Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2014

Người tu hành khổ hạnh cuối cùng của đạo Dừa ở Việt Nam ...

Đời sống hạnh phúc thật sự ngay ở trước mặt, không cần phải lên năm non bảy núi để kiếm tìm, cũng không cần phải nhịn đói nhịn khát khổ hạnh để tìm một chân ly xa vời, vô ích. Hảy hội
Nhập với cuộc sống bình thường.
Mong mọi người hã
y trở li cuộc sống bình thường, không nên nhân danh một đấng tối cao nào, để dùng quyền lực của mình đi tàn sát hoặc trấn áp những người không đồng tư tưởng với mình.
Tất cả mọi người trên thế gian nầy sau khi trả nợ trần gian đều phải chấp nhận cái chết, không có trường hợp ngoại lệ, các ông thần bà thánh cũng same thing, các ông bà nầy hứa hẹn với
Con chiên, bổn đạo đủ thứ, nhưng sau khi chết các ngài đi luôn không hẹn ngày trở lại để báo cho mọi người biết mình đang ở đâu và đang làm gì ? chắc là Các ngài đang sống sung sướng trên thiên đàng hoặc niết bàn mà quên đám đệ tử đang sống cơ cực trên cõ
i trần gian nầy. Cuộc đời nầy đẹp lắm, hãy sống hết mình với nó.


Kỳ dị đạo sư 22 năm tu lập, 17 năm tịnh khẩu, 7 tháng không ăn

Với bề dày 22 năm tu luyện, sau 7 tháng không ăn, ông đã ngồi bất động “chết khô” trên đài thiền cao 20 mét. Đến khi người dân phát hiện, ra tay cứu ông đã sống lại và về với đời thường.
Câu chuyện lạ lùng này khiến rất nhiều người từ khắp nơi đã kéo đến nơi ông ở để nghe những câu chuyện hết sức kỳ bí về vị thánh sống này.

Loạn lạc nên theo Đạo

Là con độc nhất trong một gia đình Việt kiều hồi hương từ Campuchia, ông Nguyễn Thái Hoàng (SN 1950) sống gần ga Hòa Hưng (Sài Gòn). Ở đó, thời thanh niên ông Hoàng vừa chạy xe 3 bánh vừa đi học xong lớp 12. Thế rồi viên đạn bay lạc vô nhà trong chiến trận tết Mậu Thân 1968 khiến người cha của ông bị gãy xương đùi. Chứng kiến những chuyện đau lòng này nên ông Hoàng đã có tâm tư hướng đạo.
Trước đó, ông từng theo người dì tu học đạo Dừa ở cồn Phụng (nằm ở sông Tiền), vì những biến cố nên ông quyết định về cồn Phụng bái sư học đạo. Thấy con hướng thiện, cha ông sau khi chữa lành vết thương tại Bệnh viện Bình Dân cũng đã cùng mẹ ông từ bỏ cuộc sống bon chen đời thường về cồn Phụng tu tập cùng ông.
Người sáng lập đạo Dừa không hề nhận đệ tử, nhưng ai muốn tu lập thì tự nhận mình làm đệ tử. Người đứng đầu “hệ phái” này không nói thành lời, nhưng ông truyền thụ lại cho người muốn tu cái tâm bằng những hành động thực tế. Những phẩm hạnh của người đứng đầu đạo Dừa khiến người có tâm tu mến mộ.


Ông Nguyễn Thái Hoàng, người cuối cùng tu hành theo kiểu khắc khổ…

Trước khi bái kiến đạo Dừa, ông Hoàng đã tập tành ăn chay sau những lần theo dì lên chùa, dù từ nhỏ ông sống bình thường như bao nhiêu thanh niên khác. Khi về bái sư, tu tập theo đạo Dừa, chàng thanh niên 18 tuổi này đã mê tít lúc nào không hay. Sau giải phóng (1975), các vị tu hành ở cồn Phụng tản mát, đạo Hoàng (lúc nhập môn các vị đồng tu gọi ông là đạo Hoàng) đi về cụm núi Thất Sơn (An Giang), còn những anh em đồng tu khác đa phần trở về với gia đình của họ.
Hồi ông Hoàng mới lên núi Cấm còn hoang vu lắm. “Có người bảo tui muốn về sống vùng này thì cứ về, họ sẽ cho khai thác đất đai tạo nơi ở như hình thức kinh tế mới”, ông Hoàng kể. Lúc đó cùng đi với ông đạo Hoàng còn có một bạn tu khác, các ông đã khai hoang được vài công đất tạo chốn tu hành. Cha mẹ ông đạo Hoàng lúc này cũng đi cùng ông về Thiên Cấm Sơn tu lập.

Diệu kỳ kẻ chết đi sống lại

Trên đỉnh núi Cấm hoang vu, ông đạo Hoàng tìm đến một cây đa cổ thụ đứng trên 3 hòn đá tạo thành một cái hang làm nơi tu tịnh. Giống như sư phụ đạo Dừa, ông cũng tạo một đài cao khoảng 20m trên cây đa, thường xuyên ngồi thiền ở đó và bắt đầu tịnh khẩu.
Mọi giao tiếp với bên ngoài ông đều viết qua một tờ giấy và nhờ người bạn cùng tu chuyển tải giúp. Nhu cầu ăn uống lúc này của ông chỉ là các loại rau, trái cây. Khẩu phần ăn cũng giảm dần và dứt hẳn sau 9 tháng tu luyện. Đạo Hoàng chỉ còn ngồi thiền trên đài cao và ít khi uống nước.
Theo những bậc chân tu, tu hành hướng tới con đường giải thoát bản thân thông qua những cách hành pháp khác nhau. Qua đó, người hành đạo ít nhiều cảm nhận được một sự an lạc nhất định. Tuy nhiên để tuyệt thực được như vậy, người hành đạo phải đấu tranh hết sức dữ dội với xác phàm khi từ một con người bình thường chuyển sang con đường hành đạo.
Từ khi về núi ông không còn biết bản thân mình nữa, thậm chí cá nhân có những hành động gì chính mình cũng không thể biết. 22 năm tu lập với khoảng 17 năm tịnh khẩu, không ăn 7 tháng trời là cả những chuỗi ngày hành xác của ông vì đạo! Cho tới một ngày ông không còn biết gì nữa.
Sau này khi tỉnh lại ông cũng không hiểu tại sao cơ thể ông có thể phục hồi được từ một thân xác kiệt quệ, gần như không còn sức sống. Ông Hoàng nói: “Cũng nhờ bà con xứ núi giúp đỡ tui ăn uống, sức khỏe phục hồi dần. Sau này tui tự vấn, không biết hành đạo rồi mình sẽ được gì mà phải hành hạ bản thân đến như vậy?”.
“Lúc thân thể rệu rã, ngất đi tôi tưởng mình đã chết rồi. Tỉnh lại tui thấy mình còn cha mẹ bên cạnh, có lẽ sự hồi sinh này là để trả hiếu công lao sinh thành”, ông Hoàng bày tỏ. Từ đó ông Hoàng nuôi chí hướng đưa cha mẹ trở lại vùng đồng bằng, lo phụng dưỡng các cụ khi tuổi đã già yếu, cởi bỏ hết những gì thuộc về núi non huyền bí.



Dù sống gần những nơi thờ tự, nhưng sau khi xuống núi ông Hoàng không còn lui tới nơi chùa chiền…

Tỉnh ngộ…


Năm 1990 nhóm tu lập cùng ông Hoàng trên đỉnh núi Cấm đã chính thức “hạ sơn”, người bạn tu đã hỗ trợ ông trong quá trình khổ hạnh cũng như giúp ông phục hồi khả năng sống sau lần chết khô ấy đã trở về với gia đình ở Bến Tre. Riêng ông Hoàng cùng cha mẹ ông bơ vơ trôi dạt về ấp Mỹ An (Mỹ Phong, TP. Mỹ Tho, Tiền Giang).
Ông Hoàng kể lại, lúc mới xuống núi, cuộc sống rất khổ sở vì không có nhà cửa, tiền bạc gì để sinh sống. Bà con ở Mỹ An thương tình cho ở nhờ trên một miếng đất nhỏ. Không có tiền để làm nhà, người này cho cây, người khác cho lá, cất được cái chòi trú tạm cùng cha mẹ.
Vậy mà cũng chưa yên, hàng ngày có những đoàn khách từ khắp nơi tìm đến với ông để dò la, hỏi han đủ chuyện. Ông Hoàng đơn giản: “Mọi người không nên học theo tui. Đơn giản nhất là hãy sống cuộc sống bình thường, giản dị, hòa hợp với mọi người. Sống có tình thương, bác ái, bao dung với tất cả mọi người quanh mình là tốt rồi, đâu cần gì phải tự hành xác mình”.
Theo ông, hư danh sẽ khiến tâm mình thêm khổ! Khi ông Hoàng trở lại đời thường, khởi nghiệp muộn màng bằng gánh đậu hũ, mấy người cháu họ thấy chú yếu ớt nên đến giúp ông. Lúc đầu xay đậu bằng cối xay nhỏ, quay bằng tay, chỉ 10kg đậu mà ông Hoàng phải xay từ sáng đến chiều. Cuộc sống nặng nề trôi qua dần đối với một người vừa cởi áo nhà tu. Rồi song thân của ông Hoàng lần lượt qua đời, mấy người cháu đã về sống chung với ông và thay ông tổ chức, điều hành công việc.
Có người hỏi, xã hội vận động có hỗn độn lắm trong cách nhìn của người đã từng qua nghiệp tu hành lâu năm? Ông Hoàng nói từ tốn: “Không có gì hỗn độn cả, do tâm của mình hết. Mình sống tại tâm của mình chứ đâu phải mọi thứ đều chịu tác động xã hội”.
Theo ông, xã hội thì phải bon chen, đấu tranh để sinh tồn, đó là lẽ thường. Tuy nhiên, bản thân tui sẵn sàng chấp nhận thua thiệt trong mọi cuộc tranh chấp vật chất, bởi đây triết lý sống. Cũng có người hỏi ông, có thấy hối hận về chuỗi thời gian đã trôi qua và những việc mình đã làm? Ông cho rằng, không có chút hối hận nào về quá khứ đời ông, bởi nhờ vậy mà ông có những suy nghĩ và đức tính sống như hiện tại.
Việc nơi ở của ông hiện tại gần sát với cụm thiền viện, thuộc cụm du lịch tâm linh chùa Vĩnh Tràng (TP. Mỹ Tho) có phải do ông lựa chọn không. Ông cho biết đó là một nhân duyên, bởi từ khi trở lại với đời thường hầu như ông không còn bước chân đến cửa chùa.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Em, Trưởng ấp Mỹ An cho biết: “Ở ấp này hỏi ông Hoàng làm tàu hũ thì không ai lạ. Ông sống rất khéo léo, từ tốn với mọi người”.

Núi Cấm nơi ông Hoàng tu hành khắc khổ nhiều năm

Riêng cá nhân ông Hoàng luôn từ chối nhắc lại quá khứ đời mình. Đạo Dừa ra đời khoảng giữa thế kỷ trước do ông Nguyễn Thành Nam (1910 – 1990) ngụ xã Phước Thạnh (Châu Thành, Bến Tre) sáng lập. Cách thức hành đạo của ông vô cùng khổ hạnh và kì lạ. Ông sống chay tịnh, chỉ uống nước dừa, niệm Phật với mục đích tìm đến sự giải thoát cho bản thân. Do vậy, người dân thường gọi ông là đạo Nam hay đạo Dừa.
Trước giải phóng, Cồn Phụng là nơi ông đạo Dừa chọn làm nơi tu lập. Ở đó, ông cho xây dựng đài cao khoảng 20m, hình lục giác để làm nơi ông ngồi thiền. Tài liệu tại khu lưu niệm đạo Dừa ở Cồn Phụng còn ghi những thành tích hết sức siêu phàm của ông tổ đạo Dừa này như: 24 năm không tắm; 23 năm không ăn các thứ bột ngọt; 21 năm không ăn muối, đường; 14 năm tịnh khẩu; 3 năm ngồi tại núi Tượng (An Giang)…

(ST)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét