra khỏi tảng đá, chỉ với phần trước, các ngón chân là bám trên tảng đá. Nếu anh có thể đứng đó mà không run, anh đã đỗ cuộc kiểm tra thứ nhất."
Người này nói, "Trời đất! Nhưng đây là loại cung thuật gì vậy? Đây là chết chắc !"
Nhưng cụ già nói, "Ta sẽ đi trước để chỉ cho anh cách nó phải được thực hiện."
Anh ta không thể tin được vào mắt mình. Cụ già đi tới chính chỗ cuối của tảng đá nhô ra đó; và cụ đứng đó với nửa bàn chân trên tảng đá, trên thung lũng sâu hàng trăm thước. Và thậm chí không một chút lạc lõng hay run rẩy nhỏ nào. Cụ gọi anh thanh niên, "Bây giờ, lại đây, và đứng bên cạnh ta."
Chàng thanh niên cố chỉ một bước trên tảng đá. Khi anh ta nhìn xuống, nỗi sợ thế tràn ngập anh ta... anh ta ngã trên đất, run rẩy, vã mồ hôi. Anh ta không thể đi tới đầu cuối - anh ta chỉ ở chỗ bắt đầu của tảng đá.
Cụ già nói, "Có chuyện gì vậy? Lại đây, dũng cảm lên. Nếu anh sợ thế và run rẩy bên trong, cung thuật của anh không thể có giá trị lớn được, bởi vì chính tay anh sẽ cầm cung và chính tay anh sẽ cầm tên; chính trái tim anh sẽ phải được dùng trong nó. Nỗi sợ này... thử đi, cố gắng vào."
Anh ta bắt đầu bò trên bốn chi. Đứng và đi tiếp trên tảng đá đó, anh ta thấy không thể được. Hàng trăm thước là nguy hiểm thế; chỉ một bước sai và anh ta sẽ không bao giờ được tìm thấy. Bạn sẽ tan xương thành từng mảnh và bị ném qua toàn thể thung lũng.
Nhưng anh ta có thể đạt tới bằng việc bò chỉ tới chỗ giữa. Anh ta nói, "Hơn nữa thì tôi không thể làm được."
Cụ già cười. Cụ quay lại, đỡ cho anh chàng đứng dậy, và đưa anh ta trở về cây. Cụ nói, "Ta đã nói anh chỉ là chàng nghiệp dư thôi; bằng không đâu cần cung này và tên này. Bây giờ, nhìn ta đây: khi cung thủ trở thành hoàn hảo mắt người đó trở thành mũi tên, chính bản thể người đó trở thành cung."
Cụ nhìn lên đàn mười hai con sếu đang bay qua, và tất cả chúng sa ngay xuống đất. Cụ nói, "Nếu anh có thể làm cho dù một con chim sa xuống đất, chỉ bằng mắt anh, ta sẽ xác nhận cho anh."
Chàng thanh niên nói, "Điều đó là không thể được. Làm sao người ta có thể làm được nó?"
Cụ già nói, "Ta vừa mới làm điều đó xong đấy thôi, và không phải một đâu, cả mười hai con sếu đều chết, nằm trước anh kia."
Chàng thanh niên nói, "Cụ đúng; con đơn giản chỉ là người nghiệp dư. Con muốn được nhận làm đệ tử; con mốn học cung thuật."
Cụ già nói, "Điều đó có vẻ đúng. Ở đây đi."
Sau mười năm, cụ già nói, "Bây giờ con có thể quay về, nhưng đừng đi tới hoàng đế; về nhà đi. Ngày con đột nhiên nhận ra, khi thấy cung của con treo trên tường, rằng con không thể nhận ra nó là gì, đó là ngày con có thể đi tới hoàng đế."
Hoàng đế trở nên rất già, và ông ấy hỏi đi hỏi lại mãi với tể tướng, "Điều gì đã xảy ra cho anh thanh niên kia?"
Tể tướng nói, "Anh ta đã tới cụ già kia; thần đã theo dõi. Anh ta đang học, anh ta đã về nhà mình, và bây giờ anh ta đang đợi dấu hiệu để tới."
Hoàng đế nói, "Ta trở nên rất già rồi."
Một hôm, vài năm sau khi về nhà, người này nhìn lên chiếc cung trên tường và hỏi con mình, "Vật kia là cái gì thế?"
Đứa con trai nói, "Bố điên rồi sao? Đấy là cung của bố, kia là tên của bố."
Anh ta nói, "Cung à? Tên à? Ta là cung thủ sao?"
Đứa con nói, "Bố cười con à, hay giễu con? Hay bố lão suy rồi?"
Anh ta nói, "Không, thời gian đã tới. Ta phải vào gặp hoàng đế."
Đứa con hỏi, "Để làm gì?"
Anh ta nói, "Để được tuyên bố là người vô địch về cung thuật trong đất nước."
Anh ta đi tới hoàng đế. Tể tướng nói, "Anh có mang theo xác nhận không?"
Anh ta nói, "Tôi là sự xác nhận."
Họ đang ngồi trong vườn. Anh ta nhìn lên con chim đang bay xa xa trên trời, gần như không thấy được. Nhưng khi anh ta nhìn vào con chim, con chim rơi xuống chân hoàng đế.
Hoàng đế nói, "Đây là cung thuật hay loại ảo thuật nào đó sao?"
Người này nói, "Tôi không biết, nhưng đây là điều cụ già kia đã dạy cho tôi: rằng nếu ông là cung thủ hoàn hảo, ông không cần cung, ông không cần tên; mắt ông là đủ. Nếu ông là nhạc sĩ hoàn hảo, ông không cần nhạc cụ; im lặng của ông đủ là âm nhạc."

Trích từ "Tương lai Vàng"
Tác giả: Osho

PHIẾM: Giận


1) Trả thù tình: Nữ nha khoa nhổ sạch răng bạn trai


Hình minh họa

Để trả thù bạn trai cũ tội phụ tình, một nữ nha sĩ người Ba Lan đã nhổ sạch cả hàm răng của anh chàng khi anh ta đến điều trị sâu răng.
Quá tức giận việc tình cũ bỏ đi theo cô gái khác, nữ nha sĩ người Ba Lan Anna Mackowiak đã nhổ sạch hàm răng của bạn trai cũ là anh Marek Olszewski (45 tuổi) trong khi anh này đến phòng khám của cô để… điều trị chiếc răng sâu.
Sau khi tiêm cho tình cũ 1 liều thuốc mê khá mạnh, nha sĩ Anna thong thả nhổ từng chiếc răng của bạn trai cũ cho đến chiếc cuối cùng.


Khi tỉnh dậy, Marek thấy miệng của mình đã được băng bịt kín và cảm thấy trống trải. Tuy nhiên, cô người yêu cũ đã lập tức trấn an anh rằng đó chỉ là tác dụng phụ của thuốc gây tê.
Marek an tâm trở về nhà và ngủ ngon lành vào đêm ấy. Cho đến sáng ngày hôm sau khi tỉnh dậy, mở miếng băng trong miệng rồi nhìn vào gương, Marek không thể tin vào mắt mình vì toàn bộ hàm răng của anh đã không cánh mà bay. Ngay say đó, Marek Olszewski đâm đơn kiện cô người yêu cũ.


Biện minh cho hành động “trả thù” của mình, nữ nha sĩ Anna nói: “Tôi đã cố tập trung vào công việc của mình và không để cảm xúc lấn át, nhưng khi nhìn anh ta nằm đó, tất cả những gì tôi có thể nghĩ là: “Thằng khốn!”, và tôi quyết định nhổ sạch răng hắn”.
Sau khi sự việc bị phanh phui, Anna đã bị tước giấy phép hành nghề, còn anh chàng bạn trai Marek Olszewski bị cô người yêu mới “đá” với lý do không thể yêu nổi một người đàn ông không có… răng.

2) Phụ nữ thật dễ giận

Tôi chỉ nói có một câu mà bị vợ giận, cấm vận cả tuần !
Vợ bảo tôi đi mua cái chiếu trúc. Tôi vào siêu thị nhặt một cái đóng hộp vuông vức rồi ra tính tiền. Về nhà mở ra có vài mẩu trúc bị gãy. Vợ làu bàu:
- Chán anh thật đấy, đi mua hàng chẳng chọn kỹ gì cả. Lần trước mua cái ấm siêu tốc dùng một tháng cũng hỏng.
- Ừ! anh thừa nhận mình chọn gì cũng đại khái. Đến chọn vợ cũng đại khái nữa mà...
Tôi gật đầu lia lịa biết lỗi thế mà vợ vẫn giận.
Bóng đèn trong phòng ngủ không sáng. Tôi loay hoay tháo bóng ở phòng khách lắp thử vào xem hỏng do bóng hay do đường dây điện. Cuối cùng tôi vẫn phải đi mua thêm một bóng đèn nữa và sửa điện ở cả phòng ngủ lẫn phòng khách.
Vợ bị sai giữ cầu thang cho tôi sửa điện nên tỏ ra bực bội:
- Sao anh còn tháo bóng ở phòng khách làm gì? Hóa ra anh ngốc thật.
- Thế giờ em mới biết là anh ngốc à? Anh biết mình ngốc từ cái hôm lồng tay vào nhẫn cưới ấy.
Tôi đã cười rất tươi thế mà vợ vẫn giận.
Vợ đọc một bài báo nói về ảnh hưởng của bố mẹ tới con cái, tóm tắt lại cho tôi:
- Khoa học chứng minh con thừa hưởng trí thông minh của mẹ và nét đẹp của bố...
- Thảo nào thằng Bo nhà mình đi học toàn bị cô chê dốt.
Tôi đã đồng tình với vợ thế mà vợ lại giận.
Cuối tuần vợ chồng tôi trốn con đi ăn chân gà nướng. Vợ gặm mãi cái chân gà không xong, e thẹn bảo:
- Con gà này già quá em ăn không nổi.
- Còn anh thì gà già cũng không vấn đề gì. Cả đời anh đã quen ăn thịt già rồi
Tôi buột miệng nói không hề có ý ám chỉ vợ lớn tuổi hơn mình, thế mà vợ vẫn giận.
Vợ hỏi:
- Đố anh biết đàn ông hay phụ nữ ai thông minh hơn?
- Chắc là phụ nữ thông minh hơn.
Vợ có vẻ hài lòng. Tôi được đà nói tiếp:
- Phụ nữ thông minh nên em mới lấy được người như anh còn đàn ông ngốc nghếch nên...
Tôi chưa kịp nói hết câu thì vợ đã hầm hầm đứng dậy và bỏ đi.

(ST)

ĐỘC HÀNH

Trăng hạ huyền chếch trên đầu ngọn thông cuối đường. Một mình giữa đêm. Trụ đèn kiên nhẫn đứng thẳng và im lặng; bên cạnh cây bạch đàn cao ngất đang lao xao trước gió. Đèn vàng lay lắt tỏa bóng trong màn sương. Màu bông giấy đỏ rực dưới nắng mai, giờ trở nên tím sẫm. Con mèo lầm lũi, bước nhẹ trên mái nhà ai. Hoa một đóa, nở trong vườn đêm tịch mịch. Mùi cỏ dại phảng phất đâu đây. Trong phút giây bỗng thấy đời thênh thang, vô cùng.

blankChẳng có gì đơn độc sinh ra, tồn tại, chuyển động, và biến mất giữa cõi đời. Chẳng có gì gọi là độc hành, độc lập, độc bộ, độc cư, cô thân, cô độc, cô đơn… Tất cả sự sinh xuất, chuyển động đều là sinh xuất, chuyển động của tổng thể, của những tập hợp các nhân duyên, các điều kiện. “Núi không là núi; sông không là sông.” (1) Chẳng có gì có thể tự sinh ra; chẳng có gì có thể được sinh ra từ một nguyên nhân (duy nhất) khác; chẳng có gì có thể vừa được sinh ra bởi chính nó và cùng lúc từ một nguyên nhân khác; cũng chẳng có gì có thể sinh ra mà không cần nguyên nhân nào cả. (2)
Thế nhưng trong đời sống thực tế, người ta vẫn thường cho rằng, hoặc mặc nhiên xác tín rằng, họ đã sinh ra và tồn tại như một cá thể độc lập; có riêng một thể xác, tâm hồn và tên họ, thủ đắc những sở hữu phụ thuộc (như tài sản, tài năng, sắc đẹp, danh vọng…); từ đó dẫn đến những khổ đau, hệ lụy cho mình, cho người, và cho cả cuộc đời. Chỉ đến khi, do một biến cố hay thảm họa nào đó, bị vuột mất tất cả những gì đinh ninh là của mình, thuộc về mình, mới nếm được nỗi thống khổ cùng tận (mà mình đã từng gieo đến cho kẻ khác) để rồi chạy đôn chạy đáo, tìm đến tập thể; đồng hóa mình với một tổ chức, nhằm cứu vãn sự tồn tại của bản ngã thông qua phóng ảnh của tổ chức ấy. Nghĩa là trong mộng tưởng, lại vẽ vời thêm mộng tưởng; nơi chiếc giẻ rách, lại vá thêm miếng giẻ rách. Sự vay mượn, vá víu, chẳng thể nào là giải pháp hay cho sự tìm cầu giá trị tự thân và hạnh phúc chân thật của cuộc tồn hữu.
Như vậy, có chăng sự độc hành của lữ thứ trên mộng dài xa quê, ngang qua cuộc đời chập chùng khổ đau, phiền lụy? Có chăng bước độc hành của thiền giả trên đường về cố quận bồng bềnh mây trắng?
Vẫn có đấy. Mỗi bước chân nở từng đóa sen; hay đường sen nở, đón mỗi bước chân êm. Bước chân ấy, không có người khởi động, không có động tác bước đi, không có thời gian diễn ra bước đi, không có con đường. Kẻ độc hành, vô ngã; một mình cất bước mà cùng ba cõi chạm đến khung trời tự tại thênh thang.
________________

(1) Thiền sư Duy Tín, một thiền sư Trung Hoa, đời Tống, từng nói “Trước khi học đạo, thấy núi là núi, sông là sông. Đang lúc học đạo, thấy núi không là núi, sông không là sông. Sau khi ngộ đạo, thấy núi vẫn là núi, sông vẫn là sông.” Phát biểu này được xem như một khẩu quyết, một chỉ nam tóm thâu kiến giải và trình tự liễu ngộ về Thiền.

(2) Chư pháp bất tự sinh. Diệc bất tùng tha sinh. Bất cộng bất vô nhân. Thị cố tri vô sinh. Các pháp không thể tự sinh; không sinh từ pháp khác; không sinh bởi cả hai (tự và tha) hợp lại; cũng không thể tự nhiên mà sinh (vô nhân – không có nhân); vì vậy nên biết rằng các pháp vốn không sinh (chẳng có gì thực sự sinh ra). (Bài kệ thứ 3 của Trung Luận)

Vĩnh Hảo

Chiếc giày đánh rơi của Gandhi (Gandhi’s ropping Shoe)




Gandhi đã có một hành động thật cao quý bởi trong sự mất mát của bản thân như thế, ông vẫn có thể nghĩ đến người khác.
Mint

(Dịch từ Indiachild)



Xe lửa bắt đầu chuyển bánh. Gandhi nhảy vội lên tàu. Một chiếc giày của ông rơi xuống. Gandhi không thể nào nhảy xuống để nhặt nó trong khi tàu chạy càng lúc càng nhanh. Trước sự sững sờ của mọi người, Gandhi...đã tháo luôn chiếc giày còn lại và ném về phía chiếc giày kia.
Hành khách trên tàu lấy làm lạ về hành động kỳ quặc của ông. Gandhi mỉm cười và giải thích: “Nếu có một người nghèo nào lượm được chiếc thứ nhất, họ có thể tìm thấy chiếc thứ hai và sẽ xài được đôi giày của tôi”.
Chúng ta thường ít nghĩ đến người khác mà chỉ nghĩ về bản thân mình. Khi chúng ta bị mất mát, điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến là những thiệt thòi và bất hạnh của mình. Chúng ta mất quá nhiều thì giờ cho sự tiếc nuối, than thở, chán nản, thậm chí trở nên cáu gắt và bực bội vì những rủi ro xảy ra. Gandhi đã có một hành động thật cao quý bởi trong sự mất mát của bản thân như thế, ông vẫn có thể nghĩ đến người khác.
Hành động của Gandhi chứng tỏ việc nghĩ đến người khác đã trở thành một phần trong tư tưởng và nguyên tắc sống của ông. Nếu trong những lúc bình an và thành công mà chúng ta còn không quan tâm lo lắng cho những kẻ bất hạnh hơn mình thì liệu khi gặp khó khăn, mất mát, ta có thể làm được điều đó hay không?
Xung quanh ta có biết bao nhiêu người khó khăn. Họ đang cần sự giúp đỡ. Những gì họ thiếu thốn không phải lúc nào cũng là vật chất, mà đôi lúc chỉ là một lời động viên an ủi.

Thế giới của chúng ta sẽ hạnh phúc biết bao nếu mỗi người không chỉ chăm lo về lợi ích riêng của mình mà còn chăm lo về lợi ích của người khác nữa.


Gandhi’s ropping Shoe


As Mahatma Gandhi stepped aboard a train one day, one of his shoes slipped off and landed on the track. He was unable to retrieve it as the train was moving. To the amazement of his companions, Gandhi calmly took off his other shoe and threw it back along the track to land close to the first. Asked by a fellow passenger why he did so, Gandhi smiled. "The poor man who finds the shoe lying on the track," he replied, "will now have a pair he can use."
(ST)

Những điểm tương đồng giữa lục bát và quẻ dịch

Dân tộc nào cũng có một thể thơ, một điệu nhạc phù hợp với cách điệu cuộc sống của dân tộc đó. Lục bát là thể thơ hài hoà với nhịp đập của con tim, nếp nghĩ, cách sinh hoạt của người dân Việt Nam. Những truyện thơ vĩ đại nhất của Việt Nam như Truyện Kiều, Lục Vân Tiên đều được thể hiện bằng hình thức thơ Lục bát. Ca dao tiếng nói mang đầy âm sắc dân tộc cũng được chuyển tải bằng con thuyền Lục bát.



Thể thơ Lục bát do đâu mà có, xuất hiện từ thời nào? Quá trình hình thành và phát triển ra sao, thật khó có câu trả lời chính xác. Tuy nhiên có một điều đáng nói là giữa câu Lục bát và quẻ Dịch có những điểm tương đồng quá diệu kỳ. Khó có bằng chứng nói rằng Lục bát khởi nguyên từ Kinh Dịch, nhưng sao giữa một thể thơ và một quẻ Dịch tưởng chừng như xa lạ lại có quan hệ như huyết thống đến thế!
Lục bát là thể thơ gồm một câu 6 tiếng và một câu 8 tiếng, tiếng cuối câu lục vần với tiếng thứ 6 câu bát. Tiếng cuối câu bát lại vần với tiếng cuối câu lục tiếp sau. Về thanh, thường là tiếng thứ hai thanh bằng, tiếng thứ tư thanh trắc, tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám thanh bằng, còn các tiếng ở vị trí lẻ thì tự do theo luật "nhất, tam, ngũ bất luận". Nếu có tiểu đối ở câu lục thì có thể thay đổi thanh. Về thanh còn có luật cao - thấp. Nếu tiếng thứ sáu của câu bát là thanh ngang thì tiếng thứ tám của câu thơ ấy là thanh huyền và ngược lại.
Quẻ Dịch hình thành do sự kết hợp giữa các hào âm và hào dương. Có hai loại quẻ:
- Quẻ đơn gồm có ba hào, có tất cả 8 quẻ đơn Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài.
- Loại quẻ kép gồm có 6 hào, có tất cả 64 quẻ kép.
Trước hết hãy nói về câu Lục.
Câu Lục có 6 tiếng tức là 6 đơn vị tương đồng quẻ kép có 6 hào cũng là 6 đơn vị.

Để tạo nhạc điệu trầm bổng cho thơ, Lục bát sử dụng 6 dấu giọng: không dấu, huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã. Có hai loại thanh.
Thanh bằng: ngang (không dấu) và huyền. Loại này tương ứng với hào âm trong Kinh Dịch
Thanh trắc: sắc, nặng, hỏi, ngã. Loại này tương đương với hào dương trong Kinh Dịch.
Thơ Lục bát chính thể phải tuân theo luật bằng trắc.
Lục Bát luật bằng, chữ thứ 2, 6, 8 thanh bằng; chữ thứ 4, 7 thanh trắc.
Ngày xưa Lục Bát được viết bằng chữ Nôm, câu thơ được viết theo chiều dọc chứ không viết theo chiều ngang như với mẫu tự La tinh ngày nay. Nên về hình thức câu Lục càng có dạng sát với dạng quẻ Dịch hơn:
Chữ Hào
(hào âm --), (Hào dương ----)
Trăm --
năm --
trong --
cõi ----
người --
ta --
(câu Lục này về hình thức tương đương quẻ Địa Sơn Khiêm)
Đã ----
đày --
vào --
kiếp ----
phong --
trần --
(câu Lục này về hình thức tương đương quẻ Thuần Cấn)
Lục bát thường dùng cơ số chẵn (6, 8), thiên về luật bằng (chữ thứ 2, 6, 8 thanh bằng) nghĩa là thiên về âm hơn dương. Âm thuộc về đất, về mẹ cho nên Lục bát chính là mảnh đất màu mỡ cho tình cảm đơm hoa kết trái, là thể thơ đắc dụng cho loại thơ trữ tình.
Câu Lục thường có nhịp đôi 2/2/2:
Chập chờn / cơn tỉnh / cơn mê
Người đâu / gặp gỡ / làm chi
Còn non / còn nước / còn dài
Đội trời / đạp đất / ở đời
Trong một quẻ Dịch cũng thường chia làm 3 vế hay 3 đoạn. Mỗi đoạn có 2 hào. Hào 6 và hào 5 (kể từ dưới lên) thường nói về trời (thiên). Hào 4 và hào 3 thường nói về người (nhân). Hào 2 và hào 1 thường nói về đất (địa). Dưới đây là quẻ Càn:
Hào 6: Kháng long hữu hối (Rồng lên cao quá, có hối hận)
Hào 5: Phi long tại thiên, lợi kiến đại nhân (Rồng bay lên trời, có lợi khi gặp đại nhân)
Hào 4: Hoặc dược tại uyên, vô cữu (Hoặc nhảy, hoặc nằm vực sâu, không lỗi)
Hào 3: Quân tử chung nhật càn càn, tịch dịch, nhược, lệ, vô cựu (Quân tử suốt ngày cứng cõi, chiều tối vẫn thận trọng lo sợ, không lỗi)
Hào 2: Hiện long tại điền, lợi kiến đại nhân (Rồng hiện ra ruộng,có lợi gặp đại nhân)
Hào 1: Tiềm long vật dụng (Rồng còn ẩn náu, chớ dùng)
Ta thấy ở quẻ này phân đoạn 2/2/2 rất rõ. Hào 1 và hào 2 có chữ điền là ruộng, rồng hiện ở ruộng, chỉ đất (đạp đất). Hào 3 và 4 có chữ quân tử, người quân tử suốt ngày phải cứng cõi chỉ người (ở đời). Hào 5, hào 6 có chữ Thiên, rồng bay lên trời, chỉ trời (đội trời). Câu thơ "đội trời, đạp đất, ở đời" của Nguyễn Du về hình thức có điểm tương đồng với quẻ Dịch.
Khi có tiểu đối, câu Lục được viết theo nhịp 3/3. Lúc này thì chữ thứ hai có thể biến luật, bằng có thể đổi thành trắc:
Mai cốt cách / tuyết tinh thần
Làn thu thuỷ / nét xuân sơn
Đau đớn thay / phận đàn bà
Quẻ kép 6 hào, gồm hai quẻ đơn 3 hào, như vậy về hình thức cũng tương đồng với câu Lục 3 / 3, như quẻ Địa Sơn Khiêm gồm quẻ Địa và quẻ Sơn, quẻ Thuần Cấn gồm quẻ Cấn (đơn), quẻ Thuần Càn gồm hai quẻ Càn (đơn).
Khi câu Lục ở dạng 3 / 3 câu thơ sẽ tạo thành một cặp tiểu đối, như câu "Làn thu thuỷ, nét xuân sơn" có hai vế đối nhau, từng chữ đối nhau:
Làn / nét, thu / xuân, thuỷ / sơn.
Đối cũng là tố chất đặc biệt của Dịch, trong 8 quẻ đơn, các quẻ đối nhau từng đôi một:
Càn (trời) / Khôn (đất)
Khảm (nước) / Ly (lửa)
Tốn (gió) / Chấn (sấm)
Cấn (núi) / Đoài (đầm)
Có thể thấy sau đây mấy dạng tương đồng:
Sương -- / ---- Tuyết
In -- / -- pha
mặt ---- / -- thân
(quẻ Lôi) / (quẻ Sơn)
(Theo Dịch đây là quẻ Lôi Sơn Tiểu quá, quẻ Lôi là lật ngược của quẻ Sơn)
Mai -- / ---- Tuyết
cốt ---- / -- tinh
cách ---- / -- thần
(quẻ Trạch) / (quẻ Sơn)
(Quẻ Trạch Sơn Hàm, Trạch (đầm) đối với Sơn ( núi), âm đối với dương,bằng đối với trắc).
Điều thú vị là đôi khi ngẫu nhiên mà ý của câu thơ với nghĩa của quẻ lại hô ứng với nhau cách kỳ lạ, nhất là đối với thiên tài Nguyễn Du, sự trùng hợp như thế này không chỉ xuất hiện một lần.
Cách thay đổi tiết tấu, độ bổng trầm, lực âm dương trong câu lục làm cho nhạc tính đồn dập hơn, tha thiết hơn khiến câu thơ giàu thi ảnh, hiệu ứng cảm thụ cao hơn, như câu "Đau đớn thay, phận đàn bà" không những hay về ý mà còn phong phú về âm. Câu này nếu chuyển qua dạng quẻ là quẻ Thuỷ Sơn Kiển, nghĩa của quẻ là gặp nạn, gặp khó khăn, nguy hiểm.
Khi nỗi đau đớn của Kiều lên đến tột đỉnh, Nguyễn Du sử dụng độ bằng trắc tương ứng cấu trúc quẻ Sơn, thể hiện nỗi khổ của Kiều càng ê chề hơn:
Ối Kim lang, hỡi Kim lang (hai quẻ Sơn)
Đã đày vào kiếp phong trần (hai quẻ Sơn)
Bắt phong trần, phải phong trần (hai quẻ Sơn)
Kiếp hồng nhan, có mong manh (hai quẻ Sơn)
( t b b / t b b )
(---- -- -- / ---- -- -- )
Câu thơ vút lên như tiếng thét rồi đổ xuống theo độ bổng trầm, dương đổ xuống âm, có hình dáng thế núi của quẻ Sơn, như những nỗi khổ chồng chất đè nặng trên kiếp người vừa gợi ý, vừa gợi thanh vừa gợi hình, rất sinh động.
Câu "Dặm khuya ngắt tạnh mù khơi" là gồm quẻ Hoả và quẻ Sơn tức quẻ Hoả Sơn Lữ, chữ lữ trong chữ lữ khách, chỉ kẻ xa nhà, ý câu và nghĩa quẻ thật phù hợp với nhau.
Lúc Thuý Kiều bị đày ra Quan Âm Các, Nguyễn Du viết:
Có thảo thụ, có sơn hồ,
Cho nàng ra đó giữ chùa chép kinh.
thì câu lục có dạng quẻ Thiên Sơn Độn, Độn nghĩa là đi trốn, đi ở ẩn. Nguyễn Du ít khi dùng một vế có ba thanh trắc, thế mà ở đây nhà thơ lại viết như vậy, có phải là ngẫu nhiên chăng?
Tam Hợp đạo cô nói về kiếp nạn của Thuý Kiều:
Hết nạn ấy, đến nạn kia
Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần
Thì câu lục được cấu tạo theo dạng quẻ Thiên Phong Cấu. Cấu là gặp.
Lúc Thuý Kiều lọt vào tay Bạc Bà, Nguyễn Du đã viết:
Khéo oan gia, của phá gia
Câu này tương ứng dạng quẻ Sơn Phong Cổ. Cổ có nghĩa là đổ nát.
Lần đầu tiên, Kim Trọng gặp Thuý Kiều, Nguyễn Du hạ bút:
Người quốc sắc, kẻ thiên tài
Kim Trọng hợp hôn với Thuý Vân, tác giả khen:
Người yểu điệu, khách văn chương,
hai câu Lục trên đều có dạng quẻ Trạch Sơn Hàm. Hàm là cảm nhau. Và cả câu Lục:
Càng yêu vì nết, càng say vì tình,
Thêm nến giá, nối hương bình,
cũng là dạng Trạch Sơn Hàm.
Về câu Bát
Câu Bát thường có nhịp 2/2/2/2 hay 4/4.
8 quẻ đơn trên vòng Hậu Thiên Đồ, đọc theo thứ tự tiết điệu chẳng khác gì câu Bát: Càn Khảm / Cấn Chấn / Tốn Ly / Khôn Đoài.
Tám quẻ đơn thường chia làm hai loại: 4 quẻ Dương (Càn, Khảm, Cấn, Chấn) đối với 4 quẻ Âm (Khôn, Ly, Tốn, Đoài), hào âm đối với hào dương. (4/4)
Trên vòng Tiên Thiên Đồ, 8 quẻ đơn cũng được chia thành 2 vế: Càn Đoài Ly Chấn và Tốn Khảm Cấn Khôn. Các quẻ này đối nhau qua tâm:
Càn / Khôn, Đoài / Cấn, Ly / Khảm, Chấn / Tốn.
Câu Bát có khi cũng được ngắt theo nhịp 4/4 và thường đối nhau theo vế:
Khuôn trăng đầy đặn / nét ngài nở nang
Mây thua nước tóc / tuyết nhường màu da
Hoa ghen thua thắm / liễu hờn kém xanh
Chúng ta sống trong thế giới của sóng và hạt. Mỗi thanh điệu đều gây chấn động, tác động đến mỹ cảm của con người.
Kinh Dịch thể hiện trí tuệ tuyệt vời của nhân loại, hầu như đã nắm bắt được quy luật vận hành của vũ trụ, trong đó có luật âm dương tương tác.
Nguyễn Du khi sáng tác Truyện Kiều cũng đã đạt đến mức cảm ứng hài hoà với quy luật thanh âm của vũ trụ, đã hoà nhập được với bước sóng của vũ trụ nên có nhiều mối đồng thanh tương ứng với Kinh Dịch, phải chăng nhờ thế mà nhà thơ đã thiết lập được nhiều điểm tương đồng giữa Truyện Kiều và Kinh Dịch, giữa quẻ Dịch và thơ Lục Bát.

Nguyễn Thiếu Dũng

Thứ Ba, 24 tháng 6, 2014

Gánh nặng khổ đau

Trong cuộc sống, chúng ta thường phàn nàn về những bất hạnh và khổ đau mà không biết rằng, đó chính là chiếc cầu "thập tự giá" giúp mình vượt qua những vực thẳm trên cuộc đời.
Mời các bạn cùng chiêm nghiệm và thưởng thức truyện tranh ngắn và đầy ý nghĩa dưới đây: 






















Câu chuyện cho ta thấy,  chàng trai trẻ đã không nhẫn nại để vượt qua những khó khăn trên con đường mà mình đang đi. Khi đến vực thẳm, anh không có cách nào vượt qua nó. Cũng như trong cuộc sống, chúng ta thường phàn nàn về những bất hạnh và khổ đau mà mình gặp phải. Đến khi những chuyện thống khổ xảy ra, chúng ta không có can đảm để đối diện và thường gục ngã. 
Thông qua câu chuyện trên, chúng ta học được một bài học sâu sắc mà Thầy Viên Minh đã dạy : "Cảnh khổ là nấc thang của bậc anh tài, là kho tàng cho người khôn khéo, và là vực thẳm cho kẻ yếu đuối”

Theo: Mục chia sẻ "Trung Tâm Hộ Tông"

CÔ BÉ ĂN XIN TRỞ THÀNH BÁC SĨ

TT - Cô bé ấy đã chấm dứt “truyền thống” hành khất của gia đình bằng nỗ lực lao động, học tập đến mức khó tả xiết. Và giờ đây cô đã là một bác sĩ.


Bác sĩ Nguyễn Thị Hiên khám bệnh từ thiện cho bà con ở quê nhà Đồng Luốc dịp tết 2014 - Ảnh do nhân vật cung cấp



Như truyện cổ tích

Cuộc đời bất hạnh của cô bé Nguyễn Thị Hiên (quê xóm Đồng Luốc, xã Kim Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) đã trở nên tươi sáng kể từ năm 2004.
Tuổi ấu thơ đã phải nằm trên lưng mẹ đi hành khất, chịu cảnh màn trời chiếu đất khắp các ga tàu, lều chợ, nhưng giờ đây Hiên đã trở thành bác sĩ đúng như khát vọng thời bĩ cực nhất của đời cô.
Hiên là thế hệ thứ tư trong một gia đình đi ăn xin. Từ ông bà đến cha mẹ và chị em Hiên đều đi ăn xin.
Khi bước qua tuổi thứ 8, Hiên đã cảm nhận được nỗi cay đắng, sự tủi nhục của kiếp hành khất nên nằng nặc đòi cha mẹ cho đi học bằng được.
10 năm trước, khi bài báo viết về Hiên trên Tuổi Trẻ đến với bạn đọc thì cô đang học lớp 11 Trường cấp III Yên Thành 3, nặng chưa đầy 32kg, người khô quắt nhưng có thể lao động cật lực như một nông dân thực thụ.
Hằng ngày Hiên vô rừng Kim Thành lượm củi rồi chở xuống chợ Gám, chợ Rộc xa 15 cây số bán 5.000 đồng một gánh để kiếm thêm tiền mua thuốc cho cha mẹ do đau ốm không đi hành khất được.

Từ xóm Đồng Luốc đến giảng đường đại học

Ngày nắng, ngày mưa vẫn lầm lũi với bó củi và chiếc xe đạp cà tàng nhưng vẫn không thoát khỏi cuộc sống khó khăn nên Hiên tìm cách gặp ông Trương Ngọc Long, xóm trưởng xóm Đồng Luốc, để xin nhận sáu sào ruộng. Hiên năn nỉ:“Giống má, phân bón chú cho cháu vay, còn việc cày cấy cháu sẽ làm, đến mùa cháu trả nợ”.
Ông Long kinh ngạc trước đề xuất táo bạo này nhưng vẫn đồng ý dẫu biết việc làm ra hạt gạo giữa đồng đất vùng kinh tế mới Kim Thành hồi đó đâu có dễ dàng gì.
Chính vì sự lam lũ khác người ấy mà bà con xóm Đồng Luốc tấm tắc khen “nhà ông hành khất Nguyễn Ngọc Diêu (bố Hiên) có một cô con gái vàng”.
Chuyện đi học của Hiên được cô giáo chủ nhiệm Bùi Thị Hà hồi Hiên học lớp 1A (1993) nhớ lại: “Vào đầu năm học, tôi thấy một đứa bé gầy gò, lem luốc, rách rưới cứ đứng ở góc cửa lớp nhìn vào. Hỏi thăm mới biết hoàn cảnh của em nên tôi tìm đến nhà động viên gia đình để em được đến trường học. Tôi đã nhận em vào lớp của mình, không ngờ em sáng dạ lắm, luôn đứng nhất nhì lớp, lại hát hay nữa”.
Ba năm cấp II Hiên là học sinh xuất sắc của trường, học sinh giỏi của huyện. Ba năm cấp III đều đoạt giải khuyến khích môn sinh của tỉnh. Kỳ thi đại học năm 2005 Hiên đạt 23 điểm, đậu vào Trường ĐH Y Thái Nguyên.
Đây là giảng đường nghề nghiệp mà Hiên hằng mơ ước bước vào, bởi hồi bé cô từng chứng kiến trận dịch tả hoành hành cướp đi nhiều mạng sống người dân xóm nghèo Đồng Luốc.


Nguyễn Thị Hiên đi bán củi năm học lớp 11 - Ảnh tư liệu báo Tuổi Trẻ
"Bao nhiêu tấm lòng tốt đã cưu mang, làm thay đổi số phận cuộc đời tôi. Giờ đến lúc tôi phải biết cách trả ơn bằng những việc làm phù hợp với khả năng để tìm thấy sự an lòng" Nguyễn Thị Hiên

Nuôi tiếp ước mơ

Sau sáu năm được nhận học bổng tại Đại học Y Thái Nguyên, tháng 6-2011 Hiên ra trường với tấm bằng loại khá và là đảng viên trẻ mới được kết nạp. Không bằng lòng với tấm bằng bác sĩ của Đại học Y Thái Nguyên và một việc làm trước mắt, cô sinh viên nghèo này đã nộp đơn dự thi lớp bác sĩ nội trú tại Trường đại học Y Hà Nội.
Rất tiếc, cô thiếu 0,5 điểm để hoàn tất ước mơ. Cô về thành phố Vinh (Nghệ An)nộp đơn xin vào làm việc tại Bệnh viện đa khoa Cửa Đông thì ông Nguyễn Xuân Kiên - chủ tịch hội đồng quản trị - nhận ngay nhưng với điều kiện phải làm việc lâu dài ở đây.
Sau khi suy nghĩ cặn kẽ, Hiên nói lời biết ơn tấm lòng của ông Kiên, rồi quay về nhà gói ghém hành lý tìm vào TP.HCM để hoàn thành giấc mơ dang dở là phải thi bằng được bác sĩ nội trú. Những ngày đầu vào TP.HCM, Hiên thường bị lạc đường và thời gian tấm bản đồ trong tay sờn cũ cũng là thời gian thử thách ý chí của Hiên. Cô vừa phải làm thêm tại bệnh viện tư để kiếm tiền mưu sinh vừa nuôi ước mơ đeo đuổi khoa học.
Cuối năm 2011, cô nộp đơn vào học lớp định hướng chuyên khoa mắt tại Trường đại học Y Phạm Ngọc Thạch. Tháng 3-2013, Hiên thi tiếp vào Trường đại học Y dược TP.HCM với ba môn toán, tiếng Anh và chuyên ngành để làm luận án thạc sĩ.
Hiên nói tự tin: “Khi biết thi đậu rồi, tôi cảm thấy hài lòng vì mình đã dám dấn thân. Giờ đã hoàn thành đề cương, đến tháng 10-2015 tôi sẽ bảo vệ luận án thạc sĩ. Đây là chương trình mà các thầy giáo đều là giáo sư, tiến sĩ nên mình tranh thủ học hỏi được nhiều điều bổ ích cho nghề nghiệp. Bảo vệ thành công luận án thạc sĩ là không dễ nhưng trong gian khó mới cần có nghị lực”.
Khi biết được kết quả học tập của Hiên, bạn bè của cô đã gán cho cô biệt danh mới là Hiên “liều”. Thời gian đối với Hiên lúc này eo hẹp đến nỗi “tôi không có thời gian mua sắm quần áo mà chỉ đủ thời gian để đi chợ mua thức ăn”.
Bận bịu là thế nhưng Hiên còn chọn ngày thứ bảy, chủ nhật tham gia cùng các tổ chức nhân đạo đi khám bệnh tình nguyện tại các tỉnh thành như Huế, Bình Thuận, Củ Chi (TP.HCM) và An Giang... Cô còn tranh thủ về thăm quê để khám bệnh, phát thuốc cho các cụ cao tuổi ở quê hương Đồng Luốc.

VŨ TOÀN

3.000 bó củi và lời động viên của xã hội


Mái nhà tranh chỉ có bốn cái cột cong vênh của gia đình Hiên trước đây giờ đã được thay thế bằng ngôi nhà tình nghĩa của tỉnh Nghệ An cất cho. Cạnh nhà là đồi cây tràm do cha mẹ Hiên “làm kinh tế” hơn ba năm nay.
Năm 2004, sau khi bài báo ”Nàng tiên nhỏ trong gia đình cái bang” được đăng, ban công tác xã hội của báo Tuổi Trẻ đã đến Trường cấp III Yên Thành 3 ở xã Kim Thành trao 16.970.000 đồng tiền hỗ trợ của bạn đọc. Cầm số tiền trên tay, Hiên rưng rưng nói: “Mỗi gánh củi đi lượm trong rừng rồi chở qua 15 cây số chỉ bán được 5.000 đồng. Như vậy số tiền này sẽ giúp cháu có 3.000 bó củi mà không phải lao động. Một sự thật quá sức tưởng tượng của cháu”.
Nhắc lại ký ức này, Hiên nói: “Khi chưa có bài báo, có lúc tôi cố nhủ mình rằng gắng học hết cấp III rồi đi làm thuê. Nhưng sau bài báo thì hàng loạt sự kiện xuất hiện trên Tuổi Trẻ Online như “Tìm nàng tiên nhỏ ở đâu”, “Nàng tiên nhỏ - tấm gương sáng cho những mảnh đời bất hạnh”... với những lời động viên hết sức cảm động của những nhóm bạn sinh viên các trường đại học ở Hà Nội, TP.HCM, của các chú bộ đội và nhiều người tốt bụng khác”.
Hiên còn nhớ có người lặn lội đường xa đến nhà cô cho cái quạt, hai cái mền. Có người cho chiếc xe đạp còn ân cần dặn “chiếc xe mới dành để đi học, còn xe đạp cũ để đi bán củi”. Khi ra Bưu điện huyện Diễn Châu (Nghệ An) nhận quà, cô giao dịch viên hỏi quà của ai gửi thì Hiên không biết mà chỉ biết đó là bạn đọc của báo Tuổi Trẻ. Sự đùm bọc của cộng đồng xã hội khiến Hiên kiên quyết vượt qua mặc cảm để dấn thân vào sự học đầy gian lao phía trước, nhất là sáu năm học ở Trường ĐH Y Thái Nguyên.

Theo: Báo Tuổi Trẻ

Người đàn bà 10 năm ăn cám lợn nuôi chồng tàn tật cùng 4 con đại học


Cuộc sống nghèo khổ đến mức suốt 10 năm trời bà cố nhắm mắt nuốt cám để có sức cáng đáng gia đình. Vì tình yêu, người phụ nữ này đã làm tất cả mọi việc, để rồi giờ đây bà có thể mỉm cười khi thấy các con trưởng thành.

Hạnh phúc đẫm lệ


Người đàn bà đau khổ mà chúng tôi muốn nói đến là bà Tăng Thị Lộc (SN 1948, quê ở xã Diễn Xuân, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An). Bà Lộc sinh ra trong một gia đình nghèo, đông anh chị em ở xã Diễn Hạnh. Sau này khi lớn lên, bà từ chối tất cả mọi lời tỏ tình của các chàng trai mà quyết định gắn phận mình với người đàn ông tật nguyền trở về từ chiến tranh.
Chồng bà giờ đã mồ yên mả đẹp, nhưng mỗi khi nhớ lại, bà vẫn hằn in: “Chúng tôi quen nhau từ khi còn đi học. Thời đó, có một lần chân tôi bị bong gân, ông ấy đã cõng tôi 3km để về nhà, lúc đó đã thấy quý ông ấy rồi. Nhưng số phận trêu ngươi, trong chiến tranh, ông ấy bị thương rất nặng, cụt cả hai chân và một bàn tay. Nhưng tôi vẫn quyết tâm chọn lựa người đàn ông này. Khi tôi ngỏ ý muốn lấy làm chồng, ông ấy sốc lắm, cương quyết không chấp nhận vì sợ đời tôi sẽ khổ. Hồi đó, chính tôi đã cầu hôn ông ấy”.


Bà Lộc kể về những năm tháng ăn cám tích góp tiền nuôi con ăn học.

Gia đình nhà chồng cũng thuộc diện nghèo khó, đông anh em, vì vậy, đôi vợ chồng trẻ chỉ được bên nội chia cho miếng đất nhỏ xem như của hồi môn để dựng túp lều ở tạm. Chồng bị tật, mọi công việc đều một tay bà Lộc lo toan, gánh vác. Lấy chồng về bà mới thấm thía thế nào là nghèo, cơ cực và đói khát. Đã không ít lần bà rơi nước mắt khi vô tình nghe những lời bàn tán của dư luận: Ai bảo chảnh làm chi, không lấy chồng giàu, lại chọn cái thằng nghèo đói, bệnh tật, giờ thì sướng rồi nhé. Thử xem tình yêu của nó có nuôi sống nó không...
Cuộc sống càng khó khăn hơn khi lần lượt những đứa con ra đời. Bốn lần sinh con nhưng bà không biết thế nào là kiêng kị, là tẩm bổ cho bà đẻ. Sinh xong được vài ngày, bà gửi con cho bà nội để đi làm thuê lấy tiền thuốc thang cho chồng và nuôi con.
Nhiều năm trời, một mình bà chèo chống chăm sóc gia đình. Cứ mỗi đận bão về, bà Lộc lại phải vác thang trèo lên mái nhà, tìm mọi cách che chắn cho căn nhà xiêu vẹo của mình. Bà không nhớ biết bao lần, căn nhà bị bão đánh đổ, bà một mình đi dựng lại nhà. Có những mùa giáp hạt, bà phải nhắm mắt nuốt cám, ăn rau vặt trừ bữa, nhường phần cơm cho các con.


Bà Tám - em gái của bà Lộc kể về đức hy sinh của chị mình.
Không đầu hàng số phận

Bà Lộc kể, ngày xưa bà nổi tiếng là kẹt xỉn, chắc lép. Những người mẹ khác, đi chợ về mua bánh kẹo cho con ăn thoải mái, nhưng các con của tôi chưa bao giờ được ăn quà bánh đầy đủ.
Là người mẹ, ai chẳng thương yêu con, muốn cho con được ăn uống đầy đủ, được bằng bạn, bằng bè, nhưng vì hoàn cảnh, tôi đành phải làm vậy. “Nhiều hôm nghe hàng xóm bàn bán to nhỏ tôi keo kiệt, không cho con cái ăn uống đàng hoàng, lòng tôi nhói đau. Đến giờ, tôi vẫn thấy ân hận vì lúc đó chưa một lần được cho các con ăn bánh no nê”, bà nói.



Hai chị em bà Lộc.

Suốt nhiều năm trời bà không dám mua cho mình một cái áo mới. 4 đứa con của bà mỗi đứa cũng chỉ có một bộ quần áo, mặc hết năm này qua năm khác. Dù sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng nhờ sự thông minh vốn có, cộng với tính siêng năng, các em đều là những học sinh xuất sắc.
Cả đời bà kiên trì nuôi con ăn học, chẳng sợ khổ, chẳng sợ khó và chưa bao giờ biết chùn bước, nhưng cũng có lần bà tưởng phải đầu hàng trước cái nghèo, cái khó của mình.
Bà kể: “Năm con gái thứ 3 thi đỗ vào cấp 3, tôi vừa mừng, vừa lo. Mừng vì thấy con gái mình giỏi giang, lo vì lúc ấy 2 đứa con lớn đều đang học đại học ở Vinh. Một hôm, hai mẹ con đang đi làm ngoài đồng, tôi có nói với nó chuyện nghỉ học, nó cúi gằm mặt xuống rồi dạ lí nhí. Sau đó, nó xin phép về nhà trước vì hơi mệt. Nhìn dáng nó thất thểu bước đi giữa cánh đồng nắng chang chang, tôi nhìn theo con mà khóc nức nở. Dù thương nó, nhưng tôi biết sức mình không thể cáng đáng nổi.


Hiện nay, dù cuộc sống đã bớt khổ, nhưng hàng ngày bà vẫn giúp người con út lo việc nhà.

Đến khi hai anh chị của nó trong Vinh biết, bắt xe về nhà nói chuyện: “Mẹ hãy để cho em nó được đi học, khó khăn, cả gia đình cùng san sẻ, chúng con sẽ cố gắng tiết kiệm”. Rồi bà cũng quyết định cho tất cả mấy đứa ăn học tới cùng. Không ngại khó ngại khổ, bà chắt chiu từng đồng để nuôi con ăn học. Thời điểm đó, người ta chu cấp mỗi tháng cho con tiền trăm, tiền triệu nhưng với con bà chỉ được 50 nghìn tiền ăn/tháng. Mỗi ngày con của bà Lộc chỉ dám ăn 500 đồng tiền cơm, canh miễn phí.
Chuyện bà Lộc gần chục năm ăn cám lợn, tích góp tiền nuôi chồng bệnh tật và 4 đứa con học đại học khiến nhiều người cảm phục. Nhưng khi nhắc đến chuyện này, bà chỉ cười hiền rồi nói: “Nghĩ đến các con, tôi cố gắng nuốt vào bụng cám thường ngày cho lợn ăn để lấy sức khỏe mà làm việc. Ơn trời, dù ăn uống kham khổ nhưng tôi vẫn đủ sức nuôi chồng, con. Nhưng có lẽ vì ăn cám mà giờ đây tôi bị bệnh đau dạ dày hành hạ”.
Hiện nay, các con bà Lộc đã phương trưởng, công việc p8ổn định. Bản thân bà không còn phải vất vả như xưa nhưng hàng ngày bà vẫn giúp đứa con út chăm lo việc nhà. Thỉnh thoảng mấy đứa con sinh cháu, bà lại tất bật khăn gói đi chăm sóc. Hạnh phúc nhất của đời bà là được nhìn thấy con cái trưởng thành.

Thứ Hai, 23 tháng 6, 2014

Slideshows: Cho đi nào có mất - Cảnh đẹp ở Berlin (Đức Quốc)







Của Trời trả cho Đất 
Bàn tay luôn mở ra 
Cho đi nào có mất 
Mất vì giữ cho ta!
(Thiền Sư Viên minh)

Đôi khi chúng ta cảm thấy cuộc đời này thật bất công! Chúng ta đã cho đi quá nhiều mà không nhận lại được bao nhiêu... Thật ra không có sự bất công nào đối với chúng ta ở đây hết,
Cuộc đời này là một vòng tròn, có chăng sự là nhận lại từ người khác chỉ là đến sớm hay muộn với chúng ta mà thôi và cái quan trọng là chúng ta có mở rộng lòng mình để nhận nó hay không!
Thực ra, Khi chúng ta cho đi là chúng ta đã nhận được nhiều hơn thế, đó là những niềm vui vô hình mà chúng ta không chạm vào được.
Tất cả chúng ta sinh ra và tồn tại trên đời này đều mắc nợ nhau. Cho đi, nhận lại là hình thức luân phiên để trả nợ lẫn nhau.
Khi chúng ta cho đi những điều tốt đẹp thì bạn sẽ nhận được sự bình yên trong tâm hồn...
"Cho” không có nghĩa là khi chúng ta có đầy đủ về vật chất mới có thể giúp đỡ người khác, mà chỉ cần một lời hỏi han, một lời động viên đúng lúc giúp người khác trong lúc túng quẫn, xa cơ lỡ vận để có thêm sức mạnh, niềm tin và nghị lực sống.
Chúng ta
 biết lắng nghe ai đó chia sẻ những khó khăn hay muộn phiền nào đó, chính là chúng ta làm phương tiện để giúp người ấy quay nhìn lại chính họ ...v...v...
Cho đi là chúng ta đã tự yêu thương lấy chính bản thân mình. chúng ta đã hòa vào dòng chảy của cuộc sống, của đời người.
Đời người như dòng sông, như cuộc sống hoà tan với thời gian, luôn trôi đi nhưng không ngừng đổi mới, mãi biến chuyển nhưng muôn đời vẫn thế.
Tất cả dòng sông rồi sẽ đi về biển, từ biển bao la sẽ rót vào những dòng sông mênh mông tràn đầy, mạch luân lưu không ngơi nghỉ ấy là cuộc sống. Sẽ không bao giờ có cái chết vì nơi tận cùng cũng là khởi thủy cho những mầm sống mới ...

Có câu chuyện cho và nhận rất hay:

Một người đàn ông bị lạc giữa một sa mạc rộng lớn. Ông mệt lả và khát khô, sẵn sàng đánh đổi bất kì cái gì chỉ để lấy một ngụm nước mát.
Đi mãi đi mãi, đến khi đôi chân của ông đã sưng lên nhức nhối, ông thấy 1 căn lều: cũ, rách nát, không cửa sổ.
Ông nhìn quanh căn lều và thấy ở 1 góc tối, có 1 cái máy bơm nước cũ và rỉ sét. Tất cả trở nên lu mờ đi bên cạnh cái máy bơm nước, người đàn ông vội vã bước tới, vịn chặt vào tay cầm, ra sức bơm. Nhưng không có 1 giọt nước nào chảy ra cả.
Thất vọng, người đàn ông lại nhìn quanh căn lều. Lúc này, ông mới để ý thấy 1 cái bình nhỏ. Phủi sạch bụi cát trên bình, ông đọc được dòng chữ nguệch ngoạc viết bằng cách lấy viên đá cào lên: “Hãy đổ hết nuớc trong bình này vào cái máy bơm. Và trước khi đi, hãy nhớ đổ nước đầy lại vào chiếc bình này”.
Người đàn ông bật cái nắp bình ra, và đúng thật, trong bình đầy nước mát. Bỗng nhiên, người đàn ông rơi vào 1 tình thế bấp bênh. Nếu ông uống ngay chỗ nước trong bình, chắc chắn ông có thể sống sót. Nhưng nếu ông đổ hết nước vào cái bơm cũ gỉ, có thể nó sẽ bơm được nước trong lành từ sâu trong lòng đất – rất nhiều nước.
Ông cân nhắc khả năng của cả hai sự lựa chọn: nên mạo hiểm rót nườc vào máy bơm để có nguồn nước trong lành hay uống nước trong cái bình cũ và coi như không đọc được lời chỉ dẫn? Dù sao, lời chỉ dẫn không biết đã ở đó bao lâu rồi và không biết có còn chính xác nữa không…
Nhưng rồi cuối cùng, ông cũng quyết định rót hết nước váo cái máy bơm. Rồi ông tiếp tục nhấn mạnh cái cần của máy bơm, một lần, hai lần ….chẳng có gì xảy ra cả! Tuy hoảng hốt, nhưng nếu dừng lại, ông sẽ không còn một nguồn hy vọng nào nữa, nên người đàn ông kiên trì bơm lên xuống, lần nữa, lần nữa …. nước mát và trong lành bắt đầu chảy ra từ cái máy bơm cũ kỹ. Người đàn ông vội vã hứng nước vào bình và uống.
Rồi ông hứng đầy bình, dành cho người nào đó có thể không may mắn bị lạc đưòng như ông và sẽ đến đây. Ông đậy nắp bình, rồi viết thêm 1 câu dưới dòng chữ có sẵn trên bình: “Hãy làm theo chỉ dẫn. Bạn phải cho trước khi bạn có thể nhận.” 

Khi làm xong ông cm thy tâm hn tht an vui hnh phúc..."

Mọi thứ trong cuộc đời đều có giá của nó. Khi chú
ng ta cho đi là chúng ta tạo được những điều kỳ diệu của cuộc sống. 

(ST)

GIẤC MƠ XUÂN


Ca dao Việt Nam có câu: "Đố ai nằm ngủ không mơ? " Câu ấy mang ngầm ý nghĩa là ai ngủ thì cũng mơ cả. Vậy mà có nhiều người nói rằng họ không biết mơ là gì, hay ít nhất dù có mơ, tỉnh dậy cũng không nhớ gì hết. Tôi không biết những người ấy nghĩ gì; riêng tôi thấy tiếc cho họ, vì trong mơ có nhiều cái dễ thương lắm.
Tôi thì... may mắn có ''khả năng'' mơ và ''khả năng'' nhớ những giấc mơ của mình. Tôi mơ... giỏi đến độ nhắm mắt lại là mơ, mà ngủ... gật cũng mơ luôn. Tôi còn có khả năng "mơ lại", tức là là mơ cùng một giấc mơ nhiều lần; lại có khả năng ''mơ tiếp'' nữa: đêm hôm trước mơ một đoạn, đêm hôn sau mơ thêm đoạn kế tiếp, y như truyện đăng từng kì trên nhật báo vậy! Lắm lúc tôi cũng băn khoăn tự hỏi mình làm gì mà mơ lắm thế.
Khi mong ước một điều gì mình chưa có, ta gọi là ''mơ''. Nằm ngủ chiêm bao cũng gọi là ''mơ''. Như thế, người ta tự hiểu rằng giấc mơ trong khi ngủ phản ảnh phần nào suy tư khát vọng của mình. Khi chuyện không xảy ra trong đời sống thực được, người ta đem nó vào giấc mơ. Tôi thương nhớ ai mà không gặp được ngươi đó, tôi đem người đó vào giấc mơ và tôi gặp gỡ họ trong giấc mơ ấy. Tôi mong làm được việc này chuyện nọ mà chưa làm được; trong giấc mơ, tôi làm được tất cả những chuyện đó. Bởi vậy, biết bao người khi mơ thì muốn mơ luôn không đậy nữa, hoặc đã lỡ dậy rồi thì nuối tiếc giấc mơ. Tôi nhớ đến câu hát: "Tôi đang mơ giấc mộng dài, đừng lay tôi nhé cuộc đời chung quanh." Ở đây, tôi không có ý nới tới những giấc mơ hãi hùng mà người ta gọi là ''ác mộng''.
Tuy nhiên, giấc mơ không phải chỉ phản ảnh những ước mơ trong cuộc sống thực tế hoặc do sự thúc ép của tiềm thức vô thức. Giấc mơ nhiều khi là một lời nhắn bảo, hay một điềm báo. Thánh Giuse, trong giấc mơ, đã thấy thiên thần hiện đến và dặn dò Người phải đem Maria và hài nhi Giêsu sang Ai Cập lánh nạn (Mạt 2: 13). Giuse trong Cựu ước cũng đã giải mộng cho Pharaon, để biết được những điều sắp xảy đến cho đất nước Ai Cập (Kn 41: 17-32).

Tôi không tin những giấc mơ bao giờ cũng là điểm báo một chuyện gì. Bận tâm với những gì xảy ra trong mơ, người ta sẽ rụt rè e sợ không đâu và vì thế làm hư chuyện thực sự phải làm trong đời sống thực tế. Tôi cũng không phải là người giải mộng, không phải là nhà tâm lí để đi tìm những ẩn ức của chính mình, được thể hiện trong giấc mơ. Tôi cũng không dựa vào những điều thấy trong mơ để mua vé số hay đánh số đề! Tuy nhiên, tôi hay tìm ý Chúa qua những giấc mơ. Chúa để cho mọi chuyện xẩy đến cho tôi, thì giấc mơ của tôi cũng không ngoài ý Chúa.
Có những giấc mơ tôi thường mơ đi mơ lại nhiều lần. Một trong những giấc mơ đó là giấc mơ ''lượm bạc cắc''. Trong mơ, tôi thấy trên đường đi, những ai đó đã làm rớt không biết bao nhiêu là bạc cắc. Đụng đâu cũng thấy, nhìn đâu cũng có. Và tôi cúi lưng xuống nhặt, nhặt thỏa thích; nhét đầy túi mà nhìn xuống đất cũng vẫn còn. Có điều những đồng bạc cắc đó không sạch sẽ cho lắm, đồng thì đầy bụi đất, đồng thì dính bùn, đồng thì nằm trên đống rác... Tỉnh dậy, tôi thường băn khoăn tự hỏi: có phải mình đang sống cuộc sống tầm thường, là đà dưới đất; đang theo đuổi những mục tiêu thấp kém; đang cúi mình tìm kiếm những lợi lộc thấp hèn, những vinh danh phù ảo?
Có lẽ tôi chưa đứng thẳng dậy, hướng về phía trước, nơi có chân trời nạc sáng. Mắt tôi còn đang mê mải cúi xuống đất đen, kiếm tìm những đồng bạc cắc lấm láp rơi rớt đâu đó. Những băn khoăn và tra vấn lương tâm ấy khiến tôi phản tỉnh. Nếu trước bất cứ mọi chuyện, dù khi mơ hay lúc tỉnh, sau đó tôi đều biết đặt lại vấn đề và đối diện với lương tâm như thế, chắc tôi đã khá hơn nhiều lắm.
Một giấc mơ khác tôi cũng mơ đi mơ lại nhiều lần. Tôi gọi đó là ''giấc mơ trần truồng''. Trong mơ, tôi thấy mình trần truồng đi giữa những đám đông. Tôi vô cùng xấu hổ, trốnn đâu cũng không được, che đậy thế nào cũng không hết. Và tôi cứ phải đi như thế trước bao nhiêu con mắt dòm ngó của mọi người. Giấc mơ đó cũng khiến tôi nhiều khi tỉnh dậy cảm thấy băn khoăn. Thường tôi hay tư hỏi: lúc này tôi có đang hãnh diện, tự hào về một vài ''thành công'' tôi đạt được? Có phải tôi đang tự khoác cho mình đủ thứ hào quang lộng lẫy hay trang điểm cho mình bằng đủ thứ khả năng hay đức tính mà chưa chắc tôi đã thực sự có? Nếu quả tôi đang như vậy, thì qua ''giấc mơ trần truồng'', Chúa nhắc cho tôi biết tôi không là gì. Tôi sinh ra trần truồng và chẳng có gì đáng hãnh diện. Những gì tôi có là quà tặng Chúa gửi cho để tôi chia sẻ với anh chị em khác, nó không phải của riêng tôi, hay của chính tôi, nên tôi không có lí đo gì để hãnh diện.
Tôi còn nhiều giấc mơ khác nhưng kể ra đây thì dài dòng lắm. Tôi muôn bạn nhìn về giấc mơ của bạn. Chẳng biết bạn có ''khả năng'' mơ nhiều và nhớ nhiều như tôi không, nhưng ít nhiều chắc cũng có những giấc mơ bạn nhớ. Nhớ nó, không phải để vui với mộng mà quên thực tế; không phải để bị ám ảnh và lo sợ; cũng không phải để dựa vào nó mà quyết định mua vật nọ, bán vật kia, Nhưng nhớ nó, để tìm hiểu xem, qua nó, mình có điều gì cần phản tỉnh, có vấn đề gì thuộc lãnh vực lương tâm cần xét lại.


Tôi rời bỏ những giấc mơ ngủ để trở về với giấc mơ đời. Có người định nghĩa về tuổi trẻ như sau: ''Tuổi trẻ là tuổi biết ước mơ. '' Như thế, mỗi khi ta tự hỏi lòng, mà thấy mình còn biết mơ ước, thì ta cứ yên tâm rằng mình còn đang là tuổi trẻ. Và như thế, mình cứ vui mà sống. Thực sự tuổi trẻ là tuổi có nhiều mơ ước nhất, thế thôi, chứ tuổi nào cũng có ước mơ; và trong hoàn cảnh nào, người ta cũng vẫn ước mơ. Một giáo sư văn chương của tôi nói rằng: "Con người là sinh vật chân bước trên mặt đất mà mắt ngắm trăng sao."

Giấc mơ của tuổi trẻ thường là giấc mơ đẹp, trong giấc mơ có hơn có bướm, có chàng hoàng tử xinh trai hay cô công chúa diễm lệ, có một chân trời rực sáng và một cánh cổng tương lai rộng mở. Giấc mơ ấy được gọi là Giấc Mơ Xuân, và tuổi trẻ cũng được gọi là Tuổi Xuân. Mùa Xuân đẹp như thế nào thì Tuổi Xuân và Giấc Mơ Xuân cũng đẹp như thế. Nếu Tuổi Xuân kéo dài và Giấc Mơ Xuân thành sự thật thì có lẽ người ta đã tìm thấy hạnh phúc và bước chân đã đặt lên ngưỡng cửa thiên đàng.
Có người xem thường những ước mơ, cho đó là điều thiếu thực tế. Hãy hành động hơn là ngồi mơ ước. Đó là châm ngôn của họ. Tuy nhiên, nếu không có những ước mơ thì người ta cũng không có động lực biến ước mơ thành sự thật. Bởi thế, theo tôi thì, hãy cứ ước mơ đi, nhưng đừng chìm đắm trong mơ. Hãy thức tỉnh để hoạt động và biến ước mơ thành sự thật. Một nhà tư tưởng đã có câu nói thật dễ thương:
"Ưa mộng mơ, đâu để mộng say lòng,
Theo lý tưởng, nhưng thoát vòng không tưởng."


Nói cho cùng, đời người cũng là một giấc mơ dài. Chúng ta nghe nhiều đến ''giấc mộng kê vàng'', nằm mộng thấy cả cuộc đời mình mà tỉnh dậy nồi kê chưa chín. Trong"giấc mơ dài'' đó, ta đã làm gì, đã sống thế nào, đã thực hiện được chút gì mục tiêu của ''giấc mộng dài'' đó chưa? Đã gọi là ''giấc mơ" thì thế nào cũng có lúc thức tỉnh. Đối với những người ý thức, thì khi thức tỉnh tức là lúc ta đã trọn vẹn giấc mơ, để trở về với cuộc sống thật, cuộc sống vĩnh hằng bên Thượng Đế. Hạnh phúc cho ta, nếu trong giấc mơ đời, ta biết mơ về Đấng đã tạo dựng nên ta và gửi ta và giấc mơ tươi đẹp. Nếu trong giấc mơ đời ta không mơ về Thượng Đế, thì khi trở về, ta quên mất Ngài và lòng chỉ lưu luyến với những gì ta đang mơ trong giấc mơ đời. Khi đó, có lẽ Thượng Đế cũng chỉ nhìn ta như một người xa lạ.
Ngày xưa, có lần Trang Tử nằm mơ thấy mình hóa bướm, tỉnh dậy bâng khuâng tự hỏi không biết mình là người hay là bướm. Mình là người rồi nằm mơ thành bướm, hay mình là bướm và đang nằm mơ là người? Giấc mơ Trang Tử cho ta thấy cái tương đối và hư không của đời sống. Trang Tử đã mơ và đã băn khoăn, giấc mơ và nỗi băn khoăn của một triết gia.
Với tôi, một người Công giáo, tôi không băn khoăn như Trang Tử. Thực ra tôi cũng băn khoăn, nhưng nỗi băn khoăn của tôi nó khác. Giả dụ tôi cũng mơ thành bướm như Trang Tử, nỗi băn khoăn của tôi sẽ thế này: nếu tôi la người, tôi có biết dùng đôi chân để đi trên nẻo đường Chúa đã dẫn lối? Và nếu tôi là bướm, tôi có dùng đôi cánh để bay lượn khắp cả trời Xuân, tìm cho ra Đấng được gọi là Chúa của mùa Xuân bất diệt?
Tôi yêu những Giấc Mơ Xuân. Tôi yêu những giấc mơ khi ngủ và yêu cả giấc mơ đời. Đời người ta, nếu được dệt bằng những giấc mơ đẹp và ước mơ thần tiên thì đẹp đẽ biết bao nhiêu. Và với tôi, giấc mơ đẹp nhất, ước mơ thần tiên nhất là giấc mơ và ước mơ được luôn gần gũi với Chúa của mùa Xuân.

Nhà văn Quyên Di

Cảnh đẹp những dòng sông 'trinh nữ'

Ngắm một thế giới khác trong lòng những dòng sông không bị vẩn đục trên thế giới.
Trên thế giới có rất nhiều dòng sông đẹp nhưng không phải con sông nào cũng giữ được cho mình sự thuần khiết, không vẩn đục. Hãy cùng tìm hiểu và ngắm nhìn một số khu vực mặt nước có độ tinh khiết cao nhất thế giới - những dòng sông "trinh nữ" trong sạch, không bị lạm dụng, ô nhiễm do ảnh hưởng của con người.

1. Sông Itchen (Anh)

Sông Itchen chảy tại vùng Hampshire, miền đông nam nước Anh ra tới cửa biển Solent ở Southampton. Dòng sông dài 45km này được ghi nhận là một trong những dòng sông có “phi đội” cá bay nổi tiếng nhất thế giới.


Nước sông Itchen trong veo ánh màu xanh lơ, xanh lá hòa trộn thêm màu vàng màu nâu đủ các sắc độ của đá dưới lòng sông. Nơi đây còn được biết đến với một thảm thực động vật phong phú như phù du, chuồn chuồn kim, cá hồi và các giống cá nước ngọt khác. Trong đó đặc biệt phải kể đến các loài đang được bảo vệ nghiêm ngặt như rái cá, cá mút đá, chuột nước, tôm càng trắng.



2. Sông Verzasca (Thụy Sĩ)

Bắt nguồn từ núi Pizzo Barone (Thụy Sĩ) rồi chảy về hồ Maggionre (Ý), với chiều dài 30km, sông Verzasca ở Thụy Sĩ nổi tiếng thế giới vì màu nước xanh ngọc lam trong vắt như pha lê.

Dòng nước này sạch và trong đến nỗi có thể nhìn thấy đáy sông sâu 15m từ phía trên cầu bắc qua sông. Nhìn từ đáy, nước sông trông như tinh thể pha lê vô cùng đẹp mắt và rất lạnh ngay cả trong mùa hè. Nhiệt độ nước trung bình chỉ từ 7 - 10 độ C.




Thung lũng sông nằm ở khu dân cư nói tiếng Ý của đất nước Thụy Sĩ là điểm tập trung khách tham quan du lịch. Người ta đến và thán phục vẻ đẹp của dòng sông này. Nếu lặn xuống, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những kỳ quan rặng núi đá rực rỡ sắc màu.

3. Sông Ichetucknee (Mỹ)

Sông Ichetucknee là một nhánh của sông Santa Fe thuộc miền Bắc Florida, Mỹ. Dòng sông dài gần 10km còn mang đầy những nét nguyên sơ của nó toát lên một vẻ đẹp hoang dại.



Sông Ichetucknee uốn mình trong rừng gỗ, dưới những bóng cây mát rượi và bầu trời xanh ngắt. Dưới đáy sông lớp đá vôi được “đổ ra” tạo một dòng nước như tinh thể pha lê phản chiếu ánh sáng mặt trời. Quanh năm nước sông luôn trong mát với nhiệt độ trung bình 22 độ C.




4. Sông Cano Cristales (Colombia)

Sông Cano Cristales nằm ở công viên quốc gia Sierra de la Macarena, Colombia. Dòng sông xinh đẹp này luôn khiến người nhìn không khỏi ngạc nhiên bởi nó mang đủ màu sắc từ xanh lục cho đến vàng, đỏ, tím… Sở dĩ con sông mang nhiều màu sắc đến vậy là bởi một loạt các loài tảo và thủy sinh dưới đáy biển tạo nên.




Sưu tầm