Chủ Nhật, 31 tháng 8, 2014

Mục đích sống

Có hai mục đích sống:
Một là sống phấn đấu để đạt được điều mình muốn đạt, như được giàu sang phú quý, địa vị cao trọng, gia đình hạnh phúc, tài năng xuất chúng, kiến thức uyên thâm, tiếng tăm lẫy lừng v.v..
Hai là sống trung thực để học ra bài học sự thật về cuộc sống. ..




Con xin kính chào thầy. Lá thư con vừa gửi là hỏi thầy về vấn đề tu tập. Hiện tại con vẫn có 2 vấn đề thắc mắt nhờ thầy chỉ dẫn giúp con. 1. Thưa thầy như con biết và con tin là mỗi người ai cũng có một số mệnh được an bài. Và con thấy nhiều người vì muốn đạt được sự giàu có mà họ cãi mệnh bằng cách lấy vợ hợp tuổi, sinh con hợp tuổi, xây nhà hợp phong thủy... Sự may mắn là yếu tố rất quan trọng đối với một doanh nhân như con, con lấy vợ không hợp tuổi nếu xét theo tử vi là rất xung khắc làm ăn thất bại. Nhưng có điều lạ là con lại thấy vận may của con có liên quan mật thiết đến sự tu tập của con. Khi sự tu tập của con có tiến bộ thì những sự không may ít đi rất nhiều và sự may mắn lại đến nhiều hơn. Đến giờ này thì con thấy mọi chuyện cứ thuận dòng mà trôi, muốn cũng không được. Thưa thầy những vận may từ bên ngoài đưa đến có liên quan gì đến sự tu tập hay không và câu nói: " Đức năng thắng số nghĩa là gì". 2. Thưa thầy gần đây con làm việc hiệu quả hơn trước, rất ít suy nghĩ, lo lắng. Tính việc và làm việc tương đối nhẹ nhàng nhưng công việc của con hơi đặc biệt nên có lúc ngồi không, không có gì làm, không kiếm ra tiền. Con liền nghĩ đến cần làm thêm gì đó, nhưng khi tâm con tĩnh lặng quan sát thì con thấy ra mong muốn của con là có vấn đề và hoàn cảnh hiên tại thì không nên làm gì vì nếu đầu tư bậy bạ thì chẵn những không có hiệu quả mà còn rắc rối hỏng việc. Thưa thầy con thấy thái độ tâm của con thì ổn, nhưng hoàn cảnh công việc thì không ổn. Thưa thầy cái thấy của con về nên hay không nên làm thì không sai, nhưng cứ an nhiên sống theo cái thấy của con như vậy mà không làm thêm gì hay nghĩ hướng mới trong lúc công việc đang nhàn rỗi thế này thì có ổn không thầy?. Nếu tương lại không nghĩ bàn mà cứ nhàn nhạ do hoàn cảnh công việc phải thế thì có nguy hiểm không thầy, vì con là người duy nhất kiếm ra tiền trong gia đình. Con xin cám ơn thầy. Con chúc thầy khỏe.

Trả lời:

Có hai mục đích sống:

- Một là sống phấn đấu để đạt được điều mình muốn đạt, như được giàu sang phú quý, địa vị cao trọng, giađình hạnh phúc, tài năng xuất chúng, kiến thức uyên thâm, tiếng tăm lẫy lừng v.v... thì đương nhiên cầnnhiều điều kiện, khả năng để thành công, và cũng cần sự trợ lực của phong thủy, thiên thời, địa lợi, tử vi, bói toán, kể cả cầu xin, đút lót v.v... để được như ý. Muốn vậy thì cứ "tận nhân lực" rồi "tri thiên mệnh"thôi, chứ đâu có ai biết được số mệnh mình ra sao.

- Hai là sống trung thực để học ra bài học sự thật về cuộc sống,
như hiểu được ý nghĩa đích thực của khổ đau và hạnh phúc, sự tương giao và mối quan hệ, thành công và thất bại, được và mất, hơn và thua, vinh và nhục, đúng và sai, thiện và ác, lợi và hại, đâu là nguyên nhân đâu là hậu quả v.v... để biết tự hoàn thiện thái độ nhận thức và hành vi cho đúng tốt, chứ cũng không thể chỉ tin vào số mệnh đã an bài để rồi "cũng liều nhắm mắt đưa chân để xem con tạo xoay vần nơi nao"được.

Trong cả hai cách sống trên mỗi người đều có quyền tự do tạo ra số mệnh cho mình, nhưng tốt nhất là phải "thuận thiên lập mệnh" nghĩa là phải biết sốngthuận với quy luật vận hành của trời đất (pháp) thì mới có thể "đức năng thắng số" được. Đức thắng số có nghĩa là nên ăn hiền ở lành để làm lợi mình lợi người tốt hơn là sống buông xuôi tới đâu thì tới. Tốt nhất là sống vô ngã vị tha rồi qua đó học bài học tùy duyên thuận pháp, hiểu ra bàn chất của chính mình và ý nghĩa đích thực của cuộc sống.

Theo hỏi đáp Trung Tâm Hộ Tông

Cái còn mãi

When all is lost, there is still a memory”
(Dejan Stojanovic)




Bãi biển vào cuối hạ, đông nghịt những người là người. Ánh nắng chói chang, trải những vệt dài lấp lánh trên mặt nước rộng. Những dấu chân người in trên mặt cát ướt. Những lâu đài được xây vội vã. Những dòng chữ và hình tượng được vẽ thật nhanh trước khi sóng phả vào bờ. Suốt bãi biển dài rộng, không ai mong đợi một cái gì trường cửu. Tất cả đều tạm bợ, có đó, rồi để cho sóng vô tình cuốn đi.
Từ đông sang tây, từ cổ chí kim, đã nhiều triết gia, văn hào, thi nhân, nhạc sĩ… có cùng ý tưởng rằng, mọi thứ đều sẽ phai nhạt, qua đi hoặc mất đi, chỉ có kỷ niệm, ký ức, là còn lại.
Thực ra ký ức chẳng chọn lựa sự tồn tại của nó: có việc chẳng đáng nhớ, lại nhớ; có việc không muốn quên, lại quên. Nó như thước phim vô tình ghi nhận tất cả những gì trình hiện trong đời sống. Chỉ có kỷ niệm thì dù cố ý hay vô tình, dù muốn hay không, vẫn lưu lại trong tâm khảm thật lâu dài; bởi vì, nó là dấu ấn thật đậm của niềm hạnh phúc hay nỗi khổ đau cùng tột mà con người kinh qua.
Người ta có thể đặt tên cho những dấu ấn ấy bằng các từ khác nhau: hạnh phúc, êm đẹp, thơ mộng thì gọi là kỷ niệm; khổ đau, hãi hùng, khiếp đảm thì gọi là nỗi ám ảnh, cơn ác mộng… Nhưng dù là tên gọi nào, bản chất của những ấn tượng là sự ghi nhớ, tích lũy.
Kiến thức và văn minh nhân loại được xây dựng từ cái nền ghi nhớ và tích lũy ấy. Đó là điều mà ai cũng có thể tự suy nghiệm để hiểu, hoặc được sách vở, học đường dạy như thế.
Suy ra, người ta tất hiểu rằng tiểu sử của một cá nhân hay lịch sử của tập thể, của dân tộc và nhân loại, cũng dựa trên sự tích lũy của ký ức mà viết nên. Nhưng sử sách chỉ ghi chép được các sự kiện và hiện tượng từ con người, từ thiên nhiên, xảy ra trong một khoảng không gian và thời gian ấn định, hoặc ước định, phỏng định. Một cách khoa học, khách quan, ký ức cá nhân hay tập thể được sử sách chép lại bằng những hình ảnh và câu chữ cô đọng, giản lược đến mức tối đa, giản lược đến mức vô tình, đánh rơi tất cả những cảm xúc thực sự của những con người được nhắc đến một cách chung chung trong từng thời đại.
Người ta có thể làm nên lịch sử bằng máu và nước mắt, nhưng sách sử thì chỉ có thể được viết bằng mực, từ một thiểu số (cá nhân hay tập thể), từ vài sử gia trung thực hay từ những nô bộc cầm bút thụ ân các bạo chúa và các nhà cầm quyền độc tài. Trung thực hay bóp méo lịch sử, vẫn không thể mô tả được dòng chảy của máu lệ.
Trở lại tiền đề mọi thứ đều qua đi, chỉ có kỷ niệm là còn mãi.
Sách của sử gia, tác phẩm của văn nhân thi sĩ, có thể là ký ức biểu trưng của tập thể, của thời đại, sẽ được ở lại lâu dài, hoặc còn mãi với thời gian tương đối nào đó.
Nhưng niềm hạnh phúc và nỗi thống khổ của chúng ta, tất cả những xúc cảm thực sự của từng thân phận lẻ loi, đã cùng thời trải nghiệm hay đơn độc trải nghiệm, thì không sách vở nào ghi chép được. Chúng đến rồi ở lại thật lâu trong tâm khảm mỗi người, và rồi sẽ thầm lặng theo chúng ta rời khỏi thế giới này.
Còn mãi, đến bao lâu, không làm sao biết được.
Còn mãi, để làm gì, mỗi người tự biết.
Thực ra, chẳng có gì bất tử. Chẳng có gì còn mãi, dù là ký ức, kỷ niệm có dấu ấn sâu đậm nhất. Bất tử chẳng phải nhờ ghi chép của các sử gia; cũng không phải nhờ ôm hoài những dấu ấn dĩ vãng, mong đợi chúng tồn tại mãi trong tương lai mơ hồ nào đó. Hoài niệm quá khứ, dự phóng tương lai, đều là ảo tưởng. Bởi vì, cái gì có thể ghi nhận và tích lũy được, cái đó không thể trường tồn, bất diệt.
Chỉ khi nào, trong từng phút giây hiện tại, buông bỏ mọi ký ức, ấn tượng, hình tượng, trở về với chính mình, trở về với tâm ban sơ—khi chưa có bất cứ một ý niệm nào khởi lên để ghi nhận, tích lũy—mới có thể bắt đầu cho hành trình hướng về cái vô hạn, bất biến.

VĨNH HẢO
Theo Thư Viện Hoa Sen

Thứ Bảy, 30 tháng 8, 2014

Cô đơn đích thực

"Một bát cơm ngàn nhà
Thân chơi muôn dặm xa
Mắt xanh xem người thế
Mây trắng hỏi đường qua"




Kính bạch Thầy, Con thường vào mục "Hỏi Đáp Phật Pháp" để học hỏi vì rất sinh động và gần gũi, dễ hiểu. Con có đọc được câu hỏi của một quý đạo hữu hôm 23/8/2014 về vấn đề "cô đơn" và đề nghị Thầy giảng bài pháp về sự “Cô Đơn” cũng như đề cập đến ý định viết cuốn sách về “xây dựng môi trường tu học”. Thầy đã trả lời về nguyên lý rất rõ ràng, khúc chiết cho "hai loại cô đơn: Cô đơn hữu ngã và cô đơn vô ngã". Con cũng có cơ duyên đọc được một cuốn sách về vấn đề mà quý đạo hữu đã hỏi nên mạn phép đóng góp ở đây. Đó là cuốn "Sống chung an lạc – phương cách xây dựng tăng thân", con mua đã lâu ở ngoài nhà sách. Trong đó nêu lên tầm quan trọng của Tăng thân (Sangha) và có đề cập đến vấn đề "cô đơn" trong tăng đoàn của Phật thông qua Kinh Tư Lượng có trong tạng Pali lẫn trong Hán tạng. Trong tạng Pali, kinh nằm ở trong Trung Bộ (Majjhimanikaya, 15) mang tên là Kinh Anumana, kinh tương đương ở Hán tạng là kinh Tỳ Khưu Thỉnh. Việc xây dựng tăng thân dựa trên Luật Tạng và những nguyên tắc sống chung an lạc trong tăng đoàn của Phật ngày xưa. Sách cũng đề xuất cách xây dựng "tăng thân" ở gia đình để có được sự an lạc. Hiện con có bản in trên giấy cũng như bản bằng tập tin PDF của cuốn sách này, vì thế nếu quý đạo hữu cần con có thể cho mượn hay gửi bản PDF (bản này có thể tìm trên mạng). Con xin đảnh lễ Thầy.


Trả lời:

Cảm ơn con đã chia sẻ ý hay về mối quan hệ tốt đẹp. Nhưng nếu ai hiểu những gì thầy nói thì sẽ thấy rằng đó chỉ là khai mở những nguyên lý sống "tùy duyên thuận pháp, vô ngã vị tha" để mỗi người tự biết vận dụng sáng tạo trong hoàn cảnh cô đơn đích thực ngay nơi sát-na thực tại thân tâm cảnh duy nhất "đặc thù, độc đáo, độc lập" không có sự thỏa hiệp nào với bất kỳ ai mà đức Phật gọi là "không tham ưu, không nương tựa, không bám víu hay lệ thuộc vào bất kỳ điều gì ở đời". Đó cũng chính là nguyên lý "ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm" mà kinh Kim Cang nói đến. Con nói về sự an lạc còn thầy đang nói đến sự giác ngộ.

Cô đơn đích thực (vô ngã) là đang ở trong sự tương giao hài hòa và bất nhị của vạn pháp nên ở đó mọi nỗ lực thiết lập mối quan hệ hay thỏa hiệp giữa ta với người đều trở thành vô nghĩa và đáng thương! Như muốn vào "Nước Chúa" thì duy chỉ một mình đơn thân bước qua "khung cửa hẹp". Thế nhưng, Niết-bàn lại còn không có khung cửa hẹp nào để bước vào nữa kia, chỉ có thể cô đơn trở về trọn vẹn với sát-na thực tại phi không thời - không có bề dày không gian và thời gian nào cả - thì ở đó mới chợt nhận ra cái không hạn lượng: không còn đối đãi ngã nhân. Hãy thử một lần buông xuống, hoàn toàn trọn vẹn cô đơn trong cái không là gì cả thì con liền nhận ra cái tất cả đích thực là gì.

"Một bát cơm ngàn nhà
Thân chơi muôn dặm xa
Mắt xanh xem người thế
Mây trắng hỏi đường qua"


Theo Hỏi Đáp Trung Tâm Hộ Tông

"Vì sao các nước có người dân (đa phần) theo Phật giáo đều nghèo?"

Con thưa Thầy,
Con gặp nhiều người có cùng thắc mắc: "Vì sao các nước có người dân (đa phần) theo Phật giáo đều nghèo?" Nhân đây, con xin phép được chia sẻ theo cách nhìn chủ quan của mình.
Theo con có 3 vấn đề chính:

1. Tiêu chí:

Thông thường chúng ta quan niệm giàu nghèo là về vật chất hay tiện nghi có được, tuy nhiên nếu một người hay một quốc gia xác định hẳn việc đánh giá giàu-nghèo theo một tiêu chí khác, như chỉ số hạnh phúc chằng hạn, thì vấn đề trên không còn vướng mắc.

2. Thời gian:

Để có thể khẳng định một vấn đề chúng ta cần xác định khoảng thời gian khảo sát phù hợp với vấn đề đặt ra. Vậy nhận định giàu-nghèo trên được xác định trong khoảng thời gian nào? Đã phù hợp với thời lượng của điều được khảo sát chưa?

3. Đạo Phật - Phật giáo, bản chất thực:

Đạo Phật theo thời gian phát triển đã bị phân hóa và biến chuyển rất nhiều, nhất là qua thời kỳ Đại Thừa, khi mà các phân nhánh mở rộng rầm rộ và phần nhiều mang âm hưởng sâu nặng của tôn giáo địa phương, nên từ đấy gọi là "Phật giáo". Từ một đạo Phật thuần túy mang ý nghĩa là sự thật, nói lên sự thật để thấy rõ sự thật (giác ngộ), thì bây giờ đạo Phật [theo quan niệm] đã bị biến chuyển thành một tôn giáo ngày một xa rời nguồn cội, đó cũng là thời kỳ Mạt pháp mà đức Phật đã nhắc đến trong kinh truyền lại.

Vậy "các nước có người dân (đa phần) theo Phật giáo đều nghèo", có đúng là họ đang theo đạo Phật uyên nguyên hay chỉ là đạo Phật theo khái niệm? Vì khi xét về bản thân người tìm hiểu và thực hành đạo Phật thì có điều lạ là, đa số người phương Tây đều tiếp cận và nhận thức đạo Phật (theo đúng tinh thần nguyên gốc) rất nhanh! Phải chăng do chính họ, với cách sống và văn hóa của người phương Tây, nhất là sự chú trọng tính cá nhân, lại đi gần với hướng mà đạo Phật nói đến hơn. Trong khi đó, với sự đi lên từ triều đại phong kiến hay sống trong một thể chế độc tài hà khắc thì tính cá nhân - năng lực giác ngộ tự thân của mỗi người (trong các quốc gia được đề cập) đã bị vùi lấp hoặc không được tôn trọng, dẫn đến đa phần người dân các nơi này đều hướng đến sự cầu xin ngoại lực hơn là tự nhận ra và phát triển chính mình. Đạo Phật lúc này chỉ còn là hình thức chứ nội dung đã khác hẳn.

* Điều khác biệt là đạo Phật không phải tôn giáo và không có đấng giáo chủ, đức Phật chỉ là bậc đạo sư, một người thầy chỉ đường cho những người chưa thấy ra sự thật. Nên theo hay không theo đạo Phật cũng chỉ là khái niệm gán vào chứ không phải là nội dung thật sự, "Chiếc áo không làm nên thầy tu" có lẽ cũng mang ý nghĩa như vậy.
---

Dạ con xin chia sẻ như vậy, nếu có điều chưa đúng đắn con xin được Thầy chỉ bảo thêm. Con cảm tạ Thầy


Theo hỏi đáp Trung Tâm Hộ Tông

Bí quyết nướng gà bằng nồi cơm điện ngon

Với chiếc nồi cơm điện bạn nghĩ nó chỉ có thể nấu cơm nhưng nay bạn có thể nướng gà ngon, đơn giản.
Nguyên liệu:

- 2 đùi gà to - khoảng 500g;
- 3 cọng hành lá;
- 6 củ hành khô;
- 1 nhánh gừng to, bằm vụn;
> - 2 thìa cà phê bột ngũ vị;
- 2 thìa canh nước tương;
- 2 thìa canh mật ong;
- 1 thìa cà phê muối;
- 2 thìa canh dầu ăn;
- 2 thìa cà phê dầu mè.

Thực hiện:

- Trộn đều nước tương, mật ong và muối, nếm thử xem đã vừa khẩu vị của bạn chưa. Nếu chưa vừa bạn gia giảm thêm cho vừa rồi cho dầu mè, bột ngũ vị và gừng bằm vào, trộn đều.
- Ướp gà với hỗn hợp nước ướp trên trong ít nhất 30 phút.
=Trong khi ướp gà, bạn xắt hành khô thành các lát mỏng, hành lá xắt nhỏ.
- Sau khi ướp với nước tương, dùng dao rạch vài đường phía trên bề mặt đùi gà rồi rắc hành lá và hành khô lên mặt trong của đùi gà, dùng đũa nhét hành vào khe xương để gà đượm mùi thơm của hành hơn.
- Láng đáy nồi cơm điện với 2 thìa canh dầu ăn rồi rải nốt chỗ hành khô, hành hoa còn lại đều khắp đáy nồi. Nếu có nhiều hơn bạn có thể rải kín đáy nồi nhé!
- Cho 2 đùi gà vào nồi cơm điện, mặt có da úp xuống dưới, rưới đều chỗ nước ướp gà còn lại lên trên. Đậy nắp nồi cơm điện và bật nút Cook như khi bạn nấu cơm bình thường. Sau khoảng 20 phút nồi cơm điện sẽ tự bật lên nút Keep warm, bạn để khoảng 10 - 15 phút nữa là được.
- Với món này, tốt nhất bạn nên dùng nồi cơm điện loại chống dính tốt để khi lấy gà ra được dễ dàng hơn, da gà không bị dính vào đáy nồi.
- Gà nướng bằng nồi cơm điện thơm ngon chẳng kém gì gà nướng bằng lò nướng đâu nhé!
- Nếu có một công thức ướp gà nướng nào khác, bạn cũng có thể thử nghiệm với cùng cách nướng này xem sao.
Chúc cả nhà một bữa tối thật vui và ngon miệng nhé!

St

Ngồi nhiều, chết sớm

Đọc tin tức trên mạng trong vòng một năm qua, nhiều nguồn tin cho biết, nếu bạn càng ngồi lâu, ngồi càng nhiều, tuổi thọ càng ngắn lại.
“Sitting can kill you! - Ngồi có thể giết bạn!”
Đó là kết luận đồng thuận của rất nhiều nghiên cứu khoa học. Mới nhất là nghiên cứu của Bác Sĩ Hidde Van Der Ploeg thuộc trường đại học University of Sydney, đăng trên Archives of Internal Medicine vào Tháng Tư, 2012.Sau khi theo dõi và khảo sát 200,000 người tình nguyện trong vòng nhiều năm, ông và các đồng nghiệp nhận xét, những người ngồi trên 11 giờ mỗi ngày, khả năng đột quỵ tử vong trong vòng 3 năm tăng 4% so với những người ngồi dưới 4 tiếng.
Tuy nhiên chả cần nghiên cứu gì dài dòng, các cụ ta từ ngàn xưa đã phát biểu một thành ngữ rất tự nhiên: “Đi, đứng, nằm, ngồi” theo thứ tự đó mà sống, và sống lâu.
Ấy là chuyện ngày xưa. Bước vào thế kỷ 21, so với tổ tiên chúng ta, con người hiện đại dường như ai cũng có một thói quen chung, thích ngồi. Ngồi một chỗ ngày nay có ảnh hưởng tai hại như hút thuốc lá. Nghiên cứu trên còn cho thấy, những người ngồi trên 6 giờ một ngày, khả năng chết sớm trong vòng 15 năm tăng lên 40% so với những người chỉ ngồi 3 tiếng cho dù có tập thể dục, thể thao, chế độ ăn uống tốt.
Ngồi có tác hại như thế nào?
Khi bạn “an tọa” trên một tiếng đồng hồ, hệ thống điện từ não bộ kích hoạt các cơ bắp từ vùng xương chậu xuống hai chân dưới, hoàn toàn ngưng hoạt động. “Sướng nhỉ! Thoải mái nhỉ!”. Cơ thể của bạn ngừng tiêu thụ năng lượng, calories, vì khả năng đốt mỡ (fat) giảm đi khoảng 90%, lượng cholesterol tốt HDL giảm đi 20%, lượng mỡ triglycerides tăng vọt, và nguy cơ bị bệnh tiểu đường tăng lên 24%.
Một bệnh nhân của tôi đưa ra một nhận xét rất lý thú, ở Mỹ, có hai nghề chính: “nghề đứng và nghề ngồi”.
Hãy nói về nghề ngồi của một người làm việc văn phòng. Người ấy sẽ ngồi ăn sáng, ngồi uống cà phê, ngồi lái xe đi làm “chiến đấu” với nạn kẹt xe đô thị, ngồi làm việc, ngồi ăn trưa, có khi còn ngồi hút thuốc lá, rồi lại ngồi làm việc cho tới giờ tan sở, ngồi lái xe về nhà lại “đánh lộn” với những người lái xe ẩu, lại kẹt xe. Về nhà, ngồi đọc báo hay “ngồi computer” leo lên mạng, ngồi ăn tối, ngồi coi ti vi, lại “ngồi computer” đọc e-mail, đi ngủ để ngày hôm sau lại… ngồi.
Nghiên cứu cho thấy, những người có nghề ngồi, tỉ số bị bệnh tim mạch tăng gấp đôi so với người có nghề đứng. Tệ hơn, cho dù, bạn cố chèn vào một ngày bận bịu với 30 phút thể dục buổi sáng, hay một giờ chạy bộ sau ngày làm việc, vẫn không làm suy giảm những tác hại trong ngày do “ngồi” gây ra.

Làm thế nào để giảm đi tác hại của ngồi?

Một sự cân bằng giữa đi, đứng và ngồi là tốt nhất. Tại sở làm, cứ 50 phút nên tìm ít phút để thay đổi tư thế của cơ thể, đứng lên, làm vài động tác thể dục ngay tại vị trí, đi vòng quanh bàn, đi vệ sinh, đi uống nước. Nếu được cho phép, hoặc được chủ phân công, nên chọn dịp hay cơ hội để... đi hay đứng. Nếu không đứng hay đi được thì nên ngồi ngửa, soãi người trên ghế ở góc 135 độ, duỗi thẳng chân ít phút mỗi giờ. Một số công ty gần đây còn cho phép nhân viên có giờ tập thể dục hay được nằm để nghỉ trưa.
Những người ngồi coi ti vi hay “ngồi computer” trên 3 tiếng mỗi ngày, khả năng chết vì bệnh tim mạch tăng 64%. Sau đó, cứ mỗi giờ ngồi nán thêm trước màn hình, tỉ số tác hại sẽ tăng lên 11%. Một con số thống kê khác dễ hiểu hơn, cứ mỗi phút “ngồi computer”, hay “ngồi ti vi”, tuổi thọ sẽ giảm đi khoảng 23 giây.
Vì thế nên bớt ngồi trước các loại “màn hình to hay nhỏ”. Nếu “phải” xem ti vi thì nên tránh ngồi quá lâu. Nếu phải dùng computer thì nên đứng. Đứng, để lướt mạng sẽ hạn chế thời gian lang thang trên mạng, vô ích. Rất nhiều websites trên mạng có hướng dẫn thiết lập một hệ thống bàn computer để đứng. Các hãng xưởng hiện nay cho phép và khuyến khích nhân viên đứng để sử dụng computer. Bạn nên hỏi công ty của bạn, nếu cần thì xin toa bác sĩ để được phép đứng và đi nhiều hơn ngồi.
Trở lại các nghiên cứu khoa học, các bác sĩ vẫn chưa có lời giải thích cụ thể tại sao. Nhưng, nhận xét đơn giản là, cơ thể con người không phải được tạo ra để ngồi. Cho đến một vài trăm năm trước, các cụ ta làm lụng ngoài đồng, ngoài ruộng, bệnh béo phì và tim mạch kể như không hiện hữu. Từ ngàn xưa tới thời nay, so với quý ông, người phải đi, đứng, khó ngồi yên một chỗ là các bà. Cho dù có ngồi đi nữa, các cụ bà xưa cũng ngồi xổm, tư thế làm mạnh thêm bắp thịt vùng xương chậu và đôi chân. Có lẽ vì thế, thêm một lý do, đàn bà sống lâu hơn đàn ông.
Tóm lại, nên nghe các cụ dặn dò, “đi, đứng, nằm, ngồi”. Đi nhiều hơn đứng; đứng nhiều hơn ngồi. Có thì giờ dư thì nằm mà nghỉ vì càng ngồi nhiều thời gian sẽ đi nhanh hơn.

Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh

Một cách uống nước sai gây ung thư quá nhiều người mắc

Nhiều gia đình hiện có thói quen uống nước sôi để nguội đổ vào bình lọc và để lưu trữ từ ngày này qua ngày khác.
Nhưng không phải ai cũng biết rằng thói quen này đã vô tình biến sự cẩn thận của họ trở thành vô ích.

Sau 2 giờ, nước đun sôi đã có vi khuẩn
Theo các bác sĩ ở Viện dinh dưỡng Quốc gia, nước đun sôi 100oC đã diệt được vi khuẩn nhưng để nguội trên 2 giờ đồng hồ vi khuẩn sẽ xuất hiện trở lại và sau 24 giờ, lượng vi khuẩn đã tăng lên rất nhiều.
Giải thích về hiện tượng này, các chuyên gia cho rằng: Phần lớn những vi khuẩn bị tiêu diệt ở nhiệt độ 60oC trong 10 phút hoặc 100oC trong 5 phút. Tuy nhiên, vi sinh vật có ở khắp mọi nơi, trong không khí, trong nước, đất, các đồ vật trong nhà, trên áo quần và thậm chí cả trên da người, vì vậy chúng có thể xâm nhập vào nước sôi để nguội. Do vậy, người dân không nên dùng nước đun sôi để nguội để tráng bát, đĩa hoặc dụng cụ vì chúng không có tác dụng diệt khuẩn.

Mỗi lít nước đun sôi để nguội có thể sản sinh 0,004mg muối axít nitrat/ngày, để sau 3 ngày lượng nước muối này lên đến 0,011mg và sau 20 ngày có thể lên đến 0,73mg.

Ngoài ra, nếu uống nước sôi để nguội lâu ngày rất bất lợi cho sức khoẻ, vì chất muối axít nitrat được sản sinh trong nước đun sôi để nguội.Các bác sĩ cũng khuyến cáo không nên uống nước sôi để nguội lâu ngày vì khi đó ôxy trong nước đã bốc đi gần hết, những vật hữu cơ bị phân giải và những vật vô cơ lắng xuống, khiến giá trị của nước uống bị mất đi.
Cụ thể sau một ngày, mỗi lít nước có thể sản sinh 0,004mg muối axít nitrat, để sau 3 ngày lượng nước muối này lên đến 0,011mg và sau 20 ngày có thể lên đến 0,73mg. Chính vì vậy, nước đun sôi để nguội tốt nhất là dùng trong ngày và không nên sử dụng khi nước đã quá 3 ngày.

Không nên uống nhiều nước sau khi lao động nặng

Nhiều người sau khi lao động nặng, gắng sức sẽ có cảm giác khát và uống rất nhiều nước. Tuy nhiên, theo các bác sĩ việc uống nhiều nước sau khi lao động mệt nhọc rất có hại cho tim mạch. Vì sau khi lao động mệt nhọc, những mao mạch máu trong đường ruột dạ dày ở trạng thái co lại, cơ bắp tập trung trong khi lao động cũng rất căng thẳng. Nếu ngay lúc đó mà đưa một lượng nước lớn vào cơ thể thì dạ dày sẽ không hấp thụ và chuyển hoá ngay được. Nước dễ bị tích tụ trong dạ dày và đường ruột gây cảm giác khó chịu, buồn nôn và ảnh hưởng đến việc tiêu hoá.
Hơn nữa buồng tim đã rất vất vả trong khi ta lao động, nếu tăng đột ngột một lượng nước lớn trong cơ thể sẽ khiến tim phải tiếp tục làm việc nhiều hơn để điều hoà lượng nước này. Chính vì vậy, sau khi lao động nặng, chỉ nên uống nước từ từ để bù đắp lượng nước đã bị mất do bài tiết qua tuyến mồ hôi.



Không nên uống nhiều nước sau khi lao động nặng, tập thể thao.

Trước và sau khi ăn cũng không nên uống nhiều nước vì trong khi ăn, dạ dày và ruột sẽ tiết dịch theo phản xạ có điều kiện. Uống nhiều nước sẽ làm loãng dịch tiêu hóa và các dung môi trong dịch, ảnh hưởng tới sự hấp thụ tiêu hóa thức ăn.
Cũng không nên để quá khát rồi mới uống nước vì lúc đầu lượng nước bị thiếu chưa nhiều, nếu chỉ cần bổ sung một lượng nước nhỏ có thể giải toả được cơn khát. Nhưng nếu cứ tiếp tục nhịn uống, nhất là những lúc cơ thể đang ra nhiều mồ hôi, nước trong cơ thể sẽ cạn khiến các tế bào lâm vào tình trạng thiếu nước. Khi đó, dù uống bao nhiêu nước cũng vẫn thấy khát vì nước chưa kịp tới các tế bào. Và theo thói quen chưa thấy hết khát, lại càng uống nhiều nước. Trường hợp này cũng có hại cho sức khoẻ tương tự như uống nhiều nước sau khi lao động nặng nhọc.

BÁC SĨ NGUYỄN LÂM
Theo songkhoe.net

20 Câu danh ngôn nổi tiếng của Albert Einstein

Chỉ có hai điều là vô hạn: vũ trụ và sự ngu xuẩn của con người, và tôi không chắc lắm về điều đầu tiên. Only two things are infinite, the universe and human stupidity, and I’m not sure about the former.

Không phải là tôi quá thông minh, chỉ là tôi chịu bỏ nhiều thời gian hơn với rắc rối. It’s not that I’m so smart, it’s just that I stay with problems longer.

Kẻ ngu xuẩn nào cũng có thể khiến mọi thứ trở nên to hơn, phức tạp hơn và bạo lực hơn. Chỉ bàn tay của thiên tài – và thật nhiều dũng khí – để biến chuyển ngược lại. – Any fool can make things bigger, more complex, and more violent. It takes a touch of genius – and a lot of courage – to move in the opposite direction.

Có một câu hỏi đôi khi khiến tôi thấy mơ hồ: Tôi điên hay người khác điên? – A question that sometimes drives me hazy: am I or are the others crazy?

Đừng phấn đấu để thành công mà hãy phấn đấu để mình có ích. – Strive not to be a success, but rather to be of value.

Logic sẽ đưa anh từ điểm A tới điểm B. Trí tưởng tượng sẽ đưa anh tới mọi nơi. – Logic will get you from A to B. Imagination will take you everywhere.

Người đọc quá nhiều và dùng tới bộ óc quá ít sẽ rơi vào thói quen suy nghĩ lười biếng. – Any man who reads too much and uses his own brain too little falls into lazy habits of thinking.

Sự khác biệt giữa thiên tài và kẻ ngu dốt là ở chỗ thiên tài luôn có giới hạn. – The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.

Nếu anh không thể giải thích đơn giản thì anh chưa hiểu đủ rõ. – If you can’t explain it simply, you don’t understand it well enough.

Anh càng đi nhanh, anh càng đi được ít. – The faster you go, the shorter you are.

Môi trường là tất cả những gì không phải là tôi. – The environment is everything that isn’t me.

Người trí thức giải quyết rắc rối; bậc anh tài ngăn chặn rắc rối. – Intellectuals solve problems, geniuses prevent them.

Với tôi thì tôi ưa thói xấu câm lặng hơn là đức hạnh phô trương. As far as I’m concerned, I prefer silent vice to ostentatious virtue.

Mỗi người nên đi tìm điều vốn thế chứ không phải điều mình nghĩ là nên thế. – A man should look for what is, and not for what he thinks should be.

Chỉ cuộc đời sống cho người khác là cuộc đời đáng giá. – Only a life lived for others is a life worthwhile.

Tôi chẳng bao giờ nghĩ tới tương lai – nó luôn luôn đến đủ sớm. – I never think of the future – it comes soon enough.

Giáo dục là thứ gì còn lại sau khi anh đã quên những gì anh học ở trường. – Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.

Người đàn ông nào có thể vừa hôn mỹ nhân vừa lái xe an toàn đơn giản là không dành cho nụ hôn sự tận tâm mà nó đáng được nhận. – Any man who can drive safely while kissing a pretty girl is simply not giving the kiss the attention it deserves.

Nếu chúng ta biết rằng chúng ta đang làm gì, thì công việc đó đã không còn được gọi là nghiên cứu. – If we knew what it was we were doing, it would not be called research, would it?

Khoa học là điều tuyệt vời nếu anh không phải kiếm sống bằng nó. – Science is a wonderful thing if one does not have to earn one’s living at it.

< sưu tầm >

Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2014

Cô Đơn

Khi bạn thấy cái HIỆN LÀ, bạn sẽ phát hiện nỗi cô đơn được chuyển hóa như thế nào. (Krishnamurti)
Có hai loại cô đơn: Cô đơn hữu ngã và cô đơn vô ngã.
...Khi con muốn tổ chức và tiêu chuẩn hóa mọi người theo tiêu chí của con thì sự cô đơn đã hình thành trong con một cách kiên cố!
(Viên Minh)



Con thỉnh thoảng nghe pháp của Thầy, con nghe rồi chiêm nghiệm, khi con vướng kẹt thì con lại nghe tiếp và chiêm nghiệm tiếp. Nếu có thể, Thầy giảng một bài pháp về sự “Cô Đơn” được không Thầy? Đề tài này hầu như chưa có ai giảng cả.
Con quan sát thấy rằng, nhiều vị xuất gia nhiều lúc rất cô đơn, lạc lõng trong chính môi trường tu của họ. Con thấy cũng tội mà không biết sao. Con rất muốn xuất gia, nhưng con đang quay về với thực tại chính mình để hiểu rõ mình và chiêm nghiệm rõ để có hướng đi đúng đắn. Đi tu là theo sự “hợp cách” như Thầy đã giảng, không phải theo sự cảm xúc nhất thời, chạy theo bản ngã được cái này cái kia thì càng đánh mất đi bản thân mình. Con nghĩ rất nhiều, và điều quan trọng con phải xem mình thật sự là đúng với người muốn xuất gia hay không, hay là đang trốn tránh sự đời. Con cũng đã đi và gặp một số người, con thấy tội quá Thầy ạ, họ như vào rồi mà không ra được, nhưng sao họ không dám dũng mạnh ra ngoài để làm ăn và trải nghiệm, sống như vậy nhiều lúc buồn quá…
Nếu con được xuất gia, thì con rất muốn viết một cuốn sách về “xây dựng môi trường tu học” tại vì đề tài này rất ít người viết, mà có viết cũng rất sợ đụng chạm. Nhiều vị đi học, đi giảng để xây dựng cho đệ tử tinh thần tu học, nhưng lắm lúc lại quên đi phải xây dựng tổ chức trong nhà chùa, trong nhà của mình sao cho mọi người cùng nhau tu học, cùng nhau nuôi dưỡng tình yêu thương. Con không hiểu sao, con thấy đây là vấn nạn mà Phật giáo Việt Nam đang gặp phải, sự thật là cần một nơi mà sống với trọn vẹn đời người tu, hay là để cho Pháp tự vận hành theo duyên nghiệp của mỗi người, như vậy có phó thác quá cho duyên nghiệp không Thầy?
Con xin lỗi nếu con có nói gì sai, nhưng đó là những gì con trăn trở, những cái thấy của con, làm sao mà xây dựng môi trường tu cho mọi người có được sự học tập và tu thật sự.
Con cảm ơn Thầy nhiều.

Trả lời:



Có hai loại cô đơn: Cô đơn hữu ngã và cô đơn vô ngã.

1) Cô đơn hữu ngã là khi con không cô độc nhưng lại cảm thấy cô độc lạc lõng vì không tìm được mối quan hệ hợp ý mình. Chính ý muốn "xây dựng môi trường tu học" như một tổ chức lý tưởng để thiết lập mối quan hệ hoàn hảo khiến con cảm thấy cô đơn. Biết đâu cuốn sách mà con định viết nhằm xây dựng một môi trường tu lý tưởng theo ý con lại tạo cảm giác cô đơn cho nhiều người khác!? Rồi phải chăng khi con không tìm thấy mối quan hệ lý tưởng trong môi trường tu hiện tại con lại muốn "quay về với thực tại chính mình" mà thực ra là đang trốn chạy sự tương giao hiện hữu, đang tự cô lập mình trong cảm giác cô đơn bất mãn? Khi con muốn tổ chức và tiêu chuẩn hóa mọi người theo tiêu chí của con thì sự cô đơn đã hình thành trong con một cách kiên cố!

2) Cô đơn vô ngã là khi con sống tương giao hài hòa vô ngại với mọi người dù mỗi người là mỗi cá thể đặc thù, nói cho dễ hiểu là mỗi người một tính cách, một trình độ, một biểu hiện độc đáo, một lý lịch quá khứ riêng tư..., mà con không hề có ý muốn tiêu chuẩn hóa mối quan hệ mọi người trong một tổ chức lý tưởng theo ý mình, ngay trong thực tại đó con vẫn thương yêu, tôn trọng, hòa hợp với mọi người dù đồng hay dị mà vẫn sống độc lập, tự tại giữa họ thì đó chính là sự cô đơn vô ngã của một người giác ngộ. Người giác ngộ nhận ra rằng mỗi người đều đã và đang dựng lên cho mình một cái ngã ảo tưởng từ đó phát sinh ra sự bất đồng, và điều kỳ diệu của pháp là chính sự va chạm của những bất đồng đó lại giúp phá vỡ thành trì của bản ngã, nên sự va chạm ấy vô cùng cần thiết, trong khi ý muốn "tổ chức môi trường tu học" hoàn hảo lại chính là ý đồ nuôi dưỡng và gia cố cho cái bản ngã luôn muốn cầu toàn, vì vậy mà nó không bao giờ giác ngộ được bản chất vô thường, khổ, vô ngã của đời sống.


Theo hỏi đáp: Trung Tâm Hộ Tông

KRISHNAMURI nói về SỰ CÔ ĐƠN



Bạn có biết nổi cô đơn có nghĩa là gì không và bạn có ý thức rõ về nó hay không? Tôi rất nghi ngờ về điều đó, bởi vì chúng ta đã bóp nghẹt bản thân mình trong các hoạt động, trong sách vở, trong các mối quan hệ, trong những ý niệm, mà những thứ này thực ra ngăn cản chúng ta có thức giác về trạng thái cô đơn.
Chúng ta hiểu trạng thái cô đơn là gì? Nó là một cảm thức về sự trống rỗng, không có gì cả, một trạng thái cực kì hoang mang mờ mịt, không bến không bờ. Nó không phải là nỗi tuyệt vọng hay thất vọng, nhưng là một cảm thức về hư vô, một cảm thức về sự trống không và một cảm thức về sự ẩn ức bất toại. Tôi chắc rằng tất cả chúng ta đều đã từng cảm thấy trạng thái đó, những người hạnh phúc lẫn những người bất hạnh, những người thật năng nổ hoạt động lẫn những người mê say kiến thức. Tất cả họ đều biết trạng thái này. Nó là sự cảm nhận nỗi đau bất tận, thực sự, một nỗi đau không thể che giấu, mặc dù chúng ta cứ cố che giấu.Chúng ta hãy tiếp cận lại vấn đề này để thấy cái gì thực sự xảy ra, để thấy bạn làm gì khi bạn cảm thấy cô đơn. Bạn cố gắng đào thoát khỏi tình cảnh cô đơn của bạn, bạn cố gắng đọc tiếp một quyển sách, bạn theo một lãnh tụ nào đó, hay bạn đi xem chiếu bóng, bạn trở nên hết sức năng nổ về mặt xã hội, bạn đi lễ bái cầu nguyện, hay bạn vẽ, bạn làm một bài thơ về nỗi cô đơn. Đấy là điều đang thực sự xảy ra. Khi bắt đầu thức giác về nỗi cô đơn, nỗi đau của nó, nỗi sợ hãi khác thường và sâu thẳm về nó, bạn tìm kiếm một lối thoát và lối thoát đó trở thành quan trọng hơn và do vậy các thứ hoạt động của bạn, kiến thức của bạn, các thần linh của bạn, những chiếc radio của bạn, tất cả trở thành quan trọng, không phải thế sao? Khi bạn đặt tầm quan trọng vào những giá trị thứ yếu, chúng đưa bạn tới bất hạnh và hỗn loạn; những giá trị thứ yếu tất nhiên là những giá trị của cảm giác; và nền văn minh hiện đại đặt nền tảng trên những giá trị ấy cống hiến cho bạn lối đào thoát này - đào thoát qua việc làm của bạn, qua gia đình của bạn, tên tuổi của bạn, việc học tập của bạn, qua việc họa vẽ v.v...; tất cả nền văn hóa của chúng ta được đặt nền tảng trên lối đào thoát đó. Nền văn minh của chúng ta được xây dựng trên đó và đấy là một sự kiện.Bạn có bao giờ thử nghiệm ở trạng thái một mình chưa? Khi bạn làm thế bạn sẽ cảm thấy nó khó khăn khác thường đến dường nào và chúng ta phải có sự thông minh khác thường đến dường nào để ở vào trạng thái một mình, bởi vì tâm thức không chịu để cho chúng ta một mình. Tâm thức trở nên náo động, lăng xăng với những cách đào thoát, vậy chúng ta sẽ làm gì? Chúng ta sẽ cố gắng lấp đầy cái trống không khác thường này bằng cái biết được. Chúng ta phát hiện phải năng động thế nào, phải bặt thiệp ứng xử ra sao; chúng ta biết phải học tập như thế nào, nghe radio như thế nào. Chúng ta sẽ lấp đầy cái thực thể ấy mà chúng ta không biết bằng những thứ mà chúng ta biết. Chúng ta cố lấp đầy cái trống rỗng ấy bằng đủ loại kiến thức, các mối quan hệ, hay các đồ vật. Há không phải là thế sao? Đấy là quá trình của chúng ta, đấy là cuộc hiện sinh của chúng ta. Giờ đây khi bạn nhận chân điều gì bạn đang làm, bạn có còn nghĩ rằng bạn có thể lấp đầy cái trống rỗng đó hay không? Bạn đã cố dùng mọi phương cách nhằm lấp đầy sự trống rỗng này của nỗi cô đơn. Bạn có thành công trong việc lấp đầy nó hay không? Bạn đã cố đi xem phim ảnh và bạn đã không thành công và do vậy bạn đi theo các chân sư của bạn và những kinh sách của bạn, hoặc bạn trở thành người hoạt động rất tích cực về mặt xã hội. Bạn có thành công trong việc lấp đầy nó không hay là bạn chỉ che giấu nó mà thôi? Nếu bạn chỉ che giấu mà thôi thì nó vẫn tồn tại ở đó; do vậy nó sẽ trở lại. Nếu bạn có khả năng đào thoát hoàn toàn thì bấy giờ bạn bị nhốt vào bệnh viện tâm thần, hoặc bạn trở nên mê đần hết mức. Đấy là điều đang xảy ra trên thế giới.Liệu sự trống rỗng này, trạng thái hư vô này, có thể lấp đầy được hay không? Nếu không thể lấp đầy được thì liệu chúng ta có thể chạy trốn nó, đào thoát khỏi nó hay không? Nếu chúng ta đã từng kinh nghiệm qua và đã thấy một lối đào thoát nào đó là vô giá trị thì, do vậy há chẳng phải mọi lối đào thoát khác cũng đều là vô giá trị hay sao? Dù bạn lấp đầy sự trống rỗng ấy bằng thứ này hay thứ khác, việc đó cũng chẳng quan trọng gì. Cái gọi là thiền định cũng là một lối thoát. Thay đổi cách đào thoát của bạn, việc ấy chẳng quan trọng bao nhiêu.Vậy làm thế nào bạn sẽ phát hiện ra cái gì cần phải làm về nỗi cô đơn này? Bạn chỉ có thể phát hiện ra cái cần phải làm khi nào bạn ngưng dứt đào thoát. Chẳng phải thế sao? Khi bạn sẵn sàng đối mặt cái HIỆN LÀ - tức là bạn không được mở radio, tức là bạn quay lưng lại với nền văn minh - lúc bấy giờ nỗi cô đơn đi đến chỗ chấm dứt, bởi vì nó được chuyển hóa hoàn toàn. Nó không còn là nỗi cô đơn nữa. Nếu bạn không hiểu cái HIỆN LÀ thì bấy giờ cái HIỆN LÀ là cái thuộc về thực tại. Bởi vì tâm thức cứ luôn lẩn tránh, đào thoát, không chịu lấy cái HIỆN LÀ nên nó tạo sinh ra những chướng ngại cho chính nó. Bởi vì chúng ta có quá nhiều thứ chướng ngại ngăn cản chúng ta nhìn thấy nên chúng ta không thông hiểu cái HIỆN LÀ và do vậy chúng ta đang chạy trốn thực tại; mọi thứ chướng ngại này đã được tạo ra bởi tâm thức để không thấy cái HIỆN LÀ. Thấy cái HIỆN LÀ không những đòi hỏi nhiều năng lực hành động và thức giác trong hành động mà còn có nghĩa là quay lưng lại với mọi thứ gì mà bạn đã xây dựng nên, tài khoản ngân hàng của bạn, tên tuổi của bạn và mọi thứ gì mà chúng ta gọi là văn minh. Khi bạn thấy cái HIỆN LÀ, bạn sẽ phát hiện nỗi cô đơn được chuyển hóa như thế nào.

Về sự cô đơn - Krishnamurti
(theo bản dịch của Nguyễn Minh Lý)

Thứ Bảy, 23 tháng 8, 2014

Thấy biết như thật

1, Cách đây chừng dăm bảy năm, có một bạn rất trẻ đến gặp tôi và mang theo một cuốn sách do chúng tôi xuất bản và nói rằng cuốn sách này dở. (Hồi đó, công ty mới thành lập và chúng tôi, những người lính mới trong nghành xuất bản rất tự hào về những ấn phẩm của mình). Tôi hơi nóng mặt và định mắng cho cậu sinh viên trẻ kia 1 trận, hoặc ít nhất là tranh luận với cậu ta. Bởi trong lòng, tôi đang nghĩ rằng cậu ấy chê công ty tôi và chê cá nhân tôi.May thay, tự nhiên tôi khựng lại, giật mình. Thứ nhất, cậu ta chê cuốn sách này chứ đâu có chê cá nhân tôi. Thứ 2, cậu ta chê cuốn sách chứ không hề chê công ty của chúng tôi. Thứ 3, cậu ta chê cuốn sách cụ thể này chứ đâu có chê tất cả sách do chúng tôi xuất bản. Ấy vậy mà tôi đã vơ hết vào mình, để rồi xuýt thì sân hận nổi lên.
Tôi ngồi bình tĩnh nghe cậu sinh viên trẻ “chê”. Tôi nghe chăm chú để ghi nhận và sửa. Thực ra đây cũng là một buổi học miễn phí rất hữu ích bởi khi mở ra công ty sách, hiểu biết của tôi về xuất bản là con số không tròn trĩnh.
Tôi ngồi lại một mình và nghĩ: ôi cái tôi của mình to quá. Mình cứ nghĩ tôi phải thế này, phải thế kia. Rằng đây là công ty của tôi, rằng công ty của tôi thì phải tốt, phải tuyệt. Ôi, chính của tôi và tôi là 2 từ chết người gây bao phiền não cho tôi. Và chúng ta.
Sau này, cậu sinh viên kia thành học trò yêu quý hàng đầu của tôi.

2, Cách đây vài tuần tôi có hướng dẫn lớp thiền 2 ngày cho mấy chục anh chị em doanh nhân, trí thức. Câu chuyện của chị Trâm, một cô giáo dạy toán, trong giờ thiền sẻ chia làm tôi giật mình.
Bữa nọ, cô Trâm ra đầu bài để các học trò giải. Sau đó cô đưa ra cách giải bài toán. Tự nhiên có 1 em học sinh thốt lên “cách giải của cô giở ẹc”
Cô giáo Trâm nóng mặt. Nếu là ngày xưa, khi chưa học thiền, thì cô Trâm ngay lập tức kết luận là học trò vô lễ và có thể kỷ luật em. Thậm chí có thể mời phụ huynh đến hoặc đưa lên gặp thầy hiệu trưởng.
May thay, cô giáo Trâm nhận ra rằng, bạn này chê lời giải của cô chứ đâu có chê cô. Và cô bình tĩnh quay về với hơi thở. Sau đó, hỏi ra mới biết em cũng không có lời giải nào khác. Hôm đó là thứ 6.
Thứ 2 đầu tuần, cô Trâm lên lớp và thấy 1 bó hoa rất đẹp để trên bàn, kèm theo lời chúc và tặng cô. Hóa ra đó là món quà quý giá của chính cậu học trò kia.
Chánh niệm là thấy biết như thật. Chúng ta hay bị tưởng. Do tưởng nên ta nhận định sai về 1 câu chuyện, 1 con người, một sự việc. Nếu chúng ta biết dừng lại, thở vài hơi, nhìn nhận lại sự việc như thật, như nó là. Khi đó ta thấy rất thú vị. Chúng ta thấy ngay bản chất thật và ta rất bình an.
Chánh niệm là không phán xét. Là ta ghi nhận tất cả. Như thật. Như nó là.
Yếu tố đầu tiên của thiền là buông xả. Buông xả là BUÔNG THÁI ĐỘ PHÁN XÉT, TÌM CẦU của bản ngã ảo tưởng chứ không phải buông trạng thái đang là nơi thân, nơi tâm, nơi các sự việc đang diễn ra.
Thấy biết như thật giúp ta có hạnh phúc có bình an và đưa ta đến giác ngộ và giải thoát sớm nhất.
Trong tâm tôi vọng lên mấy lời thơ sau:
Buông xuống đi, hãy buông xuống đi
Cái TÔI ảo tưởng - có là chi
Bình an và theo dõi hơi thở
Phán xét ích chi, tìm cầu làm gì!


TS Nguyễn Mạnh Hùng – Công ty sách Thái Hà

Bản chất của tình yêu

Thân thiết quá dễ trở nên nhàm chán
Dễ buông lời.. ngao ngán cõi lòng nhau!
Nếu trân kính như buổi vừa kết bạn
Dù xa xôi.. vẫn đẹp thuở ban đầu!


Quan tâm quá dễ trở nên ràng buộc
Rồi xây thành giam nhốt kẻ mình thương.
Khi ta Hiểu người ta thương cùng tột
Đâu trói người chết ngột bởi tơ vương?

Yêu thương quá có khi lòng đau đớn
Bởi tình đời như nắng sớm sương tan,
Trong hội ngộ đã ươm sầu chia biệt
Nọ người dưng, sao lệ nhỏ hai hàng?

Sâu đậm quá rồi có khi nhòa nhạt
Kẻ khóc nhiều đôi lúc lại mau quên!
Không gắn bó, không trách đời đen bạc
Xót xa này ai trót dệt thành tên?

Nên hãy sống mở lòng thương như Bụt
Trí và Bi như lượng nước sông Hằng
Tình hạn lượng dắt ta vào ngõ cụt
Với Tâm Từ, vui giải thoát lâng lâng...

Thích Tánh Tuệ
Oklahoma 22/8/14 

Thứ Năm, 21 tháng 8, 2014

Cuộc sống vốn dễ dàng đừng làm cho nó khó khăn hơn

Một bài nói chuyện thật thú vị và đem đến những góc nhìn bất ngờ từ một người nông dân - anh Jon Jandai.
Trong bài này, anh kể về đời mình qua đó nói lên quan điểm của anh về cuộc sống và những việc anh đã làm để giúp đỡ cộng đồng.
Mời quý vị xem bài nói chuyện của anh trong đoạn video clip dưới đây:

Cuộc sống vốn dễ dàng, đừng làm cho nó khó khăn hơn


Truyện tình thời đại: Tôi lấy thương binh!

Thời xã hội trù phú có những cuộc tình lãng mạn và độc giả từng có lúc gối đầu giường cuốn Love Story của tác giảErich Segal. Ngày nay tuy không gọi là thời chiến nhưng chiến tranh vẫn xảy ra ở nhiều nơi trên trái đất và thế giới tư bản gặp cơn suy thoái về kinh tế nên nhiều người bị cuốn vào cơn gió bụi.
Từ năm 2008 kinh tế Bắc Mỹ kém huy hoàng và trong các cuộc chiến như ởIraq và Afghanistan có khá nhiều thanh niên Mỹ hy sinh và không ít người bị thương trầm trọng. Trong hoàn cảnh xã hội thăng trầm, nhân tâm ly tán nhiều khi xảy ra các bi kịch tình ái nhưng đôi lúc xuất hiện những cuộc tình éo le, nhưng có kết cục hạnh phúc được nhiều người trân trọng.
Sau đây là một chuyện tình thời đại rất đẹp và được nhiều người biết chuyện cảm động vì nó vượt khỏi sự bình thường của hoàn cảnh xung quanh.
Truyện tình này là chuyện thực và do nhân vật thực trong đời kể lại trong tạp chí Cosmopolitan số tháng bảy, 2014 trong hồi ký: “I Married a Wounded Soldier.”

Chuyện tình Brian Kolfage và Ashley Goetz
“Tôi ra đời và trưởng thành ở San Angelo, một thành phố nhỏ ở phía tâyTexas, một nơi có chừng 100.000 dân cư và khá nhiều trại chăn nuôi. Nơi đây gần như mọi người quen biết nhau. Khi tôi còn học trung học, tôi làm hầu bàn tại quán Chill. Chàng trai có tên là Brianlúc đó tuổi vừa 19, đóng ở căn cứ không quân Goodfellow Air Force Base trong thành phố, thường ra vào quán với bạn bè. Chàng trai nằng nặc muốn cho tôi số điện thoại, nhưng lúc đó tôi có bạn trai rồi nên hờ hững. Brian đẹp trai nhưng lại có vẻ quá tự tin nên tôi sợ rằng hò hẹn với chàng ta, vào một lúc nào đó, dễ bị cho leo cây nên tôi lờ đi trước những lời ong bướm tán tỉnh. Lúc đó tôi nào có biết tấm lòng thực của anh ta mà sau này mới nghe kể lại, rằng anh ta từng tâm sự với bạn bè muốn lấy tôi làm vợ.
Thế rồi, nhiều cơ hội khiến chúng tôi gần nhau hơn, nào là có mặt ở cùng cuộc vui trong vùng nên trở thành bè bạn. Lúc đó, tôi thích dáng vẻ tự tin củaBrian và chia sẻ sở thích với chàng như rong chơi trên thuyền và xem hockey.
Brian được gửi sang Kuwait vào năm 2003 và tới chiến trường Iraq vào 2004 và ở đó anh trở thành một hiến binh do nhu cầu công vụ dù được huấn luyện làm phi công.
Rồi biến cố xảy ra. Vào 11 tháng 9 năm 2004, khi Brian ra ngoài lều trại để uống nước thì một hỏa tiễn của địch quân rơi cách anh chừng một mét. Hỏa tiễn nổ nghiền nát đôi chân anh. Buồn thay anh mới ở Iraq trong tuần đầu.
Lúc bấy giờ tôi đang học ở đại học nên ít có thời giờ tiếp xúc với Brian, tôi chỉnghe tin anh bị nạn nhưng tình trạng thương tích của anh như thế nào tôi không rõ, cho tới lúc một tờ báo địa phương kể lại chuyện hy sinh của anh, tôi mới biết. Thì ra anh đã mất cánh tay mặt và cả đôi chân và trở thành một nhân viên phi hành bị tàn phế nặng nề nhất trong lịch sử Mỹ. Hiển nhiên, có nhiều chiến binh bị thương nặng nề trong các binh chủng khác nhưng Brianlà một quân nhân trong Không lực sống sót sau khi bị thương tới mức mất một phần tư cơ thể và tuổi trẻ.
Tôi vô cùng xúc động khi nghe tin này và trong lòng ngổn ngang trăm mối về anh. Liệu anh có còn là chàng trai hôm nào hay không? Không biết anh sẽ sống độc thân suốt đời hay cần cuộc sống bình thường?
Thế rồi năm tháng trôi qua và tôi ngheBrian sau khi bị thương đã trải qua nhiều cuộc chỉnh hình và luyện tập để thích cứng với đời thường. Nghe tin, tôi hy vọng tình trạng của anh tiến triển nhưng không rõ lắm anh đã thích ứng ra sao. Tôi hơi ngạc nhiên vào tháng ba, 2008, bốn năm sau khi anh bị thương và kể như từ lần cuối tôi gặp anh, anh liên lạc với tôi qua Facebook trong khi tôi đang học chuyên về giáo dục năm cuối ở đại học.
Tôi lần theo trang địa chỉ mạng của anh và xem một đoạn video về anh do Không lực thực hiện. Trong video này tôi thấy mức bình phục của anh khả quan và xem ra có hy vọng tiếp tục cuộc sống bình thường. Từ đó chúng tôi bắt đầu gửi lời nhắn và hình ảnh cho nhau. Mối liên hệ giữa chúng tôi vững mạnh hơn, mật thiết hơn kể cả lúc chúng tôi mới bắt đầu kết bạn và Briannăn nỉ đề nghị mua cho tôi một vé máy bay để tôi tới thăm anh ở Tuscon, Arizona nơi anh đang sống. Tôi xúc động, xem ra chàng trai này thực tình yêu tôi nên sau một tháng tiếp xúc qua internet, tôi quyết định bay tới nơi anh ở để thăm viếng người cũ.
Brian ở một mình và theo ngành kiến trúc tại Đại học Arizona. Anh tự tập viết và vẽ bằng tay trái. Anh ra phi trường đón tôi bằng xe lăn và không mang chân tay giả. Tôi thực sự bàng hoàng vì ngày thường ít thấy ai không chân và cụt một tay ngồi trên xe lăn. Nhưngở anh, anh vẫn giữ vẻ rất dễ thương ngày trước, một hình ảnh ăn sâu trong ký ức tôi. Anh hôn tôi và chở tôi về nhà anh trên chiếc xe Range Rover màu đen (anh cho biết trước kia người ta cho anh một chiếc minivan được thiết trí thuận tiện cho anh cầm lái nhưng anh không thích, nên bán đi và mua chiếc Rover cũng được thiết trí để anh có thể điều khiển bằng tay).
Sau đó tôi cảm thấy không phải mình tới thăm anh với tư cách bạn bè quan tâm tới nhau mà chúng tôi có những giờ phút hạnh phúc bên nhau nên tôi quyết định ở lại với anh ba ngày.
Brian khiến tôi cảm thấy dễ chịu, anh đã cư xử một cách tuyệt vời khiến người bên anh quên rằng anh khác với người bình thường. Trước đây tôi tưởng lầm anh không thể tự săn sóc lấy mình nhưng anh đã thích nghi được với cuộc sống đơn chiếc, đặc biệt chiếc xe lăn của anh thiết trí bộ phận có thể nâng cao hạ thấp nên anh có thể lấy những món đồ mà mình muốn.
Tại nơi anh ở, anh đã mua sẵn những đóa hồng tuyệt đẹp và gấu nhồi bông chờ tôi. Anh đã đầu tư tâm tư vào những việc nhỏ bé nhưng đầy ý nghĩa này. Trước đây tôi không nghĩ tới việc chúng tôi sẽ ngủ với nhau nhưng khi tiếp xúc với anh, trước sức hút mãnh liệt, khiến chúng tôi gần nhau. Lần đầu tiên chúng tôi ân ái, tôi bồn chồn không yên không hiểu bằng cách nào và sẽ ra sao. Anh chỉ còn lại phần chân trái dài chừng ba inch, còn phần chân mặt cụt hẳn. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy cảnh này nhưng anh làm tình không hề vụng về, anh bảo tôi: “Chân nếu khéo điều khiển thì cũng xong thôi!” và anh đã có lý. Đó là câu hỏi đầu biên mà bạn bè tôi thường thắc mắc nhưng mọi việc diễn ra hoàn toàn suôn sẻ.
Năm cuối cùng chương trình học của tôi đã hoàn thành, tình yêu giữa chúng tôi thêm đậm đà và Brian tới San Angelosống với tôi trong mùa hè. Anh chở theo hai con chó nhỏ lông xù Bamham vàPebbles, tình cờ tôi cũng co một con loại Pom này có tên là Riley, nên chúng tôi thêm vui.
Cuối mùa hè, anh giúp tôi tìm một việc trợ giáo ở Tuscon và tôi dọn về ở với anh. Chúng tôi bắt đầu bàn chuyện hôn nhân và tôi thấy cần thích ứng với cuộc sống hằng ngày bên anh nếu chúng tôi quyết định sống bên nhau trọn đời.
Brian là mẫu người độc lập nhưng tôi cần học kiên nhẫn hơn đối với anh. Anh làm việc gì cũng cần thêm thời gian, như anh cần chút thì giờ để mang chân giả nếu chúng tôi muốn ra ngoài. Nhưng tôi yêu anh nên những trở ngại này không phải vấn đề lớn lao gì.
Vào năm 2009, trên đỉnh Mount Lemmonnhìn xuống thành phố Tuscon, Brian đề nghị xin cưới tôi một cách tình tứ và chân thành. Điều tưởng tượng đã trở thành sự thực. Tôi sung sướng vì sẽ ở bên cạnh anh suốt cuộc đời này.
Nghe người ta bàn tán xôn xao trước việc tôi bằng lòng lấy Brian và có con với anh, kể ra cũng khó chịu. Một số bạn bè tôi hỏi: “Mày có chắc muốn sống với anh chàng này không?” Nhưng giờ đây họ đã quen anh, họ sẽ không nghĩ ngợi lôi thôi như trước. Ba má tôi không phản đối vì thấy anh đối với tôi rất tốt. Và bạn bè anh trước kia thường cười vui khi anh mới gặp tôi lần đầu đã cho biết một ngày nào đó sẽ cưới tôi, ngày nay chứng kiến hôn lễ của chúng tôi đều tán thưởng và cảm phục.
Giờ đây xuất hiện trước công chúng, chúng tôi không biết người chung quanh sẽ phản ứng ra sao. Một số cảm ơn anh vì công việc anh đã cống hiến cho đất nước, và số khác thì cảm động đến bật khóc. Cũng có người nhìn chúng tôi với cặp mắt hết sức ngạc nhiên. Còn con nít thì tỏ ra tò mò nhất. Chúng muốn sờ vào đôi chân giả (giá vào khoảng 100.000 Mỹ kim) để xem hoạt động ra sao. Còn một số khác thì tỏ ra kinh hoàng không dám lại gần anh ấy.
Brian không quan tâm tới thương tích và sự tật nguyền của mình như trước đây. Theo anh: “đã không thay đổi được tình trạng thì tại sao không thích nghi với nó!”
Khi anh bình phục sau 11 tháng nằm điều trị ở trung tâm Walter Reed National Military Medical Center, anh đã từng chứng kiến nhiều chiến binh bị thương tích kinh khủng như mất gần hết khuôn mặt, có người thì bị thương não bộ khiến không còn nhận ra người thân. May mắn anh còn một bộ óc còn lành lặn. Khi chúng tôi tới thăm Hawaii, anh thích thú bơi trong nước như mọi người xung quanh.
Hiện giờ, Brian đã hoàn thành chương trình kiến trúc và chúng tôi chưa biết chắc sẽ trù tính gì trong tương lai. Chúng tôi có thể dời nhà sang Florida vìBrian thích sống gần gũi biển cả.
Khi chúng tôi làm đám cưới vào năm 2011, chúng tôi muốn xây dựng một tiểu gia đình ngay. Nhưng tôi không thể hoài thai. Ban đầu tôi nghĩ do thương tật của anh gây ra chuyện này nhưng sau mới biết chính cơ thể của tôi là nguyên nhân cản trở. Cổ tử cung của tôi quá hẹp, nên chúng tôi cần thực hiện thụ thai trong ống nghiệm IVF (In vitro fertilisation) mới toại ý. Bé Paris ra đời vào tháng tám, 2013.
Người không biết chuyện chúng tôi thì cho rằng tôi phải làm mọi việc trong nhà, nhưng thực ra tôi không làm nhiều hơn những bà vợ khác. Brian có thể tự mặc quần áo, tắm rửa một mình, nấu nướng và lái xe. Dĩ nhiên có khác là ở chỗ này: anh ấy cần có thêm thời gian để làm xong mọi việc hằng ngày. Vì yêu chồng nên tôi suy nghĩ đắn đo hơn trước khi phán xét, nếu tôi chỉ xét bề ngoài thì chẳng bao giờ cho anh cơ hội lấy tôi và bản thân tôi sẽ chẳng bao giờ cảm thấy hạnh phúc chân thực trong đời.

Chu Nguyễn

Thứ Tư, 20 tháng 8, 2014

Học Trò Á Châu Trên Đất Mỹ


If you think education is expensive, try ignorance.” Derek Bok.

Gần đây có nhiều bài báo in cũng như điện báo (Anh ngữ), có ghi lại những diễn tiến chính trị khởi xướng bởi đại biểu của các giống dân thiểu số với chủ đích giới hạn tỉ số số học sinh Á châu đồng thời yêu cầu, đề nghị thiết lập các “quota” (tỉ số ấn định trước) cho các giống dân thiểu số đặc biệt là học sinh Mỹ gốc da đen và Châu Mỹ La tinh (Hispanic)
được nhận vào các trường đại học lớn, nổi tiếng trên đất Mỹ. Họ chưng ra bằng chứng là vì, tại các trường học nổi tiếng, tỉ số học sinh Mỹ gốc Á châu quá cao so với số học sinh thuộc các giống dân khác (Chẳng hạn, nhìn vào chương trình 4-năm của một số trường lớn trong năm 2010 như UC Berkly 42%, UCLA 38%, UC San Diego 44%... là dân Mỹ gốc Á châu).
Đã có rất nhiều tranh luận xoay quanh các vấn đề bình đẳng, cơ hội, di truyền, văn hóa, kinh tế… gây ra sự chênh lệch về sỉ số học trò Á châu trong các trường tốt trên đất Mỹ.
Nhận xét chung cho là gia đình người Á châu coi trọng vấn đề giáo dục con cái. Bố mẹ người Á châu không hề coi trường học như là nơi giữ trẻ để họ còn có thời giờ để làm chuyện khác. Tôi có nhận xét qua kinh nghiệm nuôi con của chính gia đình tôi: Hình như bố mẹ học trò Á châu thường là người bố và mẹ duy nhất trong các giống dân, mỗi ngày, ngồi xuống bàn học cùng với con cái sau giờ tan trường để giúp con cái học và làm các bài tập đem từ trường học về. Họ luôn luôn muốn biết chắc chắn là con cái phải đi học đúng giờ, làm xong các bài tập và theo dõi, để tâm vào sự dạy dỗ của Thầy Cô. Bố mẹ người Á châu cũng là người duy nhất không quản chi phí tốn kém cho con đi học thêm các chương trình giáo dục khác sau giờ tan học như âm nhạc, võ thuật, bơi lội, học hè, học luyện thi SAT, MCAD… Trong lớp của con tôi trong một trường huấn luyện bơi lội (swimming school) do người Mỹ làm chủ ở Orange County, có 8 học trò thì 7 đứa trẻ là người Việt Nam và duy nhất một học trò ngưởi Mỹ trắng. Ông chủ trường học (bơi lội) nói với tôi là:

“Chỉ có Bố mẹ người Á châu (Việt Nam nói riêng) mới sẵn lòng trả tiền và bỏ thời giờ đi theo con cái họ đến lớp học như vầy…”

Đó là lý do tại sao học trò Á châu đi học có điểm cao trong lớp. Công thức để học giỏi kể ra cũng dễ hiểu: Sự tận tâm, quyết tâm làm việc của từng người trong gia đình và cha mẹ sẵn sàng hy sinh các thú vui riêng cho tương lai của con cái. Phần thưởng không thể đến nếu mình chẳng làm gì cả. Làm việc tận lực, chịu khó, chịu tốn kém mọi mặt để đạt được những gì mình mơ ước chứ không phải chỉ đứng xếp hàng là có người hay cơ quan nào đó đưa quà tận tay cho mình.
Bây giờ cũng đang có sự kêu gọi định đặt một “quota” (Một con số hay tỉ số ấn định trước) cho dân thiểu số không phải người Á châu vào các trường đại học. Tôi thấy vần đề “quota” không thể là lời giải cho vấn đề mất quân bình, hay bất công xã hội. Thứ nhất, đặt “quota” cho sỉ số học trò Mỹ gốc da đen, hoặc La tinh, vào các đại học tốt thì sẽ làm cho trường đại học tốt không còn được gọi là “tốt” nữa vỉ cái “low standard” mà học trò học kém đem vào trường; Thứ hai, giả thử cũng đặt “quota” cho học trò Á châu phải được tuyển chọn vào các đội banh chuyên nghiệp như NBA, hay NFL thay vì tuyển chọn dựa trên khả năng ghi điểm (scoring) của cầu thủ thì giá trị của các đội banh chuyên nghiệp này sẽ như thế nào? Có ai phản đối hay không? Hỏi là trả lời. Vấn đề “quota” hiển nhiên không công bằng và không thực tế, không cần thiết phải bàn thêm.
Vấn đề đặt ra bây giờ là: Ai (hay cơ quan nào) là người có lỗi trong cái sỉ số bất quân bình trong các trường đại học tốt hiện nay? Rõ ràng không phải là trường học. Trường tốt dĩ nhiên phải có chương trình tuyển chọn gắt gao (“high standard, high scores”) của họ. Nếu một học trò bị từ chối không cho nhập học, theo tôi, đó không phải là lỗi của nhà trường. Sự học hỏi cho ra trò, đạt điểm cao đòi hỏi sự tận tâm và chăm chỉ. Gia đình của những ứng viên (applicants) không hề muốn con cái họ (ứng viên) làm việc chăm chỉ nhưng lại sẵn sàng lên tiếng than phiền về sự bất công thì ngay từ sự than phiền này chúng ta thấy đã có sự thiếu công bình rồi…
Đất nước Hoa kỳ sẽ đi về đâu nếu cái gọi là “quota” được chấp thuận? Đồng ý là các đường lối cải thiện xã hội xưa nay vẫn chủ trương “nâng đỡ” các học sinh thuộc gia đình nghèo (underprivileged) để tạo sự công bằng xã hội nhưng không có nghĩa là cứ tự nhiên chấp nhận hàng loạt các học trò ngu đần, lười biếng vào các trường tốt bởi vì họ là học trò thiểu số. Chủ trương đặt “quota” này sẽ có hậu quả / phản ứng “ngược.” Tại các trường tốt, học trò Mỹ gốc da đen và La tinh sẽ tiếp tục học kém, không thể nào tranh đua kịp học trò gốc Á châu; trong khi “trường tốt” sẽ không còn là trường tốt nếu “standard” trở thành thấp kém. Mọi người chúng ta, ở nơi đâu? làm chuyên gì? Cũng cần phải cố gắng vươn lên để thành công. Những sự lười biếng và ganh tị không giúp ích được gì cho sự phát triển.
Ngoài ra, tôi cũng nhận thấy học trò Mỹ gốc Á châu không nhất thiết thông minh hơn học trò Mỹ da đen, hay La tinh, hay da trắngTrẻ con Á châu chú tâm học hành và chăm chỉ hơn bởi vì cha mẹ Á châu không đồng ý hay chấp nhận với các duyên cớ do trẻ con nêu ra để làm cho việc học hành bị đình trệ. Học trò Mỹ gốc Á châu không phải tìm ở đâu xa, chúng chỉ việc nhìn vào ngay chính bố mẹ chúng là đã thấy những gương công dân tốt (role models); trong khi trẻ con da đen hay La tinh phải nhìn vào những anh chàng băng đảng cướp bóc tàn bạo, những ca sĩ vô học đeo vô số vòng vàng dây chuyền, hay cầu thủ thể thao nghiện ngập có hợp đồng bạc triệu là người gương mẫu… Đã đến lúc phải cần có sự thay đổi về sự nhận thức gọi là “tiêu chuân / gương mẫu;” y như TT Obama vẫn thường nói (“Time for change”). Nói thì dễ nhưng thực hành là chuyện khác.
Theo học một trường học tốt đồng nghĩa với sẽ có việc làm tốt và tương lai tươi sáng. Các chỗ ngồi trong các trường học tốt luôn luôn có sẵn; nhưng các ứng viên cần có một cách gì chứng tỏ mình xứng đứng được nhà trường nhận vào; chứ không phải chẳng cần làm gì nhiều (thí dụ như chỉ cần có một giấy giới thiệu của một mục sư nào đó chẳng hạn), đứng chờ một lúc sẽ có người đem đến đưa cho mình… Trường học và cả bố mẹ nữa không gặp khó khăn gì khi nói với con cái là chúng có thể lớn lên và trở thành Tổng thống Hoa kỳ; nhưng mà hình như ít bố mẹ (ngoại trừ Á châu) luôn luôn căn dặn con cái là việc đầu tiên phải tìm mọi cơ hội để đạt lấy một giáo dục cơ bản để làm hành trang; phải học và làm việc chăm chỉ thì mới có thể biến mong ước thành sự thật được. Tôi phải lấy làm ngạc nhiên, khi mới qua Mỹ, nhìn thấy là học trò ở Mỹ ăn mừng tốt nghiệp, học xong bậc trung học; và còn ngạc nhiên hơn khi thấy thằng con trai bé tí phải mua thuê áo mão để mặc vào trong lễ “tốt nghiệp” trường mẫu giáo ?!
Rất tiếc phải nói là hệ thống “an sinh xã hội” cho không (Welfare) đã làm tàn lụi, hủy hoại đời sống cũng như ý chí thăng tiến của bao nhiêu dân thiểu số Mỹ da đen và La tinh. Sự tận tụy chăm chỉ cất tiếng cao hơn lời nói. Dân Á châu nói chung tận tụy hơn là nói than thở suông vô nghĩa vì biết rõ là sẽ không có ai quởn để nghe họ phàn nàn… Tiếng nói chính trị của dân Á châu dầu sao cũng còn quá nhỏ bé!
Nhìn qua lịch sử di dân đến đến đất Mỹ của các giống dân thiểu số. Từ khi bắt đầu, sự nhọc nhằn, khó khăn nói chung rất gần với nhau: Dân da đen là những món hàng rẻ mạt qua sự trao đổi nô lệ từ Phi châu của các con buôn nô lệ người da trắng; Dân Nam Mỹ La tinh đi bộ bằng chân, đã vượt leo qua hàng rào, chèo lội qua sông qua bờ biển, lạc lõng giữa sa mạc nóng cháy; Dân tầu được tuyển mộ làm lao công giá rẻ mạt để xây dựng đường sắt, cầu cống, hầm mỏ; Dân Việt hy sinh bỏ hết tài sản ruộng vườn, vượt biên, vượt biển tị nạn cộng sản trong đói khát, chết chóc… Sau đó, tại đất Mỹ, chỉ một vài chục năm, hay một hai thế hệ sau, sự cách biệt về kinh tế cũng như xã hội của di dân Á châu và các giống dân thiểu số khác đã sống lâu năm trên đất Mỹ thấy có cách xa rõ ràng. Tại sao? Chỉ vì mỗi giống dân đến Mỹ dù đều là tay không nhưng họ mang trong người những di sản văn hóa khác nhau. Dân da đen và Nam Mỹ La tinh chỉ than thở, tìm cách chống đối cái hệ thống chính quyền cai trị của Mỹ nhưng lại không làm gì cho bản thân để thăng tiến. Trong khi dân Á châu cứ âm thầm im lặng làm việc, học hỏi và thành công?!Tài tử Mỹ da đen nổi tiếng (đã từng đoạt giải Oscar năm 2004) là ông Morgan Freeman trong một buổi phỏng vấn năm 2005 của Chương trình “60 Minutes” của hệ thống CBS đã mạnh dạn nhận xét về văn hóa của dân da đen trên đất Mỹ, nghe qua thấy lạ, chua chát, nhưng nghĩ lại rất có lý như sau:
“Cho đến ngày dân Mỹ da đen dẹp bỏ cái tháng gọi là “Black History Month” (tháng Hai mỗi năm) thì dân Mỹ da đen mới mở mắt ra và khá hơn… Người Mỹ trắng họ đâu có “White History Month”…”
Morgan Freeman giải nghĩa, thứ nhất, là lịch sử dân da đen trên đất Mỹ không phải chỉ có 1 tháng. Lịch sử dân Mỹ đa đen phải là một phần của lịch sử Hoa Kỳ, không thể tách riêng ra; và thứ hai, cứ nhìn vào một tháng này, dân Mỹ da đen thấy mình bây giờ không còn là nô lệ nữa, họ thấy mình đã tự do, hạnh phúc, chẳng cần phải làm thêm gì cả vì chương trình “welfare” đã có sẵn; chỉ việc nộp đơn xin là nhận được một số tiền tạm đủ sống, không cần phấn đấu…
Về phần dân Mỹ La tinh đến được đất Mỹ thì kể như họ đã thành công, đã đạt được mục đích tối hậu, đã hạnh phúc, đã đi gần đến thiên đàng, cũng tà tà thoải mái ăn nhậu vui chơi… không cần phải cố gắng học hành thêm làm gì cho mất công?! Tận hưởng cho xong ngày hôm nay đã vì “mình chỉ sống có một lần!”
Trong khi đó, dân Mỹ gốc Á châu thì ngược lại, họ xem việc đến được đất Mỹ hôm nay chỉ là bước đầu tiên của cuộc hành trình dài chứ không phải là đã đi xong hết con đường… Họ tin là trên đất lạ này, chỉ có giáo dục mới thay đổi được tương lai của họ và con cháu họ. Sự khác biệt về tâm thức đã đưa các giống dân thiểu số đến các thành đạt khác nhau là như vậy.

Trần Văn Giang

Tôi dạy con ở Canada


Tôi thường so sánh việc nuôi dạy con cái với đầu tư kinh doanh. Cả hai đều phải mất thời gian, công sức, tiền bạc và trí tuệ. Chỉ khác nhau ở mục đích: một bên là muốn có nhiều lợi nhuận và một bên là mong muốn con cái mình thành đạt.

Tôi muốn so sánh như vậy để thấy rằng việc nuôi dạy con cái cũng đòi hỏi rất nghiêm túc, phải có phương pháp, mục đích và kế hoạch rõ ràng. Sau một thời gian tham gia các khóa học khác nhau tại Canada, đọc các cuốn sách về nuôi dạy con cái, cùng với sự quan sát cách nuôi dạy con của người Canada, với những sáng tạo và thử nghiệm trong cách nuôi dạy con, tới nay tôi nghĩ đã tìm ra được một số phương pháp nuôi dạy con mà tôi cho là khá hiệu quả cũng như định hình ra quan điểm và kế hoạch rõ ràng trong việc nuôi dạy con cái.
Ban đầu tôi không muốn viết về vấn đề này, vì con đường hướng tới vẫn còn dài và nhiều việc cần phải làm. Nhưng tôi nghĩ cần chia sẻ với nhiều người khác để có thể biết thêm những phương pháp và quan điểm nuôi dạy con mới cần học tập, đồng thời để nhắc nhở mình tuân thủ theo những kế hoạch đã đặt ra.



Các bậc cha mẹ nên xem việc dạy con học, chơi với thái độ nghiêm túc. Ảnh minh họa: Yahoo News

Có hai vấn đề có lẽ nhiều bố mẹ quan tâm đó là vai trò của bố mẹ đối với sự thành đạt của con cái và cách nuôi dạy con cái như thế nào.
Về vấn đề thứ nhất, tôi cho rằng sự thành đạt của con cái có vai trò quyết định bởi bố mẹ. Bởi vì thời gian mà con cái sống và tiếp xúc với cha mẹ là một quãng thời gian dài, liên tục, nên ảnh hưởng của cha mẹ tới con cái lớn hơn nhiều các yếu tố khác. Hơn nữa cha mẹ là người có thể chọn môi trường sống, môi trường học tập cho con cái. Do vậy, việc con cái sau này ra sao đóng vai trò quyết định bởi cha mẹ, chứ không nên đổ lỗi cho các yếu tố khách quan khác.
Điều này đã được chứng minh bằng thực tế với sự thành công của người Do Thái trên thế giới. Dù sống ở bất cứ quốc gia nào, chế độ chính trị và môi trường xã hội ra sao thì người Do Thái vẫn chiếm tỷ lệ cao về thành đạt trong các lĩnh vực khác nhau từ kinh tế đến khoa học. Có được điều này là do sự tác động rất lớn từ gia đình đối với con cái chứ không phải họ sinh ra đã là những người thông minh hơn những người khác.
Về việc truyền đạt kiến thức cho trẻ nhỏ thì có nhiều bậc phụ huynh cho rằng đây là trách nhiệm của nhà trường. Nhưng đối với tôi, những kiến thức cần thiết cho cuộc sống cũng như để thành đạt lại phải đến từ sự truyền đạt từ bố mẹ. Bởi nhà trường chỉ có thể truyền đạt những kiến thức cơ bản và còn thiếu rất nhiều những kiến thức cần thiết khác, đồng thời nhiều kiến thức đó lại ít được áp dụng vào thực tế. Điều này có nghĩa là bố mẹ phải đóng vai trò một người thầy quan trọng trong việc truyền thụ kiến thức cho con cái, cũng như hướng dẫn con cái áp dụng những kiến thức học được vào cuộc sống thực tiễn hàng ngày. Nhưng một vấn đề khác cần phải bàn tiếp theo là vậy cần dạy con những gì?
Theo tôi tùy thuộc từng điều kiện hoàn cảnh của từng gia đình và sự mong muốn của bố mẹ đối với con cái mà đưa ra từng phương pháp và kiến thức cần dạy cho con cái khác nhau. Cá nhân tôi thì thứ tự ưu 


Dạy con biết chăm chỉ làm việc và học tập

Đây là điều đầu tiên tôi muốn dạy con tôi. Vì có thể một đứa con không thông minh, không học giỏi, nhưng bù lại có sự chăm chỉ thì vẫn có thể tồn tại và vươn lên được.
Và đây là điều mà bố mẹ nào cũng có thể dạy con được. Một con người muốn thành công thì càng không thể thiếu sự chăm chỉ, bởi kiến thức cũng như sự thành công là một quá trình tích lũy từ từ, lâu dài. "Con đường dẫn tới sự thành công không có dấu chân của những kẻ lười biếng".
Với lứa tuổi hiện tại (hai tuổi và ba tuổi) của con tôi thì tôi đang dạy theo hướng vừa chơi vừa học, vừa chơi vừa làm. Cho con làm cùng bố mẹ các việc đơn giản, như cho quần áo vào máy giặt, mang đồ nhẹ cho bố mẹ khi đi siêu thị, hoặc cùng con chơi các trò chơi về đếm và đánh vần. Tôi luôn hướng cho hai đứa trẻ yêu thích sách, tầng nào của ngôi nhà cũng rất nhiều sách các loại. Hàng ngày tôi mang một tới vài quyển sách rồi chỉ cho con học các đồ vật, chữ, số... chính vì vậy bước đầu đã tạo ra thói quen yêu thích sách vở cho trẻ và truyền đạt những kiến thức nhất định cho chúng.
Vài tháng trước cô giáo dạy đứa bé hai tuổi nhà tôi rất ngạc nhiên và thông báo cho tôi là con tôi biết có thể biết hết bảng chữ cái, biết đánh vần và nhận biết nhiều từ trong sách, cũng như có khả năng đếm hiểu tới 20 (ví dụ đếm đồ vật cụ thể trong nhà, mà không phải chỉ biết mặt số và đếm vẹt) mà ở trường không hề dạy và các bạn cũng lớp cũng chưa biết. Tôi nói với cô rằng đấy là do chúng tôi dạy con trong một quá trình dài, liên tục chứ không phải cháu là thông minh xuất chúng, có thể tự học những thứ này. Kể từ khi biết như vậy, thi thoảng cô giáo lại mang sách ra đọc và dạy riêng cho hai đứa nhà tôi, khi biết chúng thích chơi với những quyển sách và hiểu những kiến thức trong đó.
Có hai thứ tôi muốn dạy con biết càng sớm càng tốt, đó là toán học cơ bản, cụ thể là cộng, trừ, nhân chia để có thể áp dụng vào cuộc sống hàng ngày và biết đọc. Việc biết đọc là cánh cửa để trẻ bước vào thế giới của tri thức. Tôi thích cách dạy con của một nhà hàng xóm gần nhà. Khi ngày nào người cha cũng cùng hai đứa con dành từ một tới hai tiếng đồng hồ đọc các quyển sách khác nhau rồi trao đổi những kiến thức thu nhận từ quyển sách đó.


Dạy con về tính kỷ luật


Có thể dễ dàng nhận thấy người Đức là một dân tộc có tính kỷ luật rất cao. Do vậy, họ tạo ra những khác biệt với dân tộc khác ở sự đơn giản và hiệu quả. Có rất nhiều những chỉ dẫn tốt đẹp xung quanh ta mà nếu áp dụng một cách nghiêm túc, có kỷ luật vào cuộc sống sẽ làm cho cuộc sống trở nên khác biệt. Như viết nhật ký hàng ngày, lên kế hoạch làm việc mỗi buổi tối, đi ngủ sớm, làm việc đúng giờ...
Tuy nhiên, đây là kỹ năng khó dạy nhất đối với con cái. Bởi muốn dạy được con thì bản thân bố mẹ phải làm được điều đó. Chúng ta không thể dạy con cái biết ngăn nắp, gọn gàng khi mà bản thân chúng ta sống bừa bộn, luộm thuộm. Nhưng con người thường có xu hướng lười biếng, ngại thay đổi, muốn người khác làm nhưng mình không phải làm. Do vậy, để dạy con tính kỷ luật thì bản thân vợ chồng tôi cũng phải thay đổi để tạo ra môi trường tốt, tấm gương tốt cho con học theo.

Dạy con cách kiếm tiền


Một trong những kỹ năng sinh tồn quan trọng bậc nhất của con người là biết cách kiếm tiền. Do vậy, tôi muốn dạy con kỹ năng này càng sớm càng tốt. Với lứa tuổi nhỏ hiện tại thì tôi đang dạy con nhận biết về giá trị của đồng tiền. Hiện tại, bọn trẻ biết rằng có tiền mới mua được các thứ khác. Nếu như trước đây, khi đi chơi chúng rất hay đòi mua thứ này thứ khác. Nhưng khi tôi nói là hết tiền rồi, thì chúng hiểu rằng là không thể mua được và không đòi mua nữa.
Tôi cũng đã dạy chúng phải biết lựa chọn với sự giới hạn của tiền bạc. Ví dụ khi đi siêu thị, cho cậu con trai đầu một USD, và cho con biết chỉ có thể chọn một thứ một là mua kẹo, hai là chơi trò chơi. Điều này buộc trẻ phải đắn đo suy nghĩ khi lựa chọn cái gì cần thiết hơn. Cậu lớn cũng đã phân biệt được tất cả các loại tiền xu, chủ yếu dựa vào hình dáng và hình vẽ trên tiền. Tôi cũng đang dạy con sử dụng tiền bằng cách chơi các trò chơi về mua bán hàng. Xa hơn thì tôi muốn dạy con biết tính tiền và trả tiền khi chúng đã hiểu được việc cộng trừ, và so sánh giá cả các sản phẩm khi đi siêu thị cùng bố mẹ.
Những kiến thức về tiền bạc thì trẻ con cũng bắt đầu được học ở nhà trường từ khi lên 4 tuổi và đến giai đoạn học cấp 1,2 thì nhà trường cũng có yêu cầu về ngoại khóa để cho trẻ làm quen với các kỹ năng tiếp thị, bán hàng như cho học sinh một số lượng kẹo nhất định, cần phải bán để kiếm được tiền, dùng tiền đó để quyên góp. Tôi thường hay mua cho mấy đứa trẻ hàng xóm và chỉ cho con tôi biết các anh lớn hơn đang làm công việc đi bán hàng để kiếm tiền.
Một trong những cách kiếm tiền là dùng sức lao động. Bọn trẻ có thời gian nghỉ hè dài, đó là thời gian có thể học những thứ chúng thích nhưng là thời gian tốt để tìm việc gì đó làm, có thể làm hoặc cùng bố mẹ. Tôi thích một cậu hàng xóm học cấp hai, rất hay đưa ra đề nghị với tôi như: Cháu sẽ xúc tuyết cho nhà chú và chú trả cháu 10 USD nhé, hoặc cháu cắt cỏ cho nhà cháu và chú trả cháu 5 USD.




Chơi cùng các con và đặt câu hỏi là cách để bố mẹ hướng dẫn cho con nhận biết về thế giới. Ảnh:Todayonline


Lên tới cấp ba thì khá nhiều đứa trẻ ở Canada đã có ý thích sống độc lập và chính phủ cũng cho phép những người trẻ từ 14 tuổi có thể bắt đầu đi làm. Nhiều đứa vừa làm vừa học và có thể đi làm kiếm tiền rồi sau đó mới quay trở lại học đại học và cao đẳng. Tuy rằng tôi không muốn sự học hành của con bị gián đoạn sau này, nhưng tối thiểu vẫn phải yêu cầu con đi làm vào thời gian nghỉ hè từ khi lên cấp ba, để chúng hiểu giá trị của sức lao động và trân trọng những đồng tiền kiếm được.
Cách kiếm tiền tiếp theo là mở các hoạt động kinh doanh nhỏ. Khi các cháu lên cấp hai. Tôi cũng có kế hoạch dành một khoản tiền hàng năm để cho bọn trẻ thực hiện những hoạt động kinh doanh nhỏ nhỏ và chắc chắn bố mẹ phải tham gia cùng bọn trẻ, hướng dẫn và giúp đỡ chúng. Đây là khoản tiền có thể chấp nhận mất đi và coi như học phí để học về kinh doanh. Đây cũng là cách mà gia đình hàng xóm hướng dẫn hai đứa con của họ làm, như bán nước uống cho người đi xem ca nhạc gần nhà...
Chính phủ cũng có chương trình hỗ trợ cho những đứa trẻ bắt đầu từ cấp ba nếu yêu thích kinh doanh, chỉ cần trình kế hoạch kinh doanh rõ ràng, sau khi được duyệt, thì có thể cấp một khoản tiền nhất định cho việc kinh doanh và hàng năm sẽ cấp số tiền tăng dần lên nếu việc kinh doanh đó có hiệu quả. Đây cũng là cách có lẽ tôi cũng sẽ áp dụng cho con tôi, nếu con tôi thích kinh doanh. Tất nhiên bản thân tôi cũng buộc phải chuẩn bị những kiến thức kinh doanh cụ thể tại Canada thì mới có thể giúp đỡ và hướng dẫn con thực hiện kinh doanh được.

Dạy con biết yêu khoa học, công nghệ

Rất khó có thể biết được đứa con mình sau này sẽ yêu thích làm việc trong lĩnh vực nào, chính trị, kinh tế, nghệ thuật hay khoa học. Tuy nhiên với lĩnh vực nào đi chăng nữa thì việc áp dụng khoa học, công nghệ vào đều cần thiết để nâng cao năng suất lao động. Tôi vẫn định hướng sẽ phải dạy con biết những thứ căn bản về công nghệ thông tin, và nếu bọn trẻ yêu thích thì sẽ dạy sâu hơn về lập trình, vì đây vẫn là những mảnh đất còn nhiều tiềm năng cho sự sáng tạo.
Đồng thời tôi nghĩ cũng cần cho con cái tham gia vào các câu lạc bộ liên quan tới việc khám phá khoa học công nghệ như lắp đặt và chế tạo robot, hay các thực tập thí nghiệm về công nghệ sinh học. Hiện tại, để tăng cường khả năng khám phá thế giới cho các con, tôi hay chơi trò chơi với chúng và hỏi tại sao? Tôi rất khuyến khích con tôi đặt câu hỏi và không ngại trả lời lặp đi lặp lại rất nhiều lần.

Một số câu mà con tôi hỏi như:

Hỏi: Daddy, tại sao con chim lại biết bay? Trả lời: Vì nó có đôi cánh.

Hỏi: Tại sao mọi người đi được? Trả lời: Vì có đôi chân.

Hỏi: Tại sao con cá biết bơi? Trả lời: vì nó cái vây, và không có chân để đi.

Hỏi: Tại sao con giun lại không có chân? Trả lời: Vì nó thích đi bằng cách trườn trườn.

Cũng nhiều khi con tôi hỏi những câu hỏi mà phải suy nghĩ khá lâu mới trả lời được vì phải đảm bảo đúng logic khoa học, đồng thời lại cho một đứa trẻ lên ba có thể hiểu được. Chẳng hạn, "Tại sao tuyết lại lạnh?", "Tại sao con giun lại không có răng"...

Tôi cũng khám phá ra rằng: dù nhỏ tuổi nhưng khi đứa trẻ hiểu được những kiến thức khoa học logic thì nó cũng rất dễ áp dụng vào thực tế và có sự so sánh liên tưởng. Ví dụ khi tôi hỏi lại: Thế đố con, con vịt có đi được không? Con trả lời: Có, vì nó có chân. Bố hỏi: Thế nó có bay được không? Con trả lời: Có, vì nó có cánh.

Dạy con có ước mơ và thực hiện ước mơ đó

Để trở thành người thành đạt thì cần có ước mơ làm một điều gì đó có ý nghĩa và quyết tâm thực hiện ước mơ đó. Để ước mơ đó thành hiện thực thường lại phải đảm bảo các yếu tố phù hợp với sở thích, có tính khả thi. Không phải ai cũng tìm ra cho mình được điều này, và khi tìm được cũng không phải ai cũng có điều kiện để thực hiện nó. Bản thân tôi cũng phải có thời gian dài mới định hình cho mình được một mục tiêu theo đuổi rõ ràng ngoài những thứ hàng ngày như cơm áo gạo tiền. Tôi cũng mong muốn con cái sau này sẽ có những ước mơ và mục đích theo đuổi rõ ràng.
Hiện tại, tôi cũng chỉ đơn giản dạy cháu những thứ đơn giản để cháu biết như ai làm nghề gì. Ví dụ như bác sĩ là chữa bệnh cho bệnh nhân, phi công thì lái máy bay và hay hỏi cháu thích làm nghề gì. Trong tương lai tôi muốn cho các cháu sẽ tìm hiểu kỹ hơn về từng nghành nghề để quan sát xem các cháu có sở thích và năng khiếu về lĩnh vực gì đề giúp cháu định hướng nghề nghiệp và khám phá những điều muốn làm.
Trên đây là tất cả những kiến thức và kỹ năng mà tôi đã và sẽ dạy con. Có rất nhiều kiến thức và kỹ năng thiết thực khác những đứa trẻ cần được học. Nhưng tôi biết sẽ không đủ thời gian, kiến thức để dạy hết mọi thứ trên đời. Những thứ khác cần thiết sẽ phụ thuộc vào nhà trường hoặc sẽ chọn cho con một số khóa học ngoại khóa để học.
Từ khi gắn cho mình một trọng trách dạy con cái với trách nhiệm của một người thầy, tôi thấy mình không có nhiều thời gian rảnh nữa, bởi tôi vừa phải đi làm, vừa thực hiện những ước mơ của mình, và vừa phải thực hiện dạy con theo kế hoạch đã định. Tuy thực sự bận rộn, nhưng bù lại mọi việc dường như đang tiến triển theo như mình mong muốn, đó là điều làm tôi cảm thấy hạnh phúc.

Peter Nguyễn

Theo VnExpress.net 

Thứ Bảy, 16 tháng 8, 2014

TRỌN VẸN VỚI HÔM NAY.

Bạn hỏi mình: Có kiếp trước hay không?
Sao mỗi con người sanh ra lại khác nhau đến thế?
Có kẻ đẹp kẻ xấu.
Có người khôn người ngu.
Có đứa sang đứa hèn.
Nhưng bạn ơi, xấu - đẹp, khôn - ngu, sang - hèn... là do bạn nhìn nó như vậy. Chứ bản thân mỗi người đều là mỗi tuyệt tác đấy thôi.
Máu ai cũng đỏ.
Nước mắt ai cũng trong.
Trái tim ai cũng đập.
Sự phân biệt đến do bạn nhìn như vậy.

Bạn lại hỏi mình : Có kiếp sau hay không?
Mình mới hỏi lại : Bạn cần kiếp sau để làm gì?
Để thấy người sống thiện được đền đáp,
người tội lỗi bị dầu sôi, người tu đạo được giải thoát?
Nhưng bạn ơi, đâu cần tới kiếp sau.
Nhân quả nhãn tiền.
Chỉ do bạn không thấy.
Bạn có bao giờ nhìn sâu vào cuộc sống.
Người có lòng Từ, khuôn mặt sẽ dịu nhẹ bao dung,
vòng tay sẽ ân cần rộng mở.
Kẻ thủ ác, trong tim chứa đầy lửa dữ.
Tự đốt mình, đâu cần địa ngục xa xôi.
Đôi mắt láo liên, hằn những đường gân máu.
Luôn cau mày, luôn nhức nhối thân tâm.
Ai xức nước hoa, người sẽ thoang thoảng hương thơm.
Trái tim ai đẹp sẽ lung linh như vầng trăng ấy.

Và bạn ơi, phút giây này hạnh phúc.
Được mỉm cười, được chiêm ngắm đổi thay.
Tìm cầu chi nữa quá khứ vị lai.
Chẳng nơi nào đẹp như bây giờ hiện tại.

Cành sen trắng đang rung rinh trong nắng.
Bụt mỉm cười lấp lánh đoá Vô Ưu.

Tâm Ngôn
TTTuệ

Thứ Sáu, 15 tháng 8, 2014

Về Lại Nguồn Chân

Sẽ chẳng bao giờ nguôi khát khao
Nếu lòng ta mãi cứ lao xao..
Đi tìm nước biển hòng vơi khát
Hạnh phúc đã ngầm ôm đớn đau!...

Sẽ chẳng khi nào thỏa ước mong
Bao người đã đến trở về không.
Hoa đời vui ngắm từ nguyên vẹn
Vội ngắt làm tay nhỏ máu hồng.

Ta mãi trông đồi kia cỏ xanh
Ngựa lòng chưa mỏi vó phi nhanh,
Tà dương vội khuất trên đầu núi
Mộng ước đầy vơi cũng đoạn đành..

- Khi dừng chân lại, thôi tìm kiếm
Chợt thấy hoa cười trên lối đi.
Khi nỗi khát khao.. vừa tắt lịm
Cõi lòng tươi nở đóa lưu ly.

Sẽ thật bình yên khi nhận ra
Suối nguồn phúc lạc vốn trong ta.
Những '' viên ngọc nước '' hoài tan vỡ..
Hạnh phúc trần.. mang mang xót xa.

Như người lưu lạc kiếp tha phương
Diễm phúc một ngày quy cố hương.
Tử sinh trầm thống.. thôi hò hẹn
Đời vui bên khúc nhạc Chân thường..

Thích Tánh Tuệ


Lời Phật dạy về công ơn cha mẹ

Trong hệ thống giáo điển Phật đà, cả Nam truyền và Bắc truyền đều có những bài kinh, đoạn kinh nói về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ rất là cảm động.
Cũng như có những trang kinh đức Phật chỉ dạy phương pháp báo đáp ân đức sâu dày đối với song thân một cách thiết thực nhất. Có nghĩa là đức Phật đã chỉ bày cách báo ân chơn chánh, hợp đạo lý, có lợi ích trong hiện đời và mai sau.Hay nói rõ hơn, đức Phật đã đưa ra tiêu chuẩn đối với một người con được gọi là hiếu đạo thì phải hội đủ cả hai mặt sự và lý. Sự là hình thức báo đáp bên ngoài, là lo lắng, chăm nom phụng dưỡng cha mẹ khỏi mọi điều thiếu thốn về vật chất; luôn tôn trọng kính lễ cha mẹ và không được làm cho cha mẹ phiền lòng. Lý là chăm lo đời sống tâm linh cho cha mẹ. Hướng cha mẹ phát khởi thiện tâm, gieo tạo phước lành, tu theo chánh đạo; là làm sao cho cha mẹ hiểu rõ đường lành, tin sâu nhơn quả, thoát ngoài vòng mê tín, ra khỏi luân hồi nghiệp báo, đạt được an lạc giải thoát trong hiện tại và tương lai.
Nói cách khác, một đời sống hiền thiện chính là hiếu hạnh, là phát tâm báo ân. Còn như làm điều tà ác, không tu dưỡng đạo đức là bất hiếu.
Theo quan điểm của Phật giáo, thiện là không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không nói hai lưỡi, không nói lời độc ác, không nói lời phù phiếm, không tham, không sân, không si, có chánh kiến. Ngược lại là bất thiện. Mà tham, sân, si chính là gốc rễ của bất thiện.
Cho nên người tu học Phật pháp phải thấy rõ điều này để biết cách áp dụng lời Phật dạy vào đời sống sinh hoạt của chính mình, để mỗi ngày bớt tham, sân, si, thăng tiến trên đường đạo. Được như vậy mới thật sự là người con hiếu đạo.



Trong đạo Phật, vấn đề hiếu đạo được đề cập trong nhiều trong Kinh tạng Pali của Phật giáo Nguyên Thủy và Hán tạng của hệ phái Bắc tông như: kinh Trường Bộ, kinh A Hàm, kinh Báo Ân, kinh Vu Lan Bồn, kinh Hiếu Tử, kinh Tâm Địa Quán…
Ở đây, chúng tôi sưu tập lại một số ít trong rất nhiều pháp thoại đức Phật thuyết về công ơn cha mẹ và cách thức đáp đền của con cái đối với cha mẹ hầu chia sẻ cùng các bạn.

Phật dạy:

“Cùng tột điều thiện không gì hơn hiếu
Cùng tột điều ác không gì hơn bất hiếu”.
(Kinh Nhẫn Nhục)
“Từ vô lượng kiếp đến nay, chúng sinh lang thang trong nẻo luân hồi, bỏ thân này nhận thân khác, sinh đi sinh lại bao lần, sữa mẹ mà chúng ta đã uống còn nhiều hơn nước trong bốn biển”.
(Kinh Tương Ưng)

“Này các tỳ kheo! Có hai người mà các thầy không thể nào đền ơn cho hết được, đó là cha và mẹ. Nếu có kẻ vai trái cõng cha, vai phải cõng mẹ, đi xa ngàn dặm, cung phụng đủ mọi thức ăn, đồ mặc, chăn nệm và thuốc thang, thậm chí cha mẹ có tiểu tiện, đại tiện trên vai đi nữa, cũng chưa trả được ân sâu cha mẹ. Các thầy phải biết, ân cha mẹ nặng lắm, bồng bế nuôi nấng, dưỡng dục đúng lúc, làm cho ta trưởng thành. Vì thế, mà biết ân đó khó trả. Do vậy, người con hiếu thảo muốn báo đáp công ơn cha mẹ đúng chánh pháp cần phải thực hành những việc sau đây:
- Nếu cha mẹ chưa có niềm tin, phải khuyết khích cha mẹ phát tâm tin tưởng tam bảo.
- Nếu cha mẹ xan tham, phải khuyết khích cha mẹ phát tâm bố thí.
- Nếu cha mẹ theo điều ác, phải khuyết khích cha mẹ hướng về đường thiện.
- Nếu cha mẹ theo tà kiến, phải khuyết khích cha mẹ trở về với chánh kiến.
Làm được như vậy là trả ơn cha mẹ đúng với chánh pháp, khiến cha mẹ không những được an vui trong hiện tại, mà còn gieo phước lành trong tương lai”.
(Kinh Tăng Nhất A Hàm)

“Cung kính và vâng lời cha mẹ.
- Phụng dưỡng khi cha mẹ già yếu.
- Giữ gìn thanh danh truyền thống gia đình.
- Bảo vệ tài sản cha mẹ để lại.
- Lo tang lễ chu đáo khi cha mẹ qua đời”.

(Kinh Trường Bộ)

“Vô thỉ là luân hồi. Này các tỳ kheo, không dễ gì tìm được một chúng sanh trong một thời gian dài này lại không một lần nào làm mẹ, làm cha”.
(Kinh Tương Ưng)

“Tất cả người nam là cha ta , tất cả người nữ là mẹ ta . Bao nhiêu đời kiếp ta từ đó mà sanh ra , nên chúng sanh trong sáu đường là cha mẹ của ta cả” .
(Kinh Phạm Võng)


“ Này các Thầy Tỳ Kheo! Nếu người nào biết ơn và đền ơn cho dù ở cách xa Ta ngàn dặm , nhưng ta vẫn xem người đó như đứng hầu gần bên Ta . Còn nếu như người nào không biết ơn và đền ơn , cho dù người đó có đứng hầu gần bên Ta nhưng Ta vẫn xem họ cách xa ngàn dặm”.

(Kinh Tăng Nhất A Hàm)

“ Nếu có người muốn được vua Phạm Thiên ở trong nhà , hãy hiếu dưỡng cha mẹ , vua Phạm Thiên đã có ở trong nhà . Muốn có Đế Thích ở trong nhà , hãy hiếu dưỡng cha mẹ , Đế Thích sẵn ở trong nhà . Muốn được tất cả thiên thần ở trong nhà , chỉ cúng dường cha mẹ , tất cả thiên thần đều ở trong nhà . Cho đến muốn cúng dường Thánh Hiền và Phật , chỉ cúng dường cha mẹ , các vị Thánh Hiền và Phật đều ở trong nhà”.
(Kinh Tạp Bảo Tạng)

“Phật hỏi các Thầy Sa môn: Con nuôi cha mẹ, lấy cam lồ trăm vị làm thức ăn, dùng thiên nhạc làm vui tai, sắm y phục hảo hạng mặc nơi thân, vai cõng cha mẹ đi khắp bốn phương, suốt đời phụng dưỡng như vậy, đáng gọi là hiếu chăng?
Các Thầy Sa môn thưa: Người này là đại hiếu.

Phật dạy: Chưa gọi là hiếu.

Phật bảo các Thầy Sa-môn : Xem người thế gian không có hiếu thảo, chỉ thế này mới gọi là hiếu: Hãy khuyên cha mẹ bỏ ác làm lành, thọ tam Quy giữ ngũ Giới. Dù cha mẹ sớm mai thọ trì quy giới , chiều về cõi chết , đối với ơn nặng cha mẹ nuôi dưỡng , cũng gọi tạm đền”.
(Kinh Hiếu Tử)

Mẹ hiền còn sống là mặt trời giữa trưa chói sáng
Mẹ hiền khuất bóng là mặt trời đã lặn
Mẹ hiền còn sống là mặt trăng sáng tỏ
Mẹ hiền khuất rồi là đêm tối âm u.

(Kinh Tâm Địa Quán)

Vui thay hiếu kính Mẹ
Vui thay hiếu kính Cha
Vui thay kính Sa môn
Kính bậc Thánh vui thay.

(Kinh Pháp Cú)

“Có hai hạng người , này các Tỳ kheo, ta nói không thể trả ơn được. Thế nào là hai. Là mẹ và cha. Nếu một bên vai cõng cha , một bên vai cõng mẹ, làm vậy cho đến trăm tuổi, nếu đấm bóp, thoa nước tắm rửa , thoa gội , và dầu tại đấy có vãi tiểu tiện , đại tiện như thế , này các Tỳ Kheo cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và cha. Vì cớ sao? Vì rằng, này các Tỳ kheo, cha mẹ đã làm nhiều cho con cái , nuôi nấng , nuôi dưỡng con khôn lớn, giới thiệu con vào đời”.
(Kinh Tăng Chi I)

“ Làm con đối với cha mẹ đem chút lễ mọn cúng dường thì được phước vô lượng , trái lại làm ít điều bất thiện đối với cha mẹ tội cũng vô lượng”.
(Kinh Tạp Bảo Tạng)

“ Thế Tôn lấy một ít đất để trên đầu ngón tay rồi hỏi các Thầy Tỳ kheo, đất trên đầu ngón tay ta nhiều hay đất trên quả địa cầu này nhiều?

Bạch Đức Thế Tôn! Đất trên đầu ngón tay Như Lai so với đất trên quả địa cầu thì quá ít.
Cũng vậy, này các Tỳ kheo, những chúng sanh hiếu kính với cha mẹ thì quá ít , như đất trên đầu ngón tay của ta, còn những chúng sinh không hiếu kính với cha mẹ lại quá nhiều như đất trên địa cầu”.
(Kinh Tương Ưng)

“ Những đứa con bất hiếu , sau khi chết bị đọa vào địa ngục A tỳ , lửa dữ thiêu đốt , ăn hoàn sắt nóng , uống nước đồng sôi , gươm đao đâm chém …. ngày đêm chết sống muôn lần , đến trăm ngàn kiếp không ngừng một giây , sự hình phạt tại A tỳ ngục , rất nặng nề ngỗ nghịch song thân”.
(Kinh Báo Hiếu)

“ Ta trong nhiều kiếp quá khứ , nhờ từ tâm hiếu thuận , cúng dường cha mẹ , do công đức đó , nên sinh lên các từng trời thời làm Thiên đế , xuống nhân gian thì làm Thánh Vương”.
(Kinh Hiền Ngu)

“ Thuở Phật còn tại thế có một vị chư Thiên đến hỏi : “ Bạch Đức Thế Tôn , làm sao để có được vận may ?”

Phật đáp :
“ Phụng dưỡng cha và mẹ là vận may tối thượng”.
(Kinh Hạnh Phúc)

“ Ta trải qua nhiều kiếp tu hành thành đạo là nhờ công ơn của cha mẹ nuôi dưỡng”.
(Kinh Phân biệt)

“ Thờ trời đất quỷ thần không bằng có hiếu với cha mẹ , vì cha mẹ là hai vị thần minh cao nhất trong các thần minh”.
(Kinh Tứ Thập Nhị Chương)


“ Hiếu hạnh đứng đầu trăm hạnh tốt . Hiếu cảm đến trời thì mưa hòa gió thuận , hiếu cảm đến đất thì muôn vật hóa sinh , hiếu cảm đến người thì mọi phúc tăng trưởng”.
(Khế kinh)

“Ơn cha lành như núi Thái , nghĩa mẹ hiền sâu hơn biển cả . Nếu ta ở trong đời một kiếp , nói công ơn cha mẹ không thể hết” .
“Cha mẹ tại tiền như Phật tại thế , gặp thời không có Phật , khéo thờ cha mẹ tức là thờ Phật vậy”.\

(Kinh Tâm Địa Quán)

“Cha mẹ là Phạm Thiên
Bậc đạo sư đời trước
Xứng đáng được cúng dường
Vì thương đến cháu con
Do vậy bậc hiền trí
Đảnh lễ và tôn trọng
Dâng thức ăn nước uống
Vải mặc và giường nằm
Thoa bóp cùng tắm rửa
Với sở hành như vậy
Đời này người hiền khen
Đời sau hưởng Thiên lạc”.

(Kinh Hạnh Phúc)

“Thế Tôn lại bảo A Nan
Ơn cha nghĩa mẹ mười phần phải tin
Điều thứ nhất giữ gìn thai giáo
Mười tháng trường chu đáo mọi bề
Thứ hai sanh đẻ gớm ghê
Chịu đau chịu khổ mỏi mê trăm phần
Điều thứ ba thâm ân nuôi dưỡng
Cực đến đâu, bền vững chẳng lay
Thứ tư ăn đắng uống cay
Để dành bùi ngọt đủ đầy cho con
Điều thứ năm lại còn khi ngủ
Ướt mẹ nằm khô ráo phần con
Thứ sáu sú nước nhai cơm
Miễn con no ấm chẳng nhờm chẳng ghê
Điều thứ bảy không chê ô uế
Giặt đồ dơ của trẻ không phiền
Thứ tám chẳng nở chia riêng
Nếu con đi vắng cha phiền mẹ lo
Điều thứ chín miễn con sung sướng
Dầu phải mang nghiệp chướng cũng cam
Tính sao có lợi thì làm
Chẳng màng tội lỗi bị giam bị cầm
Điều thứ mười chẳng ham trao chuốt
Dành cho con các cuộc thanh nhàn
Thương con như ngọc như vàng
Ơn cha nghĩa mẹ sánh bằng Thái sơn”.

(Kinh Báo Ân)

“ Này các Tỳ Kheo , sữa mẹ mà các Thầy thọ nhận nơi người mẹ từ vô lượng kiếp đến nay còn nhiều hơn nước của đại dương . Quý Thầy nên biết sữa của người mẹ là những giọt máu kết tinh thành những dòng sữa ngọt truyền đạt qua cho con , mỗi ngày đứa con bụ bẫm lớn lên đã rút tỉa tàn phá thân hình của người mẹ khô gầy héo mòn , chết sớm cũng vì con”. (Kinh Tương Ưng)

“Người con nào giàu có mà không biết hiếu thảo phụng dưỡng cha mẹ đó là cửa ngõ đưa đến bại vong”. (Kinh Đại Vân)

“Người nào muốn báo ơn nghĩa to lớn cả cha mẹ , không có cách nào hơn là phát tâm Bồ đề cầu giác ngộ , rồi tìm cách hướng dẫn người thân của mình và chúng sanh đồng phát tâm Bồ đề , đó là cách báo ân rốt ráo”. (Kinh Phương Tiện Phật Báo Ân)


“ Người con chí hiếu dù có gặp đại nạn như tai trời , ách nước , địa chấn…. sẽ thoát hiểm một cách an toàn. Nếu giàu thì được hưởng trọn vẹn gia tài không bị nghịch cảnh, chướng duyên , nội nghịch ngoại thù , luật vua phép nước , trộm cướp mất mùa… Nếu nghèo thì đời sống trong sạch thanh nhàn, trời người yêu thương, danh thơm xông khắp , không bị cảnh nợ nần khổ sở , ít bịnh tật , được tăng tuổi thọ… Sau khi chết đuợc sanh Thiên”. (Kinh Hạnh Phúc)

“Giữa các loài hai chân
Chánh giác là tối thắng
Trong các loài con cái
Hiếu thuận là tối thắng”.

(Kinh Tăng Chi I)

Như bài viết: “Lời Phật dạy về công ơn cha mẹ“, chúng ta đã thấy đức Phật nói thật cụ thể, rõ ràng về ơn cha nghĩa mẹ và những phương cách báo hiếu thông thường mà ai cũng có thể làm được.\

Rất mong rằng tất cả chúng ta đều ghi lòng tạc dạ, luôn nhớ nghĩ đến ân nghĩa sinh thành sâu dày thâm trọng của cha mẹ để tìm cách đáp đền trong muôn một.


Tâm Chơn