Chủ Nhật, 1 tháng 2, 2015

Tri kỷ là gì? Chúng ta có phải là Tri Kỷ Của Bụt không?

"...Mình có phải là tri kỷ của Bụt không? hay chỉ là một người đi theo Bụt một cách mù quáng, nói cái gì thì nghe cái đó? Muốn là người tri kỷ của Bụt thì phải có óc phán đoán, không phải là ai nói cái gì là mình nghe cái đó, dầu đó là lời của một vị tổ sư. Cho nên những cuốn sách như Tri Kỷ Của Bụt không hẳn là một cuốn giáo khoa Phật học.
Có thể gọi là giáo khoa Phật học, nhưng đó là giáo khoa cao cấp. Tại vì đây không phải một cuốn sách có công dụng giải thích, cắt nghĩa, làm rõ ý, mà còn có tinh thần phê phán, chỉ ra những chỗ nào đúng, chỗ nào sai, chỗ nào liễu nghĩa và chỗ nào không liễu nghĩa. Vì vậy các con phải biết sử dụng như thế nào để có thể làm sống dậy tinh thần phê phán sáng suốt của đạo Bụt.
Ở trong kinh Kalàma có một lần nhóm người trẻ tới hỏi Bụt: Vị đạo sư nào đi ngang qua đây đều nói rằng giáo lý của họ là hay nhất, đúng nhất. Chúng con biết tin vào ai? Bụt dạy: các em đừng có vội tin một điều gì, dầu điều đó đã được chép trong kinh, hoặc do một vị đạo sư rất nổi tiếng nói ra. Những điều mình nghe, mình phải dùng Văn, Tư, Tu để mà xét lại cho kỹ, phải đem ra áp dụng. Nếu áp dụng mà thấy giải tỏa được những khó khăn, đau khổ, thấy rõ ràng đó là sự thật thì khi đó mình mới tin, chứ đừng vội tin vào bất cứ một cái gì mình mới nghe.
Rõ ràng là những kinh như vậy đã chứng tỏ đạo Bụt là một truyền thống rất cởi mở, rất thông minh, rất có tính phê phán. Nếu mình biến đạo Bụt trở thành một tôn giáo đầy giáo điều như các tôn giáo khác thì điều này rất là tội cho Bụt. Mình đã đánh mất phần tinh túy của Bụt và mình không còn là tri kỷ của Bụt nữa..."
Đoạn văn trên được Trích từ tâm tình gửi các con xuất sĩ... của Thầy
 Nhất Hạnh.


Tri kỷ là gì?



Là người kiên nhẫn lắng nghe ta kể lể đủ điều, nhất là về… những ấm ức, buồn bực, những khát vọng… xa xôi mà chẳng bao giờ nhìn đồng hồ tính toán thời gian… Là người thường khuyên ta cứ khóc cho thật thỏa để buồn bực vơi theo…
Là người hiểu ta nhất. Cha mẹ sinh ra ta nhưng chỉ người ấy biết được ta nghĩ gì, buồn gi, vui gì, muốn gì... dù đôi khi, ta chưa kịp nói gì…
Là người ta muốn được chia sẻ đầu tiên khi ta tràn ngập niềm vui hay nặng trĩu nỗi buồn hay… chỉ mong manh những dự cảm, những linh cảm… mông lung. Là người ta mong tìm đến nhất khi ta đau khổ muốn hét lên, muốn khóc cho thật to… Và sau khi được nói, được hét, được khóc… với người ấy, những muộn phiền ưu tư sẽ nguôi ngoai… để ta nhẹ lòng hơn.



Là người ta có thể nói thật nhất mọi ý nghĩ của mình ngay cả những “mảng khuất tâm hồn” mà ta không dám phô bày trước đám đông, hay với bất kì người nào khác… kể cả những người thân…
Là người dám chế giễu những thiếu sót của ta, những sai lầm của ta… hùng hồn, bất bình… cứ như ta đang gây điều đó cho người ấy mà chẳng sợ ta phật lòng hay bực mình… Và bao giờ sau đó cũng cho ta những lời khuyên rất chân thành…
Là người lặng lẽ chắt chiu cho ta những hạnh phúc giản dị nhưng chẳng bao giờ kể công…
Và Tri kỷ là người không phải điều gì cũng phải nói ra mới hiểu. 

ST

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét