Bác Hai Như Sanh
Người đã hòa nhập vào sự sống bình dị muôn đời.
Bác Bùi Giáng và bác Hai Như Sanh là hai người bạn già tri kỷ quý mến nhất mà tôi được duyên hội ngộ trong đời mình. Họ không phải là Tăng sĩ như tôi, nhưng trình độ giác ngộ cũng như đạo đức của họ thì đều là bậc thầy đáng kính. Bác Bùi Giáng gọi tôi là sư phụ, Bác Hai Như Sanh cũng gọi tôi là thầy, nhưng thật ra họ là bậc thầy của tôi mới đúng.
Nhân có một số đệ tử của Bác lên nghe tôi giảng thiền ở thiền viện Viên Không (lúc đó chỉ mới thành lập không lâu), Bác có gởi tặng tôi cuốn Cặn Bã Ký Ức mà anh Bảy Nhàn ghi lại những câu chuyện Bác kể rất bình dân - rất gần gũi với đời thường - nhưng nội dung ý nghĩa chở mang đạo lý thật sâu xa thâm thúy. Tôi cũng gởi tặng Bác cuốn Vi Tiếu tôi viết, thế là hai người quý mến nhau và đều xem nhau như người bạn tri kỷ.
Tôi định xuống thăm Bác để tận mắt nhìn thấy con người mà tôi mến mộ thì bất ngờ Bác lại đến thăm tôi, khiến tôi ngỡ ngàng xúc động. Gặp nhau dù đàm đạo không nhiều chúng tôi vẫn cảm nhận được nhau một cách dễ dàng như không ai có gì bí ẩn cả. Chúng tôi đều lấy cuộc sống bình thường như chính nó đang là làm mảnh đất nảy mầm đạo đức và trí tuệ. Trí tuệ và đạo đức thực ra là cái bình thường sẵn có, chỉ tại người ta quá nhiều tham vọng hoặc hướng ngoại tìm cầu lý tưởng cao xa mà quên mất đó thôi. Đạo ở ngay trong đời sống, bỏ đời sống để tìm đạo thì chỉ gặp toàn là ảo tưởng của cái Ta chưa bao giờ có thật!
Thực ra chúng tôi không có gì để luận đàm, cũng không có quan điểm nào để tương đồng hay dị biệt, tôi chỉ ngồi bên Bác cảm nhận được sự sống đến đi thật bình thường nơi một con người đã hòa nhập với sự sống muôn đời. Chúng tôi gặp nhau và cảm nhận được nhau qua sự sống vốn không ngôn từ chữ nghĩa. Bác giản dị như chính những câu chuyện Bác kể, tôi còn mang hình tướng một nhà sư, một hòa thượng, còn lắm lời rao giảng, Bác thì không là gì cả, và nếu có thì đó chỉ là nụ cười dung dị, hiền hòa.
Khi tôi xuống thăm Bác, ngày 30 tháng Tư Âm lịch năm 2005, vô tình nhằm ngày Bác đang làm giỗ cụ thân sinh, có rất đông các vị đồng đạo Hòa Hảo đến tham dự. Tôi có nghe nói Bác là đệ tử đầu của Cụ Thanh Sĩ – người nổi tiếng là truyền nhân của đức Huỳnh Giáo Chủ. Nhưng Bác không nhận một chức sắc nào trong giới lãnh đạo Phật Giáo Hòa Hảo, Bác chỉ sống bình dị như một đạo sĩ du phương, có lẽ vì thế mà lại được những vị chức sắc và các đồng đạo kính yêu hơn nữa. Lúc đó tôi cũng được hưởng lây uy của Bác vì Bác giới thiệu tôi như là thượng khách và còn mời tôi nói thiền cho mọi người trong đạo tràng hôm đó. Qua buổi nói chuyện tôi phát hiện ra những tín đồ theo Phật Giáo Hòa Hảo rất hiền lành và hiểu đạo rất sâu sắc. Đặc biệt, một điều làm tôi ngạc nhiên là khi nào tôi nói đến chỗ tâm đắc nhất là thế nào cũng có người đọc lên một câu sấm giảng có ý nghĩa tương đồng. Điều này giúp tôi mở ra một tầm nhìn thoáng rộng hơn rằng đúng là “Chân lý ở khắp mọi nơi” chứ không phải ở trong một kinh điển chính thống đặc biệt nào, chân lý luôn dành sẵn cho mọi người, nhưng chỉ những ai có “thấy” mới phát hiện ra được nó mà thôi.
Bác bệnh được đưa lên nhà thương Chợ Rẫy, tôi đến thăm, nhưng Bác đang ngủ, tôi bảo mọi người đừng đánh thức Bác dậy, chỉ nhìn Bác rồi từ giã ra về... đó là lần cuối cùng tôi gặp lại Bác. Thế rồi một hôm tôi nghe tin Bác đã vĩnh viễn ra đi, tôi không có duyên về Long Xuyên để tiễn đưa Bác lần cuối cùng, nhưng tôi biết rằng với tôi Bác mãi mãi là người bạn tri kỷ, là bậc thầy hiền hòa giản dị khó quên.
Mạnh Đông, năm Kỷ Tỵ, 2013.
Tôi định xuống thăm Bác để tận mắt nhìn thấy con người mà tôi mến mộ thì bất ngờ Bác lại đến thăm tôi, khiến tôi ngỡ ngàng xúc động. Gặp nhau dù đàm đạo không nhiều chúng tôi vẫn cảm nhận được nhau một cách dễ dàng như không ai có gì bí ẩn cả. Chúng tôi đều lấy cuộc sống bình thường như chính nó đang là làm mảnh đất nảy mầm đạo đức và trí tuệ. Trí tuệ và đạo đức thực ra là cái bình thường sẵn có, chỉ tại người ta quá nhiều tham vọng hoặc hướng ngoại tìm cầu lý tưởng cao xa mà quên mất đó thôi. Đạo ở ngay trong đời sống, bỏ đời sống để tìm đạo thì chỉ gặp toàn là ảo tưởng của cái Ta chưa bao giờ có thật!
Thực ra chúng tôi không có gì để luận đàm, cũng không có quan điểm nào để tương đồng hay dị biệt, tôi chỉ ngồi bên Bác cảm nhận được sự sống đến đi thật bình thường nơi một con người đã hòa nhập với sự sống muôn đời. Chúng tôi gặp nhau và cảm nhận được nhau qua sự sống vốn không ngôn từ chữ nghĩa. Bác giản dị như chính những câu chuyện Bác kể, tôi còn mang hình tướng một nhà sư, một hòa thượng, còn lắm lời rao giảng, Bác thì không là gì cả, và nếu có thì đó chỉ là nụ cười dung dị, hiền hòa.
Khi tôi xuống thăm Bác, ngày 30 tháng Tư Âm lịch năm 2005, vô tình nhằm ngày Bác đang làm giỗ cụ thân sinh, có rất đông các vị đồng đạo Hòa Hảo đến tham dự. Tôi có nghe nói Bác là đệ tử đầu của Cụ Thanh Sĩ – người nổi tiếng là truyền nhân của đức Huỳnh Giáo Chủ. Nhưng Bác không nhận một chức sắc nào trong giới lãnh đạo Phật Giáo Hòa Hảo, Bác chỉ sống bình dị như một đạo sĩ du phương, có lẽ vì thế mà lại được những vị chức sắc và các đồng đạo kính yêu hơn nữa. Lúc đó tôi cũng được hưởng lây uy của Bác vì Bác giới thiệu tôi như là thượng khách và còn mời tôi nói thiền cho mọi người trong đạo tràng hôm đó. Qua buổi nói chuyện tôi phát hiện ra những tín đồ theo Phật Giáo Hòa Hảo rất hiền lành và hiểu đạo rất sâu sắc. Đặc biệt, một điều làm tôi ngạc nhiên là khi nào tôi nói đến chỗ tâm đắc nhất là thế nào cũng có người đọc lên một câu sấm giảng có ý nghĩa tương đồng. Điều này giúp tôi mở ra một tầm nhìn thoáng rộng hơn rằng đúng là “Chân lý ở khắp mọi nơi” chứ không phải ở trong một kinh điển chính thống đặc biệt nào, chân lý luôn dành sẵn cho mọi người, nhưng chỉ những ai có “thấy” mới phát hiện ra được nó mà thôi.
Bác bệnh được đưa lên nhà thương Chợ Rẫy, tôi đến thăm, nhưng Bác đang ngủ, tôi bảo mọi người đừng đánh thức Bác dậy, chỉ nhìn Bác rồi từ giã ra về... đó là lần cuối cùng tôi gặp lại Bác. Thế rồi một hôm tôi nghe tin Bác đã vĩnh viễn ra đi, tôi không có duyên về Long Xuyên để tiễn đưa Bác lần cuối cùng, nhưng tôi biết rằng với tôi Bác mãi mãi là người bạn tri kỷ, là bậc thầy hiền hòa giản dị khó quên.
Mạnh Đông, năm Kỷ Tỵ, 2013.
Tác giả: Viên Minh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét