Thứ Năm, 5 tháng 2, 2015

Cách bài trí mâm ngũ quả ngày Tết hợp phong thủy &Thuốc hay trong mâm ngũ quả


Nguồn gốc, ý nghĩa mâm ngũ quả

Theo thuyết duy vật cổ đại, tất cả mọi vật chất đều được tạo nên bởi 5 yếu tố ban đầu gồm: kim loại (kim), gỗ (mộc), nước (thủy), lửa (hỏa) và đất (thổ) - gọi là ngũ hành. Tục lệ bày mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết của người Việt Nam cũng xuất phát từ đây.
Mâm ngũ quả gồm 5 loại quả có 5 màu sắc khác nhau. Con số 5 thể hiện ước muốn của người Việt Nam sẽ đạt ngũ phúc lâm môn: Phú – Quý – Thọ – Khang – Ninh.
5 màu sắc thể hiện ý nghĩa nguồn của cải năm phương mang về kính lên tổ tiên. Nải chuối có màu xanh tượng trưng Đông phương, quả bưởi có màu vàng tượng trưng Trung phương, quả hồng có màu đỏ tượng trưng Nam phương, quả lê có màu trắng tượng trưng Tây phương và một loại quả có màu sẫm khác tượng trưng Bắc phương.

Bày mâm ngũ quả ngày Tết với số quả chẵn và lẻ


Mâm ngũ quả truyền thống với 5 loại quả, số quả lẻ thể hiện sự sinh sôi, nảy nở, phát triển. Ngày nay để thể hiện lòng hiếu thảo đến ông bà, tổ tiên cộng với tính thẩm mỹ nên người ta không quá cứng nhắc trong chuyện phải là 5 loại quả nữa nhưng ở miền Bắc người ta vẫn chọn số quả lẻ khi bày mâm ngũ quả ngày Tết.
Ngược lại, miền Trung và miền Nam thoải mái hơn khi không quan trọng chuyện chọn số quả lẻ hay chẵn mà chủ yếu chọn ý nghĩa của loại quả khi bày mâm ngũ quả ngày Tết.
Mâm ngũ quả tuy không quá quan trọng chuyện số quả lẻ hay chẵn nhưng vẫn giữ nguyên các quy ước dân gian như: mâm ngũ quả chỉ bày quả, không đặt thêm hoa hoặc thực phẩm gì, số lượng trên mâm ngũ quả chỉ tính loại, không tính quả (chuối chỉ cần một nải mà không quan tâm số lượng quả).
Cách chọn quả bày mâm Ngũ quả ngày Tết


Ý nghĩa của các loại quả được bày trên mâm ngũ quả ở mỗi miền cũng khác nhau như miền Bắc nải chuối thể hiện sự che chở của đất trời cho con người trong khi người miền Nam chuối có âm đọc chệch nghe giống từ “chúi”, thể hiện sự đi xuống, không ngẩng lên được. Mâm ngũ quả của người Bắc hầu như đủ loại trái cây đều trưng được sao cho đẹp mắt trong khi người Nam không được bày quả cam bởi câu “quýt làm cam chịu”, bày thêm 3 trái thơm làm chân đế thể hiện sự vững vàng. Việc bày thêm một số loại quả thể hiện ý nghĩa riêng thường được người dân phía Nam coi trọng hơn phía Bắc. Để mâm ngũ quả ngày Tết đẹp mắt và ý nghĩa hãy chú ý chọn quả theo ý nghĩa: chọn loại quả với ý nghĩa riêng thể hiện mong muốn của gia chủ, đồng thời đảm bảo được các màu sắc chủ đạo theo Ngũ Hành. Mọi người cũng nên chọn quả xanh và không rửa quả trước khi bày mâm ngũ quả. Thay vì rửa quả khiến quả đọng nước sớm hư héo bạn có thể dùng khăn giiấy ẩm lau sạch quả

- Chọn quả đang xanh hoặc chín cây để chưng được lâu.
- Không nên rửa quả vì dính nước, quả sẽ nhanh bị héo.
- Chọn quả chắc, không trầy, còn cuống và lá để mâm quả xum xuê.
- Chọn dưa hấu: Muốn biết quả ngon hay không, bạn búng tay vào vỏ dưa. Nếu âm thanh trầm, nghe bịch bịch, tức quả chưa bị nẫu.
- Quả quýt lõm phía dưới thường ngọt hơn.
- Quả bưởi tươi, ngon thường chắc, nặng.

Mãng cầu : Quả tròn, cuống nhỏ, mắt to, kẽ mắt trắng, không nứt, da xanh xanh non.
Dứa: Mắt to đều, cuống nhỏ, trái mọng, búng vào kêu bộp bộp là thơm chín, mật ngọt.
Dưa hấu : Cân đối, vỏ cứng chắc, nhẵn nhụi, cuống dưa còn tươi xanh thì để chưng tết được lâu hơn là chọn cuống héo. Phần dưới trái dưa ngả màu vàng là trái dưa mọc ở gốc nên rất ngọt, rốn lõm sâu, núm giữa rốn có màu xám. Nâng quả dưa lên gõ nhẹ nghe tiếp bình bịch có vẻ nặng và cảm giác bên trong rung rung.
Đu đủ : Trái dài, cầm nặng tay, chín đều, cuống cắt ra còn dính nhựa. Tránh chọn cuống khô nhựa là trái chín giú.
Xoài : Xoài thường có nhiều loại : xoài cát, xoài thơm, xoài thanh, xoài tượng.

Xoài cát ăn ngon nhất trong các loại xoài. Chọn những trái gần cuống có phần đen (gọi là kiến đeo). Xoài chín cây thường có kiến bám vào, đầu trái vàng tươi, da căng, trái tròn mập.
Xoài thơm vỏ xanh ngắt nhưng bên trong chín vàng, thịt dẻo, có mùi thơm, ngọt đậm đà. Trái tươi có lớp phấn mỏng, chưa rụng cuống. Tránh chọn vỏ vàng vì sẽ không thơm, ngon.
Xoài thanh trái nhỏ, dài, mình dẹt, da căng.
Xoài tượng to, dài, còn cuống. Chọn trái già ăn ít chua, giòn. Tránh chọn trái non thì thịt mềm và chua gắt.
Mỗi loại trái cây có những đặc điểm riêng để lựa chọn, nhưng nói chung, khi chọn trái cây, ta nên lựa trái cân đối, vỏ tươi, tránh những trái ấn mềm, có chấm đen nhỏ. Chúc bạn chọn được mâm ngũ quả thật tươi, ngon, đẹp mắt.


Thuốc hay trong mâm ngũ quả

Chuối tiêu, bưởi, cam, quýt và phật thủ không chỉ tạo nên mâm ngũ quả cổ truyền của người Việt mà còn được biết đến là những loại quả rất giàu dinh dưỡng, có tác dụng chữa bệnh và giúp sống lâu.

Chuối tiêu

Chuối tiêu có rất nhiều công dụng mang tính chữa bệnh, đặc biệt có tác dụng tốt chữa bệnh loét dạ dày.
Nếu mỗi ngày người bệnh dùng 4g bột chuối tiêu thì sau một thời gian ở chỗ loét sẽ hình thành lớp tế bào khoẻ. Một số chất có trong chuối tiêu có tác dụng "hàn gắn" phần bị loét ở thành dạ dày và ngăn không cho dịch vị tiếp tục ăn mòn chỗ bị thương tổn.
Chuối tiêu cũng có tác dụng tích cực trong quá trình điều trị của những người bị cao huyết áp, xơ cứng động mạch hoặc bị bệnh động mạch vành. Nếu thường xuyên ăn chuối tiêu, người bị bệnh sẽ tránh được táo bón (do chuối tiêu có tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng), từ đó tránh được những nguy hiểm như tràn máu não đột biến, vỡ mạch vành tim do rặn quá sức khi đại tiện.
Ngoài ra, chuối tiêu còn có tác dụng chữa chứng chân tay nứt nẻ nhẹ. Chuối chín mềm, nghiền nát được bôi lên vùng da khô, lúc đầu sẽ có cảm giác đau nhưng sẽ chóng khỏi.

Một số bài thuốc từ chuối tiêu:

- Chữa táo bón do ruột khô: Bóc vỏ 1-2 quả chuối tiêu, cho đường phèn lượng vừa phải vào, đun cách thuỷ, ngày ăn 1 – 2 lần, ăn liên tục trong vài ngày.
- Tan máu đọng, tiêu đờm, dưỡng tâm, chữa bệnh tim do động mạch vành: Hoa chuối tiêu 250g, tim lợn 1 quả. Cho nguyên liệu và nước vừa đủ vào nồi đất, hầm trong 2 giờ. Uống nước và ăn tim, mỗi ngày một thang, ăn liên tục trong vài ngày
- Chữa bệnh trĩ và đại tiện ra máu: Chuối tiêu 2 quả, không bỏ vỏ, hầm chín, ăn cả vỏ.

Chú ý: Chuối tiêu có tính hàn, nếu ăn một lần quá nhiều có thể gây tiêu chảy. Không nên ăn chuối tiêu nhiều và ăn liên tục trong thời gian dài vì rất có hại cho sức khoẻ, đặc biệt là những người bị bệnh viêm khớp, đau nhức bắp thịt, viêm thận, tâm lực suy kiệt và bệnh phù thũng.

Bưởi

Bưởi có vị chua ngọt, tính hàn, dược tính chạy vào tỳ và gan, có thể tiêu cơm, giảm viêm, điều khí, tiêu đờm.
Bưởi còn có tác dụng điều trị các bệnh về huyết quản, đặc biệt là bệnh tim, động mạch vành, làm giảm độ cô đọng của tiểu cầu, tăng tính ổn định các chất trôi nổi trong máu.
Ngoài ra, bưởi còn chứa vitamin C, đường, protein, lipid, phospho, có tác dụng kháng viêm, chống co giật.

Các phương thuốc hay của bưởi


- Trị ho: Bưởi 1 quả, bổ thành miếng hấp với gà để ăn.
- Hoa bưởi để gội đầu, lá bưởi kết hợp với một số cây lá khác để xông.
Đặc biệt là vỏ bưởi, tác dụng chủ yếu trị các chứng ho, ho khan, tắc đờm, ăn uống không tiêu. Trị ho ở người già. Dùng một lượng cùi bưởi (bỏ lớp vỏ bên ngoài) và một lượng phèn chua thích hợp đun chín, mỗi ngày uống từ 50-100g
- Giải uất trong gan, hạ khí, tiêu đờm, rất thích hợp để trị chứng bệnh như tức ngực, đau sườn, khí thượng, chán ăn do giận dữ mà ảnh hưởng đến gan.
Vỏ một quả bưởi tươi, đem nướng cháy lớp vỏ rồi cạo bỏ, cho vào trong nước sạch ngâm một ngày để vị đắng tan ra, sau đó tiếp tục cẳt thành miếng rồi cho vào đun với nước, khi gần chín, cắt nhỏ 2 củ hành cho vào, cho thêm muối, dầu ăn để ăn kèm trong bữa ăn.

Cam, quýt


Lá, hoa, quả, hạt của cam quýt đều có thể dùng làm thuốc. Quả có công dụng kiện tỳ hoà vị, ấm phổi trị ho, ấm bổ cơ thể, bổ mà không ngấy, ăn vào sẽ tiết ra nước bọt, phù hợp với người bệnh cơ thể yếu, khó thở, bị nhiễm lạnh, ngực và bụng chướng, kém ăn.
Lá quýt, hoa quýt và hạt có tác dụng hoạt huyết kết tán, giảm sưng đau. Vỏ quýt còn gọi là trần bì, có giá trị làm thuốc như kiện tỳ, thông khí, hoá trung, tiêu đờm, chống nôn mửa, hút ấm.

Một số bài thuốc hay của cam quýt

- Giảm đau bụng khi mang thai do khí uất: Trần bì 3g, mộc hương 3g, thịt lơn nạc 200g. Trước tiên nghiền nhỏ trần bì và mộc hương để sẵn. Làm nóng nồi, cho ít đầu ăn vào, cho thịt lợn vào đảo qua, đổ nước vừa phải để đun. Khi nước sôi, cho trần bì và mộc hương đã nghiền nhỏ, muối vào đảo đều, ăn thịt và nước canh.
- Trị chứng nôn mửa: Vỏ quýt phơi khô 3-5g nghiền nhỏ thành bột, Cho gạo tẻ lượng vừa đủ vào nồi đất nấu thành cháo. Sau đó cho vỏ quýt vào đun một lát, bắc ra. Hàng ngày, vào lúc sáng và tối hâm nóng lên uống trong 5 ngày.
Ngoài ra, trần bì phơi khô có công dụng hạ khí, hoà trung, tiêu đờm, giã rượu. Trần bì tươi pha uống cuùng với đường và ngâm uống cùng với trà có tác dụng thông khí giảm trương, tạo nước bọt, nhuận họng, thanh nhiệt, giảm ho. Ngâm trần bì một tháng trong rượu, rượu không những đậm ngon mà còn thanh phế tiêu đờm.

Phật thủ


Phật thủ là một loại thảo dược có tác dụng chủ yếu giúp giải độc gan, điều chỉnh và thúc đẩy chức năng của dạ dày, trị ho, tiêu đờm. 



ST

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét