Kính thưa sư cho con hỏi, nhà con có người thân qua đời, thì mọi người đều nói phải niệm Phật Di Đà khi nào mà người mềm thì sẽ được vãng sanh, rồi phải tụng kinh Di Đà, Địa Tạng... thì mới được Phật Di Đà tiếp dẫn, trong khi đó chúng con tu theo Thiền tông thì thích thờ Phật Thích Ca và thích tụng những bài kinh như vô thường vô ngã... và niệm Phật Thích Ca, như vậy người chết có được lợi lạc không ạ? Tại sao mỗi lần có ai qua đời là người ta niệm Phật Di Đà để cầu ngài tiếp dẫn? Vậy Phật Thích Ca không thể tiếp dẫn được hay sao thưa sư? Chúng con rất bối rối là lo âu cho người thân của con. Con xin cám ơn sư
Trả lời:
Thật ra chẳng có Phật nào bên ngoài tiếp dẫn được cả ngoài Phật tự tâm. Nếu một người suốt đời làm ác rồi khi chết con cháu cứ mời thầy cúng tới tụng kinh niệm Phật thì dù niệm Phật nào cũng chẳng ai tiếp dẫn nổi. Nếu Phật cứ lo tiếp dẫn thì còn nói nhân quả nghiệp báo và khuyên người ta tự mình thắp đuốc lên mà đi để làm gì? Giống như con mình đi học lười biếng không được lên lớp thì để cho nó học lại những bài học căn bản của nó chứ cầu thầy cô cho lên lớp làm gì. Nếu cầu thầy cô cho lên lớp thì học hành thi cử để làm gi? Cõi ta-bà là trường học và thi tốt nhất cho những người giác ngộ, nên mới có "vô sở cầu hạnh". Cầu là thói quen đút lót, hối lộ của những người không quyết tâm trải nghiệm những thử thách quý giá của cuộc đời để tự mình giác ngộ giải thoát mà thôi.
Gần đây, nhiều ca sốt xuất huyết chết người do virus Ebola đã thấy xảy ra tại Phi châu… Đây là những vùng bất an triền miên từ xưa nay và đồng thời cũng là khu vực có sự hiện diện của virus Ebola trong thiên nhiên… Trong quá khứ bệnh Ebola thỉnh thoảng thấy xuất hiện tại những làng mạc nằm sâu trong rừng rậm của vùng Trung Phi và Tây Phi châu. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, những tháng đầu năm 2014, bệnh Ebola xuất hiện tại Guinea, Liberia, Mali, Sierra Leone, tất cả đều thuộc Phi châu. * * * Sốt xuất huyết Ebola là bệnh gì? Tên mới của Bệnh Ebola là EVD (Ebola virus disease) hay tên cũ là Bệnh Sốt Xuất Huyết Ebola là EHF (Ebola haemorrhagic fever). Đây là một bệnh cảm nhiễm rất hiếm, xảy ra ở người và các loài khỉ vùng Phi châu. Các chủng virus Ebola dữ thường xuất hiện tại Phi châu, trong khi chủng hiền đã được thấy báo cáo nhiễm cho loài heo tại Philippines (2008). Ebola là bệnh chết người. Mức tử vong rất cao, có thể lên tới 90%. Không có vaccin, không có liệu pháp chữa trị hữu hiệu. Chỉ có thể làm trị liệu trợ giúp (supportive treatment) mà thôi. Người ta rất lo sợ virus Ebola có thể trở thành một vũ khí khủng bố sinh học. (Video-VOA-West Africa’s Deadly Ebola Outbreak (Voa, April 4-2014) (http://www.voanews.com/media/video/1885594.html) Ebola virus và Marburg virus Ebola và Marburg là hai virus anh em họ với nhau. Theo WHO, Ebolavirus thuộc họ Filoviridae (Filovirus). Tên của virus xuất phát từ tên của con sông chảy ngang qua thành phố Yambuku thuộc Congo. Chính tại nơi đây virus Ebola được định danh đầu tiên vào năm 1976. Chi Ebolavirus là một trong ba chi của họ Filoviridae, cùng với chi (genus) Marburg virus và genus Cuevavirus. Ebola virus có 5 loài (species): - Bundibugyo ebolavirus (BDBV) - Zaire ebolavirus (EBOV) - Reston ebolavirus (RESTV) - Sudan ebolavirus (SUDV) - Taï Forest ebolavirus (TAFV) BDBV, EBOV và SUDV gây dịch bệnh quan trọng và chết người tại Phi châu. RESTV và TAFV không quan trọng. RESTV được thấy xuất hiện tại Philippines và Trung Quốc nhưng không có báo cáo tử vong. Bệnh Ebola có thể được truyền lây từ khỉ và loài dơi ăn trái (fruit bats) thuộc họ Ptéropodidaetại Châu phi. Bệnh thường xảy ra lác đác (sporadic) tại vùng Phi châu, nơi mà người dân thường có thói quen ăn thịt rừng (viande de brousse). Virus Ebola có thể truyền lây từ người nầy sang người khác. Triệu chứng bao gồm sốt, nhức đầu, bần thần, kiệt sức, xuất huyết trầm trọng ở mũi, miệng, ruột, lỗ tai, mắt, ói mửa, suy nội tạng và chết. Nhiễm từ thú qua người - Người có thể bị nhiễm virus Ebola qua tiếp xúc với thú bệnh. Máu, tiết vật, phân, nước tiểu của thú bệnh rất nguy hiểm. Nhiễm từ người sang người - Qua việc săn sóc bệnh nhân, chôn cất… Không thấy có báo cáo virus Ebola lây truyền qua vết chích của côn trùng. Kết luận “…Không có biện pháp điều trị tiêu chuẩn cho bệnh sốt xuất huyết do siêu vi Ebola. Hiện tại, các bệnh nhân được điều trị theo phương pháp trị liệu trợ giúp, bao gồm cân bằng chất lỏng và chất điện phân trong cơ thể bệnh nhân, duy trì tình trạng oxy và huyết áp, và chữa các chứng nhiễm trùng do biến chứng. Việc lây lan trong các cơ sở y tế thường xuyên được liên quan tới các đợt dịch sốt xuất huyết do siêu vi Ebola ở châu Phi. Trong các trường hợp bệnh xuất hiện, phải chú ý để tránh lây lan bệnh trong phạm vi các cơ sở y tế. Các bệnh nhân phải được cách ly để tránh tiếp xúc với những người không được bảo vệ và các nhân viên bệnh viện phải mang trang phục bảo vệ, thí dụ như khẩu trang, bao tay, áo choàng, và kính bảo hộ. Các biện pháp này được áp dụng để giúp mọi người tránh tiếp xúc với máu hoặc chất dịch tiết ra của bệnh nhân. Nếu có bệnh nhân tử vong do mắc bệnh sốt xuất huyết do siêu vi Ebola, điều quan trọng không kém là phải tránh tiếp xúc trực tiếp với xác bệnh nhân…” (trích ‘Bệnh sốt xuất huyết do siêu vi Ebola’, North Dakota Department of Health) Montreal, tháng Tư 2014 Nguyễn Thượng Chánh .PDF
Một vấn đề trong thời đại chúng ta gây tranh cãi ráo riết là bác sĩ trị bệnh cho bệnh nhân khi nhận định người bệnh đã hết phương cứu chữa thì giành quyền rút dụng cụ trợ sinh (life support) ra khỏi người bệnh, trong khi thân nhân của bệnh nhân nhiều khi phản đối vì lý do tình cảm hay tín ngưỡng. Cơ quan nào đóng vai trọng tài trong cuộc phân xử, tòa án hay một hội đồng có tên là Consent and Capacity Board như ở Ontario? Liệu có thể dẹp bỏ được xung đột này hay không? Xem ra khó khăn và cuộc tranh thắng có xu hướng mới bắt đầu!Bài viết sau đây dựa vào nguồn tài liệu trong tờ MacLean’s số tháng 11, 2013 có tên “Why doctors want the right to pull the plug?” Buổi sáng 18 tháng 10, Mojgan Rasouli và bà mẹ, Parichehr Salasel, từ căn nhà ở phía bắc Toronto, đáp subway tới trung tâm thành phố. Cái ngày mà họ chờ đợi đã tới và Rasouli, ở tuổi ba mươi, bình tĩnh đối phó với thử thách trước mặt. Tới gần văn phòng của Gary Hodder, luật sư bảo vệ cho họ, họ nhận ra có chiếc van của báo chí đậu bên ngoài. Khoảng nửa giờ trước, Tòa Tối cao Canada(Supreme Court of Canada) đã tuyên bố một quyết định quan trọng liên quan đến quyền duy trì mạng sống của mọi công dân Canada và riêng với Hassan Rasouli, cha của Mojgan và là chồng của Salasel. Khi hai phụ nữ này đi thang máy lên tầng 22, quyết định của Tòa Tối cao đã được báo chí đăng tải trên trang đầu nhưng Rasouli và Salasel vẫn còn chưa biết kết quả. Vụ tranh cãi bắt đầu cách đây ba năm. Vào năm 2010, Hassan Rasouli, một kỹ sư Iran di cư sang Canada cùng với vợ và hai con (Mojgan và Mehran 26 tuổi em của Mojgan). Nhưng ông Hassan, 61 tuổi này, mới tới Canada mấy tháng, bỗng nhiên cảm thấy tai ù, rồi đau nhức bên đầu nên phải vào bệnh viện khám bệnh. Nào ngờ bệnh viện phát giác Hassan có khối u ở não và xét nghiệm thấy khối u lành nên đề nghị mổ. Hassan trong lúc khỏe mạnh, tinh thần phấn khởi vì tới được miền đất mới nên sẵn sàng xin giải phẫu. Nào ngờ ông ta kém may mắn, vào tháng 10 năm ấy ông bước vào phòng giải phẫu tại bệnh viện Sunnybrook. Tai họa xảy ra, chỗ mổ nhiễm trùng, làm độc, gây tổn hại tới não bộ khiến bệnh nhân phải nằm lại trong khu săn sóc đặc biệt ICU (intensive care unit) của bệnh viện với dụng cụ trợ sinh. Trong thời gian dài, bệnh nhân phải dùng máy trợ hô hấp (mechanical respirator), gắn vào khí quản để thở và dùng một ống khác để đưa thực phẩm vào bao tử. Các bác sĩ điều trị cho rằng Rasouli không bao giờ tỉnh lại nữa, dù họ đã tận tâm cứu trị, nên muốn rút tất cả phương tiện trợ sinh ra khỏi cơ thể bệnh nhân để bệnh nhân có thể ra đi dễ dàng. Nhưng gia đình bệnh nhân phản đối. Vốn là tín đồ Hồi giáo Shia kiền thành, họ tin rằng mỗi sinh mạng rất thiêng liêng và tin tưởng rằng người thân của mình sẽ hồi phục. Salasel, là bác sĩ ở Iran, hằng ngày ở bên giường bệnh của chồng, và cho biết chứng kiến dấu hiệu sinh cơ nơi chồng như có thể co ngón tay cái lên hay hé miệng và lè lưỡi nếu yêu cầu. Bà Salasel và con gái Mojgan quyết chống lại ý kiến của bác sĩ. Phía bác sĩ bệnh viện cũng cứng rắn, cho biết chỉ bãi bỏ quyết định nếu thân nhân người bệnh có được lệnh của tòa buộc họ không thể tùy ý rút dụng cụ trợ sinh ra khỏi Hassan. Salasel và Mojgan đã tìm tới luật sư Gary Hodder và được ông này giúp việc khiếu nại với Tòa. Trong một quyết định 5 thuận 2 chống, Tòa Tối cao Canada nghiêng về phía gia đình Rasouli. Khi mẹ con bước ra khỏi thang máy vào văn phòng của Ls Hodder và biết kết quả họ đã reo lên vui mừng trong nước mắt. Cái chết là một thực tại phũ phàng trong cuộc đời mà mọi người đều phải chấp nhận. Nhưng với phương tiện của nền y khoa tân tiến, chúng ta có thể trì hoãn lưỡi hái tử thần trong một thời gian dài để chờ phép lạ. Trong trường hợp con bệnh như Rasouli, không thể tự mình bày tỏ nguyện vọng, thì một vài phần tử trong gia đình bệnh nhân đã đòi cho kỳ được những phương tiện kéo dài mạng sống cho ông ta, nghĩa là đòi tiếp tục chữa cho bệnh nhân. Y bác sĩ điều trị không đồng ý vì cho rằng sự can thiệp vào tiến trình tử sinh của bệnh nhân một cách quá mức như thế chỉ làm cho bệnh nhân thêm đau khổ và cũng khiến y bác sĩ về mặt đạo đức cảm thấy áy náy không yên. Họ muốn giành quyền quyết định khi nào rút dụng cụ trợ sinh ra khỏi bệnh nhân để bệnh nhân có thể thoải mái hơn khi nhắm mắt. Arthur Schafer, giám đốc của trung tâm theo dõi về đạo đức chuyên môn trong lãnh vực y khoa, có tên là Centre for Professional and Applied Ethics tại Đại học Manitoba, nhận định: nếu không cho y bác sĩ quyền quyết định “rút ống” (pull the plug) thì họ thường cảm thấy bản thân là những kẻ hành hạ bệnh nhân (Physicians often feel like torturers). Thử nghĩ xem, những bệnh nhân không thể nuốt được phải có máy hút đờm ra khỏi phổi thì tránh sao khỏi đau đớn! Schafer cho biết trong trường hợp đó: “chẳng khác gì cho một que cời than nóng vào trong cuống họng. Hơn nữa, cứ nằm mãi thì thân hình lở loét, bị nhiễm trùng và phải giải phẫu chữa trị gây ra cơn đau thế nào không nói cũng biết!” Tòa Tối cao cho dù đưa ra phán quyết bênh vực quyền của gia đình bệnh nhân nhưng vẫn không chấm dứt được cuộc tranh luận. Ngược lại, phán quyết này càng làm cho nhiều thân nhân người bệnh thách đố với quyết định của y bác sĩ điều trị dù họ thấy bệnh nhân đã hết phương cứu chữa và nên bỏ dụng cụ trợ sinh ra là hợp lý và thực tiễn. Schafer cho rằng quyết định của Tòa chỉ gây thất vọng, thiếu minh bạch và lạc lõng (disappointing, muddled and incoherent). Với phán quyết như thế vô tình dồn y bác sĩ vào ngõ cụt đạo đức hơn là giải tỏa cho họ. Cũng vì thế, trong năm 2008 đã xảy ra vụ ba bác sĩ ở một bệnh viện ở Winnipeg đã từ chức hơn là tiếp tục trị liệu cho Samuel Golubchuk, một bệnh nhân cao niên, não bộ đã gần liệt. Bác sĩ muốn tháo dụng cụ trợ sinh ra khỏi bệnh nhân để ông ta bớt thống khổ vì sống mòn, nhưng gia đình nạn nhân lấy được lệnh tòa buộc họ phải hủy bỏ quyết định này, với lý do làm thế là vi phạm tín ngưỡng của gia đình vốn gốc Do Thái theo Chính thống giáo (Orthodox). Kết cuộc, Golubchuck cũng chết sau tám tháng sống với dụng cụ trợ sinh. Ở Canada thế hệ già nua gia tăng, niềm tin vào dụng cụ trợ sinh tân tiến là chiếc đũa thần có thể kéo dài mạng sống con người cũng gia tăng. Do đó, trước kia ít khi có sự bất đồng ý kiến giữa y bác sĩ điều trị và thân nhân bệnh nhân về việc rút dụng cụ trợ sinh ra khỏi người bệnh đã hết phương cứu chữa. Nhưng ngày nay những vụ tranh cãi về “quyết định chấm dứt cuộc sống” (end-of-life cases) như đã trình bày có chiều hướng gia tăng như một nghiên cứu của tạp chí Journal of Critical Care. Tỉnh bang Ontario cách đây 17 năm đã thành lập một hội đồng, một thứ tòa án độc lập, có tên là Ontario’s Consent and Capacity Board để giải quyết các vụ tranh tụng trên, trong đó có nhiều vụ khiến người ta băn khoăn và đau lòng liên quan đến bệnh nhân cao niên, tàn tật hay cả trẻ thơ nữa. Trong việc quyết định rút dụng cụ trợ sinh ra khỏi bệnh nhân Rasouli, y bác sĩ điều trị cho ông này không nhờ tới Consent and Capacity Board. Hai bác sĩ Brian Cuthbertson và Gordon Rubenfeld, của phòng săn sóc đặc biệt (intensive care) thuộc bệnh viện Sunnybrook, cho rằng họ không cần ý kiến của bệnh nhân hay người thay thế bệnh nhân trong quyết định chấm dứt trị liệu vì theo họ chẳng lợi gì cho ai, cho y học cũng như cho bệnh nhân mà còn gây cho bệnh nhân thêm đau đớn vì sống đời thực vật mà cơ thể tiếp tục bị thương tổn. Như đã trình bày, Tòa Tối cao không tán thành quyết định như thế và cho rằng họ phải thông qua hội đồng trọng tài Consent and Capacity Board xin ý kiến mới thỏa đáng. Hiện giờ “Hội đồng” (Board) này được Tòa Tối cao bật đèn xanh cho quyết định. Vụ tranh kiện của gia đình Rasouli như thế kể như chưa kết thúc vì “Board” có thể quyết định bênh vực ý kiến của y bác sĩ điều trị và cho phép tháo dụng cụ trợ sinh ra khỏi người bệnh. Mặc dù có khả năng cuộc tranh kiện chưa hết nhưng hiện giờ Mojgan Rasoili đã yên tâm với quyết định của Tòa Tối cao. Cô tuyên bố: “Nếu sau này có quyết định trái ngược tôi sẽ vô sùng sửng sốt. Không ai có thể quyết định việc sinh tử của người khác ngay cả y bác sĩ cũng vậy”. Như đã trình bày, thân nhân bệnh nhân muốn đòi quyền duy trì biện pháp trợ sinh cho người bệnh nhiều khi chỉ sống đời sống thực vật là việc thường gặp. Lý do thông thường là do tình thân gắn bó, chẳng ai muốn thân nhân vĩnh viễn ra đi. Cũng có thể là vì lý do tín ngưỡng và không ít trường hợp là tin sẽ xảy ra phép lạ vào phút chót. Vào tháng 7 năm 2007, Consent and Capacity Board nghe trường hợp của bệnh nhân tạm gọi là “Mr. C.D”. Vị cao niên 81 tuổi này là cư dân St. Catharines, Ont. và là một cựu chiến binh Thế chiến II, khi tới Canada với hai bàn tay trắng và làm việc cần mẫn để trở thành một thương gia thành đạt. Ông nay về già mắc chứng loạn trí (dementia) và sống nhờ một ống đưa thực phẩm vào dạ dày. Nằm lâu nên bệnh nhân lở loét cả người tới mức không thể trị khỏi. Bác sĩ điều trị cho bệnh nhân đề nghị tháo hệ thống trợ sinh ra khỏi người bệnh cho ông ta chút thoải mái để chờ phút lâm tử, vừa bớt đau khổ và được chết một cách tôn nghiêm. Nhưng bà vợ của bệnh nhân nhất định không đồng ý. Vì người cựu chiến binh không thể trình bày ý kiến của mình nên một nhóm luật gia cho rằng bà vợ có thể “trên pháp lý là người quyết định thay thế” (substitute decision-maker) để bày tỏ nguyện vọng của người bệnh. Vợ chồng “Mr. C.D” đều là tín đồ kiền thành của giáo hội Chính thống Orthodox Hy Lạp, nên bà C.D. thay mặt chồng cho rằng chồng mình là một chiến binh nên phải chiến đấu tới cùng, nghĩa là quyết níu mạng sống cho tới hơi thở chót. Bà C.D. còn không chịu để bác sĩ cho tăng thuốc giảm đau cho chồng vì sợ ông sẽ mê man không nhận ra vợ con. Như thế đau lòng biết mấy vì khi họ tới thăm ông sẽ không thấy ánh mắt bệnh nhân bừng lên niềm vui như trước. Trong mười năm qua, “Hội đồng” đã phải xét khoảng 25 trường hợp tranh tụng như trên, số vụ còn nhiều hơn tổng số các vụ loại này ở các tòa án gom lại. The Consent and Capacity Board của Ontario hiện giờ có 150 thành viên được chỉ định, một phần ba trong số này là các tâm bệnh gia (psychiatrists), một phần ba khác là luật sư và một phần ba còn lại gồm nhiều thành phần khác biệt. Nhiệm vụ của ủy ban chủ yếu là phân xử các khiếu nại về việc săn sóc y tế cho bệnh nhân và những người thay thế bệnh nhân. Trong vụ “Mr. C.D” thì hội động phân xử bênh vực quyết định của bác sĩ. Hội đồng cho rằng bệnh nhân đã quá kiệt lực trong cuộc chiến lâu dài chống chứng loạn trí, nay đã đến lúc cần cho người chiến binh yên nghỉ và đề nghị “bà C.D.” nên thuận tùng ý kiến chuyên môn thì hơn. Trong trường hợp này bên thua có thể chống án ra tòa Thượng thẩm “Superior Court of Justice” để tranh biện tiếp tục. Tòa Tối cao, khi phân xử giữa hai bên chống và thuận duy trì hệ thống trợ sinh để kéo dài mạng sống thực vật của bệnh nhân, đã không lưu ý tới một vấn đề gây áp lực lên hệ thống y tế hiện nay. Để chữa trị cho một bệnh nhân tại trung tâm săn sóc đặc biệt (ICU) cần tốn phí vào khoảng 1 triệu Gia kim mỗi năm. Các bác sĩ tại Sunnybrook tuy không nêu vấn đề “tốn hao công quỹ” ra trong cuộc tranh cãi pháp lý. Tuy nhiên, dân Canada không thể không suy nghĩ về điểm này. Handelman, một luật sư của Board, nêu câu hỏi: “Liệu chúng ta có nên để ông nội mình đã bại liệt, lại không còn chút ý thức nào ở mãi ICU trong khi một bệnh nhân khác cần một chỗ trong ba ngày sau khi giải phẫu ghép mạch rẽ (bypass) hay không?” Handelman hy vọng vụ Rasouli sẽ khuyến khích nhiều người bàn cãi về ước nguyện chấm dứt cuộc sống như thế nào cho hợp tình hợp lý. Ông nhận xét: “Chúng ta đôi khi gặp thân nhân của một người bệnh tin rằng họ đã làm việc đúng khi đòi duy trì mạng sống kéo dài trong tuyệt vọng của người bệnh dù bản thân người bệnh không muốn thế”. Trong trường hợp Hassan Rasouli, khó biết được liệu ông ta có muốn sống trong tình trạng “thực vật” hiện giờ hay không? Riêng Mojgan Rasouli thì hoàn toàn lạc quan. Cô con gái của Hassan Rasouli mô tả cha mình là người sáng tạo, duyên dáng và tham vọng, lại có óc trào lộng và thích nhạc Ba Tư, và rằng niềm tin Hồi giáo là nền tảng của gia đình. Bà này nói: “Tín ngưỡng của chúng tôi rất riêng biệt. Sinh mạng rất quý trọng”. Sau một cuộc họp báo đầy xúc động ở văn phòng luật sư Hodder, bà vợ và con gái Hassan Rasouli tới thăm bệnh nhân như thường lệ. Mojgan Rasouli, đầu năm mới lấy chồng, kể lại: “vào buổi tối, tôi, chồng tôi, mẹ chồng tôi và bè bạn tới thăm ba tôi”. Hôm đó, cô cho cha cô biết quyết định của Tòa Tối cao. Cô nắm lấy tay cha cô và tiết lộ: “mắt cha tôi rực sáng!” Chính tình cảm gia đình có thể khiến cô Mojgan có niềm tin như thế chăng? Nhiều khi cha mẹ biết rằng đứa con mình sinh ra ngay từ lúc sơ sinh đã có dấu hiệu non yếu khó sống nổi nhưng vẫn đòi bệnh viện phải duy trì dụng cụ trợ sinh vì chờ “Thượng đế sẽ ra tay cứu lành hài nhi!” Đó là trường hợp bé tám tháng tuổi có tên là EJG mà hội đồng Consent and Capacity Board vào tháng 9 năm 2007 phải làm trọng tài phân xử. Bé này bị tình trạng thiếu dưỡng khí trước khi ra đời, sống trong tình trạng thực vật, không có chút cảm xúc, không nháy mắt, không ăn, không uống. Bác sĩ đề nghị rút dụng cụ trợ sinh nhưng gia đình không chịu vì hy vọng vào phép lạ hoặc sau này y khoa tiến bộ hơn sẽ cứu bé. Dĩ nhiên Hội đồng phải tán thành ý kiến của bác sĩ.
Priscilla Chan là con gái của Dennis Chan-một ông bố người Hoa gốc Việt, người đến Mỹ cùng gia đình sau một thời gian sống trong trại tị nạn. Priscilla phần lớn được nuôi dưỡng bởi bà do bố mẹ cô làm việc 18 giờ mỗi ngày tại nhà hàng để thực hiện giấc mơ Mỹ.
- Priscilla Chan là con gái của Dennis Chan-một ông bố người Hoa gốc Việt, người đến Mỹ cùng gia đình sau một thời gian sống trong trại tị nạn. Priscilla phần lớn được nuôi dưỡng bởi bà do bố mẹ cô làm việc 18 giờ mỗi ngày tại nhà hàng để thực hiện giấc mơ Mỹ. - Năm 13 tuổi, Priscilla hỏi cựu giáo viên khoa học và sau này là huấn luyện viên quần vợt của cô làm sao để được nhận vào đại học Harvard. Priscilla biết được điều gì dẫn dắt bản thân mình. Cô làm tất cả mọi thứ mình cần thiết cho hồ sơ và làm nó trở nên hấp dẫn trong mắt Harvard. - Sau khi Zuckerberg bỏ Harvard để xây dựng Facebook, Priscilla vẫn tiếp tục tham gia tại trường đại học danh giá Ivy League. Sau Harvard, Priscilla tham gia học y khoa và tốt nghiệp bác sỹ nhi khoa 1 tuần trước đám cưới. - Mark Zuckerberg nói về vợ của mình: “Phía sau tất cả những người đàn ông vĩ đại là một người phụ nữ tuyệt vời”. Giữa tháng 5 vừa qua, vợ chồng tỷ phú Mark Zuckerberg và Priscilla Chan kỷ niệm 2 năm kết hôn. Nếu người sáng lập mạng xã hội Facebook thường xuyên xuất hiện trên báo giới thì thông tin về phu nhân của anh hiếm khi được tiết lộ. Năm 2012, tờ The New York Times cho biết cô bảo vệ đời tư của mình và tránh tiếp xúc với giới truyền thông trừ khi nó phục vụ cho sự nghiệp của MarkZuckerberg. Tờ Daily Mail từng có bài viết mô tả khá rõ về Priscilla Chan với những thông tin khá thú vị về cô gái gốc Á này. Priscilla Chan là con gái của Dennis Chan-một ông bố người Hoa gốc Việt, người đến Mỹ cùng gia đình sau một thời gian sống trong trại tị nạn. Năm Dennis Chan 47 tuổi, ông tích lũy đủ tiền để mở một nhà hàng Trung Hoa, nơi ông làm việc 18 tiếng mỗi ngày để thực hiện giấc mơ Mỹ dành cho cô gái đầu lòng. Priscilla phần lớn được nuôi dưỡng bởi bà do mẹ của cô cũng làm việc nhiều giờ tại nhà hàng Taste of Asia tại Boston. Priscilla nhanh chóng tỏ ra nổi trội khi học tại trường trung học Quincy tại thị trấn Quincy, gần Boston.
Priscilla trong ảnh lưu niệm của trường trung học Quincy
Peter Swanson, cựu giáo viên khoa học và là huấn luyện viên quần vợt của Priscilla nhớ lại: Cô ấy đến gặp tôi trong năm học đầu tiên, khi mới 13 tuổi và hỏi tôi: “Con phải làm gì để được nhận vào đại học Harvard?” “Tôi rất ngạc nhiên. Trong cuộc đời đi dạy của mình, tôi chưa gặp cô bé nào 13 tuổi hỏi tôi một câu hỏi tương tự. Cô ấy đã biết mình muốn gì ở lứa tuổi còn được xem là tuổi ăn tuổi ngủ. Tôi đã động viên cô ấy tham gia vào đội quần vợt bởi tôi biết rằng Harvard thường để mắt tới những hồ sơ có ấn tượng tốt.” Peter Swanson còn bổ sung thêm: “Cô ấy được chăm sóc bởi người bà vốn một phụ nữ Trung Quốc. Bà ấy là người nghiêm khắc và có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống cũng là chỗ dựa tình cảm của Priscilla bởi bố mẹ cô làm việc 18 giờ mỗi ngày tại nhà hàng.” “Priscilla nỗ lực hết mình trong việc học tập và tốt nghiệp vị trí đầu của lớp. Cô ấy đã tặng tôi một phiếu ăn miễn phí tại nhà hàng của gia đình cô như một món quà. Rõ ràng gia đình họ đến đây với sự khởi đầu khiêm tốn nhưng đã chuẩn bị tinh thần làm việc để tạo ra điều gì đó cho cuộc sống mới của họ tại Mỹ”, Peter Swanson chia sẻ. “Priscilla biết được điều gì dẫn dắt bản thân cô ấy. Cô làm tất cả mọi thứ mình cần thiết cho hồ sơ và làm nó trở nên hấp dẫn trong mắt Harvard. Sau lời khuyên của tôi, cô ấy gia nhập vào câu lạc bộ quần vợt mặc dù cô không phải là một vận động viên thực thụ nhưng với việc rèn luyện vất vả, cô ấy nhanh chóng được cải thiện. Khi Priscilla vào Harvard, cô ấy chạy tới ôm chầm lấy tôi và nói: “Thấy chưa, con đã nói với thầy con sẽ vào Harvard!” Swanson từng đến thăm vợ chồng Priscilla tại ngôi nhà trị khoảng 5,9 triệu USD tại Palo Alto, California. “Mark đang ngồi làm việc trên chiếc bàn đặt tại bếp”, Swanson cho biết. Khi Priscilla giới thiệu, Mark Zuckerberg cười lớn và nói, “Phía sau tất cả những người đàn ông vĩ đại là một người phụ nữ tuyệt vời”. Swanson cho biết: “Mọi người thường nói rằng cô ấy rất may mắn khi kết hôn cùng Zuckerberg nhưng anh ấy biết mình là người may mắn. Priscilla là câu chuyện tuyệt vời về việc thực hiện giấc mơ Mỹ. Bố mẹ cô ấy đến đây với bàn tay trắng và cô ấy kết hôn cùng một tỷ phú tự thân. Không có gì có thể tuyệt hơn thế.” Trong khi Zuckerberg bỏ Harvard sau khi sáng lập nên Facebook ngay tại phòng ký túc của mình, sauđó chuyển đến California để xây dựng công ty, Priscilla vẫn tiếp tục tham gia tại trường đại học danh giá Ivy League. Sau Harvard, Priscilla tham gia học y khoa và tốt nghiệp bác sỹ nhi khoa 1 tuần trước đám cưới. Ngoài ra Priscilla còn tham gia tình nguyện 5 ngày một tuần tại 2 dự án tại Dorchester nhằm giúp đỡ trẻ em gặp phải thách thức về học tập và xã hội.
Nhà hàng Taste of Asia tại Boston của gia đình Chans được đổi thành cửa hàng Phở
Năm 2006, gia đình cô bán nhà hàng Taste of Asia cho Sriwannavit. Bố của Priscilla chia sẻ với người chủ mới rằng ông mệt mỏi với việc làm việc hàng giờ liền. Nhà hàng này sau đó được chuyển thành quán Phở được đặt tên là Pho & I. Cả hai vợ chồng Pricilla và Mark Zuckerberg đều muốn thay đổi thế giới. Priscilla muốn đóng góp cho xã hội và cô cũng là một trong những người đã động viên Mark bắt đầu một chức năng trên Facebook thúc đẩy mọi người quyên góp từ thiện. Năm 2013, vợ chồng Mark Zuckerberg dành hơn 992 triệu USD làm từ thiện.
Những người thông minh thường có những đặc điểm hoặc hành động đặc trưng. Sau đây là những dấu hiệu để nhận biết họ.
1. Nỗ lực giúp đỡ nhân viên hoạt động tốt hơn
Nếu họ đang ở vị trí quản lý hoặc giám sát, người thông minh sẽ đề cử nhân viên học một khóa học hoặc dạy họ những kỹ năng mới. Người thông minh sẽ tham gia vào dự án này như thể đó là dự án của chính họ, bởi nhân viên hoạt động tốt chính là thể hiện sức ảnh hưởng của người quản lý. Sự tiến bộ của nhân viên phản ánh cách làm việc thông minh của người phụ trách.
2. Im lặng trong đám đông
Người thông minh biết rằng giữ im lặng sẽ tốt hơn là nói và giải thích về vấn đề mà họ không biết. Trong cuộc thảo luận, những người thông minh sẽ tiếp thu kiến thức nhiều nhất có thể. Họ luôn lắng nghe và ghi chép lại những kiến thức mà họ tiếp nhận. Ngược lại là những người thường không ngừng nói chuyện và không bao giờ dành thời gian lắng nghe những gì người khác nói.
3. Có nhiều kiến thức sâu rộng về nhiều chủ đề khác nhau
Người thông minh biết nhiều điều mà bạn biết rất ít hoặc chưa từng được nghe bao giờ. Điều này có nghĩa họ thực sự quan tâm đến những gì diễn ra xung quanh họ. Họ luôn tìm cách tự học và tìm tòi càng nhiều thông tin càng tốt. Nếu họ cảm thấy không hiểu rõ về một vấn đề, họ sẽ dành thời gian tìm tòi để hiểu hoàn toàn vấn đề đó. Họ cũng có xu hướng đọc nhiều sách, xem các phim tài liệu và tham gia các khóa học giáo dục trong thời gian rảnh để gia tăng kiến thức và nâng cao kỹ năng.
4. Biết cách quản lý công việc và tổ chức gia đình
Người thông minh luôn biết cách tạo ra thời gian rảnh và không bao giờ nói "Tôi không thể". Nhiều người tỏ ra kinh ngạc khi những người khác có đủ sức khỏe để hoàn thành tất cả công việc. Những người thông minh nhận biết giá trị của mỗi công việc để cân bằng chúng, đảm bảo thời gian nghỉ ngơi, giải trí và làm việc trong ngày.
5. Không bao giờ chế nhạo hoặc khiến người khác thấy kém cỏi
Người thông minh là người biết luôn có người thông minh hơn mình. Những người thông minh không bao giờ hạ thấp giá trị của người khác. Thay vào đó thường giúp đỡ người khác vượt qua các chướng ngại về kiến thức khi có thể.
6. Có trình độ học vấn sâu rộng
Bạn hầu như không hề biết về điều này nếu như không nhìn thấy lý lịch của họ. Người thông minh thường có bằng cấp ở một hoặc nhiều lĩnh vực. Người thông minh thường cảm thấy chán với một loại công việc, vì thế họ có xu hướng làm nhiều loại việc trong sự nghiệp của họ. Đôi khi họ dành thời gian cho 2 hoặc 3 công việc trước khi đến 40 tuổi trong khi nhiều người trong chúng ta chỉ sẵn sàng làm một công việc.
7. Không nghĩ mãi về sai lầm
Khi mắc sai lầm, người thông minh thường không suy nghĩ mãi về vấn đề đó, họ tìm cách giải quyết vấn đề và luôn có những giải pháp tốt nhất. Người thông minh luôn động não đối phó với tất cả những vấn đề trong cuộc sống - dù tốt hay xấu, họ luôn tìm cách giải quyết mọi tình huống sao cho hiệu quả nhất.
Trên thế giới không có nước nào có lịch sử lâu đời như Trung Quốc, không có nước nào có một nền văn hóa không đứt đoạn như Trung Quốc, mà cái văn hóa đó lại đã từng đạt đến một nền văn minh cao độ. Người Hy-Lạp thời nay với người Hy-Lạp ngày xưa chẳng liên quan gì với nhau. Người Ai-Cập cũng vậy. Nhưng người Trung Quốc hôm nay thì đúng là hậu duệ của người Trung Quốc cổ đại. Tại sao một nước khổng lồ như vậy, một dân tộc to lớn như vậy ngày nay lại ra nông nỗi xấu xa ấy? Chẳng những bị người nước ngoài ức hiếp mà còn bị ngay dân mình ức hiếp. Nào là vua bạo ngược, quan bạo nguợc, mà cả dân (quần chúng) cũng bạo ngược.
Thế kỷ thứ XIX, quần đảo Nam Dương - thời nay tức là Đông Nam Á, còn là thuộc địa của Anh và Hà Lan, có một chuyên viên Anh đóng ở Malaysia nói rằng: "Làm người Trung Quốc ở thế kỷ thứ XIX là một tai họa". Bởi vì ông này đã thấy cộng đồng người Hoa sống ở quần đảo Nam Dương giống một lũ lợn, vô tri vô thức, tự sinh tự diệt, tùy thời còn có thể bị sát hại hàng loạt. Thế mà tôi thấy người Hoa ở thế kỷ XX so với người Hoa ở thế kỷ XIX tai họa của họ còn lớn hơn. Điều làm chúng ta đau khổ nhất là bao mong đợi của người Hoa từ một trăm năm nay cơ hồ như đã bị tiêu tan toàn bộ. Cứ mỗi lần có một mong chờ trở lại, hứa hẹn nước nhà một tương lai sáng sủa hơn, thì kết quả lại càng làm cho chúng ta thất vọng và tình hình lại càng trở nên tệ hại hơn. Một mong chờ khác lại đến, để rồi lại đem về những ảo vọng, thất vọng, những tồi tệ liên miên vô tận. Dân tộc cố nhiên là trường tồn, sinh mệnh của cá nhân là hữu hạn. Một đời người có được bao ước vọng lớn? Có được bao lý tưởng lớn, chịu được mấy lần tan vỡ ? Con đường trước mặt sáng sủa thế nào? Hay lại đen tối? Thật khó nói cho hết!
Bốn năm trước, lúc tôi diễn giảng tại New York, đến đoạn "chối tai", có một người đứng dậy nói: "Ông từ Đài Loan đến, ông phải nói cho chúng tôi nghe về những hy vọng, phải cổ võ nhân tâm. Sao lại đi đả kích chúng tôi?". Con người đương nhiên cần được khích lệ, vấn đề là khích lệ rồi sau đó làm gì nữa? Tôi từ nhỏ cũng từng được khích lệ rồi. Lúc 5, 6 tuổi, tôi được người lớn nói với tôi: "Tiền đồ của Trung Quốc nằm trong tay thế hệ các cháu đấy!" Tôi cho rằng trách nhiệm của tôi lớn quá, chắc không thể nào đảm đương nổi. Sau đó tôi lại nói với con tôi: "Tiền đồ của Trung Quốc nằm trong tay thế hệ các con đấy!" Bây giờ con tôi lại nói với cháu tôi: "Tiền đồ Trung Quốc nằm trong tay thế hệ các con đấy!" Một đời, rồi một đời, biết bao nhiêu lần một đời ? Đến đời nào thì mới thật khá lên được ? Tại Trung Quốc đại lục rộng lớn, sau thời Phản hữu (Phong trào chống phe hữu năm 1958), tiếp theo lại là Đại Cách Mạng Văn Hóa long trời lở đất. Từ ngày loài người có lịch sử đến nay chưa bao giờ thấy được một tai họa do con người làm ra to lớn đến như vậy. Chẳng nói đến tổn thất sinh mạng, cái tổn thương lớn lao nhất là sự chà đạp nhân tính, dầy xéo lên phẩm hạnh cao quý. Con người nếu rời bỏ nhân tính và những đức hạnh cao quý thì sánh với cầm thú Bây giờ người ta nói nhiều về Hương Cảng [Hồng-Kông]. Bất cứ nước nào, nếu có đất đai bị nước ngoài chiếm cứ đều cảm thấy tủi nhục. Chờ cho đến lúc lấy được về chẳng khác nào lòng mẹ bị mất con. Ai cũng nhớ chuyện nước Pháp lúc phải cắt hai tỉnh Alsace và Lorraine giao cho Đức đã đau khổ như thế nào, lúc lấy lại được về đã sung sướng ra sao. Nhưng Hương Cảng của chúng ta chỉ cần nghe đến việc trả về tổ quốc là lập tức hồn bay phách lạc. Chuyện gì mà lạ thế? Còn nói về Đài Loan, hiện nay nhiều thanh niên người tỉnh này hoặc người nơi khác ở đây đều chủ trương Đài Loan độc lập. Tôi nhớ lại 30 năm trước đây, lúc Nhật Bản trả lại Đài Loan cho Trung Quốc (1945), mọi người sung sướng như si cuồng chẳng khác nào đứa con lạc mẹ lại tìm được đường về nhà. Cái gì đã xảy ra sau 30 năm đó để cho đứa con kia lại muốn bỏ nhà ra đi?
Ở nước ngoài, có lúc tôi dừng lại trong công viên, nhìn trẻ con ngoại quốc, thấy sao chúng sung sướng thế. Trong lòng tôi lúc ấy tự nhiên cảm thấy thèm thuồng quá. Chúng không phải mang gánh nặng, con đường chúng đi bằng phẳng, rộng rãi quá, tâm lý khỏe mạnh, sung mãn, sảng khoái. Con trẻ Đài Loan chúng ta đến trường học, đeo kính cận, mặt khó đăm đăm vì phải đối phó với áp lực bài vở. Mẹ ngất ngã xuống đất, con đến đỡ mẹ dậy, mẹ kêu rống lên: " Mẹ có chết cũng chẳng sao, việc gì đến con! Con đi học bài đi ! Đi học bài đi ! " Vợ tôi lúc dạy học ở Đài Loan, thỉnh thoảng cứ đề cập đến đạo đức làm người, tức thì sinh viên nhao nhao phản đối: "Chúng tôi không cần học làm người, chỉ cần học để ứng phó với việc thi cử". Lại nhìn về trẻ con ở Trung Quốc lục địa, từ nhỏ đã phải học đánh đấu nhau, lừa dối bịp bợm nhau, lại luyện tập cách lừa bạn, phản đồng chí, lại phải học cách bốc phét, bịa đặt. Một nền giáo dục đáng sợ thay! Một thế hệ nữa những đứa trẻ này lớn lên sẽ như thế nào? Người ta thường nói: "Mình nắm tương lai mình trong tay mình". Lúc đã luống tuổi, tôi thấy câu này không ổn; sự thực, có lẽ chỉ nắm được một nửa trong tay mình, còn một nửa lại ở trong tay của kẻ khác. Kiếp người trên đời này giống như một cục sỏi trong một máy nhào xi-măng, sau khi bị nhào trộn, thân chẳng tự chủ được. Điều ấy khiến tôi cảm thấy đó không phải là một vấn đề của riêng một cá nhân nào, nhưng là một vấn đề xã hội, văn hóa. Lúc chết, Chúa Giê-Su (Jesus) bảo: "Hãy tha thứ cho họ, họ đã làm những điều mà họ không hề hiểu". Lúc trẻ, đọc câu này tôi cho rằng nó chỉ là một câu tầm thường. Lớn lên rồi lại vẫn thấy nó không có gì ghê gớm cả, nhưng đến cái tuổi này rồi tôi mới phát hiện rằng nó rất thâm thúy, thật đau lòng thay! Có khác nào người Trung Quốc sở dĩ trở thành xấu xí như ngày nay bởi chính vì họ không hề biết rằng mình xấu xí. Chúng ta có đủ tư cách làm chuyện đó và chúng ta có lý do tin rằng Trung Quốc có thể trở thành một nước rất tốt đẹp. Chúng ta không cần cứ phải muốn có một quốc gia hùng mạnh. Quốc gia không hùng mạnh thì có can hệ gì ? Chỉ cần sao cho nhân dân hạnh phúc rồi thì đi tìm quốc gia hùng mạnh cũng chưa muộn. Tôi nghĩ người Trung Quốc chúng ta có phẩm chất cao quý. Nhưng tại sao cả trăm năm rồi, cái phẩm chất ấy thủy chung vẫn không làm cho người Trung Quốc thoát khỏi khổ nạn? Nguyên do vì sao? Tôi muốn mạo muội đề xuất một câu trả lời có tính cách tổng hợp: Đó là vì văn hóa truyền thống Trung Quốc có một loại siêu vi trùng, truyền nhiễm, làm cho con cháu chúng ta từ đời này sang đời nọ không khỏi được bệnh. Có người sẽ bảo: "Tự mình không xứng đáng, lại đi trách tổ tiên!". Xét cho kỹ câu nói này có một sơ hở lớn. Trong vở kịch nổi tiếng "Quần ma" (Những con ma) của Ibsen (íp-sen) có kể chuyện hai vợ chồng mắc bệnh giang mai sinh ra một đứa con cũng bị bệnh di truyền. Mỗi lần phát bệnh nó lại phải uống thuốc. Có lần tức quá nó kêu lên: "Con không uống thuốc này đâu! Con thà chết đi thôi! Bố mẹ đã cho con cái thân thể như thế này à ? " Trường hợp này thì nên trách đứa bé hay trách bố mẹ nó? Chúng ta không phải trách bố mẹ, cũng không phải trách tổ tiên chúng ta, nhưng nhất quyết phải trách cái thứ văn hóa họ đã truyền lại cho chúng ta. Một nước rộng ngần đó, một dân tộc lớn ngần đó, chiếm đến một phần tư dân số toàn cầu, lại là một vùng cát chảy của sự đói nghèo, ngu muội, đấu tố, tắm máu mà không tự thoát được. Tôi nhìn cách cư xử giữa con người với nhau ở những nước khác mà lại càng thèm. Cái văn hóa truyền thống kiểu nào để sinh ra hiện tượng này? Nó đã khiến cho người Trung Quốc chúng ta mang sẵn trong mình nhiều đặc tính rất đáng sợ!
Một trong những đặc tính rõ nhất là dơ bẩn, hỗn loạn, ồn ào. Đài Loan đã từng có một dạo phải chống bẩn và chống hỗn loạn, nhưng chỉ được mấy ngày. Cái bếp của chúng ta vừa bẩn vừa lộn xộn. Nhà cửa chúng ta cũng vậy. Có nhiều nơi hễ người Trung Quốc đến ở là những người khác phải dọn đi. Tôi có một cô bạn trẻ tốt nghiệp đại học chính trị. Cô này lấy một người Pháp rồi sang Pa-ri sinh sống. Rất nhiều bạn bè đi du lịch Âu châu đều ghé nhà cô trú chân. Cô ta bảo với tôi: "Trong tòa nhà tôi ở, người Pháp đều dọn đi cả, bây giờ toàn người Á đông nhảy vào!" (Người Á đông có khi chỉ người châu Á nói chung, có khi lại chỉ người Trung Quốc). Tôi nghe nói vậy rất buồn, nhưng khi đi xem xét tận mắt mới thấy là chỗ nào cũng đầy giấy kem, vỏ hộp, giầy dép bừa bãi, trẻ con chạy lung tung, vẽ bậy lên tường, không khí trong khu bốc lên một mùi ẩm mốc. Tôi hỏi: "Các người không thể tổ chức quét dọn được hay sao?" Cô ta đáp: "Làm sao nổi!"
Không những người nước ngoài thấy chúng ta là bẩn, loạn, mà qua những điều họ nhắc nhở chúng ta cũng tự thấy mình là bẩn, loạn. Còn như nói đến ồn ào, cái mồm người Trung Quốc thì to không ai bì kịp, và trong lĩnh vực này người Quảng Đông phải chiếm giải quán quân. Ở bên Mỹ có một câu chuyện tiếu lâm như sau: Có hai người Quảng Đông lặng lẽ nói chuyện với nhau, người Mỹ lại tưởng họ đánh nhau, bèn gọi điện báo cảnh sát. Khi cảnh sát tới, hỏi họ đang làm gì, họ bảo: " Chúng tôi đang thì thầm với nhau". Tại sao tiếng nói người Trung Quốc lại to? Bởi tâm không yên ổn. Cứ tưởng lên cao giọng, to tiếng là lý lẽ mình mạnh. Cho nên lúc nào cũng chỉ cốt nói to, lên giọng, mong lý lẽ đến với mình. Nếu không, tại sao họ cứ phải gân cổ lên như thế? Tôi nghĩ những điểm này cũng đủ để làm cho hình ảnh của người Trung Quốc bị tàn phá và làm cho nội tâm mình không yên ổn. Vì ồn ào, dơ bẩn, hỗn loạn dĩ nhiên có thể ảnh hưởng tới nội tâm, cũng như sáng sủa, sạch sẽ với lộn xộn, dơ bẩn là hai thế giới hoàn toàn khác xa nhau. Còn về việc xâu xé nhau thì mọi người đều cho đó là một đặc tính nổi bật của người Trung Quốc. Một người Nhật đơn độc trông chẳng khác nào một con lợn, nhưng ba người Nhật hợp lại lại thành một con rồng. Tinh thần đoàn kết của người Nhật làm cho họ trở thành vô địch. Bởi vậy trong lĩnh vực quân sự cũng như thương mại người Trung Quốc không thể nào qua mặt được người Nhật. Ngay tại Đài Loan, ba người Nhật cùng buôn bán thì lần này phiên anh, lần sau đến lượt tôi. Người Trung Quốc mà buôn bán thì tính cách xấu xa tức thì lộ ra bên ngoài theo kiểu: Nếu anh bán 50 tôi sẽ bán 40. Anh bán 30 tôi chỉ bán 20. Cho nên, có thể nói, mỗi người Trung Quốc đều là một con rồng, nói năng vanh vách, cứ như là ở bên trên thì chỉ cần thổi một cái là tắt được mặt trời, ở dưới thì tài trị quốc bình thiên hạ có dư. Người Trung Quốc ở một vị trí đơn độc như trong phòng nghiên cứu, trong trường thi - nơi không cần quan hệ với người khác - thì lại có thể phát triển tốt. Nhưng nếu ba người Trung Quốc họp lại với nhau, ba con rồng này lại biến thành một con heo, một con giòi, hoặc thậm chí không bằng cả một con giòi nữa. Bởi vì người Trung Quốc có biệt tài đấu đá lẫn nhau. Chỗ nào có người Trung Quốc là có đấu đá, người Trung Quốc vĩnh viễn không đoàn kết được, tựa hồ trên thân thể họ có những tế bào thiếu đoàn kết. Vì vậy khi người nước ngoài phê phán người Trung Quốc không biết đoàn kết thì tôi chỉ xin thưa: "Anh có biết người Trung Quốc vì sao không đoàn kết không? Vì Thượng đế muốn thế. Bởi vì nếu một tỷ người Hoa đoàn kết lại, vạn người một lòng, anh có chịu nổi không? Chính ra Thượng Đế thương các anh nên mới dạy cho người Hoa mất đoàn kết!" Tôi tuy nói thế nhưng rất đau lòng. Người Trung Quốc không chỉ không đoàn kết, mà mỗi người lại còn có đầy đủ lý do để có thể viết một quyển sách nói tại sao họ lại không đoàn kết. Cái điều này thấy rõ nhất tại nước Mỹ với những hình mẫu ngay trước mắt. Bất cứ một xã hội người Hoa nào ít nhất cũng phải có 365 phe phái tìm cách tiêu diệt lẫn nhau. Ở Trung Quốc có câu: "Một hòa thượng gánh nước uống, hai hòa thượng khiêng nước uống, ba hòa thượng không có nước uống". Người đông thì dùng để làm gì? Người Trung Quốc trong thâm tâm căn bản chưa biết được tầm quan trọng của sự hợp tác. Nhưng nếu anh bảo họ chưa biết, họ lại có thể viết ngay cho anh xem một quyển sách nói tại sao cần phải đoàn kết. Lần trước (năm 1981) tôi sang Mỹ ở tại nhà một người bạn làm giáo sư đại học - anh này nói chuyện thì đâu ra đấy; thiên văn, địa lý; nào là làm sao để cứu nước... - Ngày hôm sau tôi bảo: "Tôi phải đi đến đằng anh A một tý!". Vừa nghe đến tên anh A kia, anh bạn tôi trừng mắt giận dữ. Tôi lại bảo: "Anh đưa tôi đi một lát nhé!". Anh ta bảo: "Tôi không đưa, anh tự đi cũng được rồi!". Họ cùng dạy học tại Mỹ, lại cùng quê với nhau mà tại sao không thể cùng đội trời chung? Có thể nào nói như vậy là hợp lý được? Bởi vậy việc người Hoa cắn xé nhau là một đặc trưng nghiêm trọng. Những người sống tại Mỹ đều thấy rõ điều này: đối xử với người Trung Quốc tệ hại nhất không phải là người nước ngoài, mà chính lại là người Trung Quốc với nhau. Bán rẻ người Trung Quốc, hăm dọa người Trung Quốc lại cũng không phải là người Mỹ mà là người Hoa. Tại Ma-lai-xi-a có một chuyện thế này. Một ông bạn tôi làm nghề khai thác mỏ khoáng sản. Anh ta bỗng nhiên bị tố cáo một chuyện rất nghiêm trọng. Sau khi tìm hiểu mới biết rằng người tố cáo mình lại là một bạn thân của anh ta, một người cùng quê, cùng đến Ma-lai-xi-a tha phương cầu thực với nhau. Người bạn tôi chất vấn anh kia: "Tại sao anh lại đi làm cái việc đê tiện đó?". Người kia bảo: "Cùng đi xây dựng cơ đồ, bây giờ anh giàu có, tôi vẫn hai tay trắng. Tôi không tố cáo anh thì tố ai bây giờ?" Cho nên kẻ thù của người Trung Quốc lại là người Trung Quốc.
Không hiểu vì sao người ta lại so sánh người Trung Quốc với người Do Thái được? Tôi thường nghe nói "người Trung Quốc và người Do Thái giống nhau ở chỗ cần cù". Điều này phải chia làm hai phần: Phần thứ nhất: cái đức tính cần cù từ mấy nghìn năm nay cũng chẳng còn tồn tại nữa, nó đã bị thời kỳ "Tứ nhân bang" (bè lũ bốn tên) phá tan tại lục địa rồi. Phần thứ hai: chúng ta còn gì để có thể đem so sánh với người Do Thái được? Báo chí Trung Quốc thường đăng: "Quốc hội Do Thái (Knesset) tranh luận mãnh liệt, ba đại biểu là ba ý kiến trái ngược nhau", nhưng cố ý bỏ sót một sự kiện quan trọng là sau khi họ đã quyết định với nhau thì hình thành một phương hướng chung. Tuy bên trong quốc hội tranh cãi tơi bời, bên ngoài đang giao chiến, bốn phía địch bao vây, nhưng I-xra-en vẫn tổ chức bầu cử. Ai cũng biết cái ý nghĩa của bầu cử là vì có đảng đối lập. Không có đảng đối lập thì bầu cử chỉ là một trò hề rẻ tiền. Tại Trung Quốc chúng ta, hễ có ba người sẽ cũng có ba ý kiến, nhưng cái khác nhau là: sau khi đã quyết định xong, ba người đó vẫn làm theo ba phương hướng khác nhau. Giống như nói hôm nay có người đề nghị đi New York, người đề nghị đi San Francisco. Biểu quyết, quyết định đi New York, nếu ở I-xra-en cả hai người sẽ cùng đi New York, nhưng ở Trung Quốc thì một người sẽ bảo: "Anh đi New York đi, tôi có tự do của tôi, tôi đi San Francisco!" Người Trung Quốc không thể đoàn kết, hay cắn xé nhau, những thói xấu đó đã thâm căn cố đế. Không phải vì phẩm chất của họ không đủ tốt. Nhưng vì con siêu vi trùng trong văn hóa Trung Quốc ấy làm cho chúng ta không thể đè nén, khống chế hành vi của chúng ta được. Biết rõ rành rành là xâu xé nhau, nhưng vẫn xâu xé nhau. Nếu nồi vỡ thì chẳng ai có ăn, nhưng nếu trời sụp thì người nào cao hơn người đó phải chống đỡ. Cái loại triết học xâu xé nhau đó lại đẻ ra nơi chúng ta một hành vi đặc thù khác: "Chết cũng không chịu nhận lỗi". Có ai nghe thấy người Trung Quốc nhận lỗi bao giờ chưa? Giả sử anh nghe một người Trung Quốc nói: "Việc này tôi đã sai lầm rồi!" Lúc đó anh phải vì chúng tôi mà uống rượu chúc mừng. Con gái tôi hồi bé có một lần bị tôi đánh, nhưng cuối cùng hóa ra là nó bị oan. Nó khóc rất dữ, còn tâm can tôi thì đau đớn. Tôi biết rằng đứa con thơ dại và vô tội của tôi chỉ biết trông cậy vào bố mẹ, mà bố mẹ bỗng nhiên trở mặt thì nó phải sợ hãi biết nhường nào. Tôi ôm con vào lòng rồi nói với nó: "Bố xin lỗi con. Bố không đúng. Bố làm sai. Bố hứa lần sau bố không làm như vậy nữa. Con gái ngoan của bố, con tha thứ cho bố nhé!" Nó khóc mãi không thôi. Cái sự việc này qua rồi mà lòng tôi vẫn còn đau khổ. Nhưng đồng thời tôi lại cảm thấy vô cùng kiêu hãnh bởi tôi đã dám tự nhận lỗi của mình đối với nó.
Người Trung Quốc không quen nhận lỗi và có thể đưa ra hàng vạn lý do để che dấu cái sai trái của mình. Có một câu tục ngữ: "Đóng cửa suy gẫm lỗi lầm" (Bế môn tư quá). Nghĩ về lỗi của ai ? Dĩ nhiên của đối phương. Lúc tôi đi dạy học, học sinh hàng tuần phải viết tuần ký để kiểm thảo hành vi trong tuần. Kết quả kiểm thảo thường là: "Hôm nay tôi bị người này người nọ lừa tôi. Cái người lừa tôi ấy đã được tôi đối xử mới tốt làm sao, cũng bởi vì tôi quá trung hậu!". Lúc đọc đến kiểm thảo của đối phương, lại cũng thấy anh học trò kia nói mình quá trung hậu. Mỗi người trong kiểm thảo của mình đều là người quá trung hậu. Thế còn ai là người không trung hậu? Người Trung Quốc không thể nhận lỗi, nhưng cái lỗi vẫn còn đó, đâu phải vì không nhận mà nó biến mất. Để che đậy một lỗi của mình người Trung Quốc không nề hà sức lực tạo nên càng nhiều lỗi khác hòng chứng minh rằng cái đầu tiên không phải là lỗi. Cho nên có thể nói người Trung Quốc thích nói khoác, nói suông, nói dối, nói láo, nói những lời độc địa. Họ liên miên khoa trương về dân Trung Quốc, về tộc Đại Hán, huyên thuyên về truyền thống văn hóa Trung Quốc, nào là có thể khuếch trương thế giới,v.v...Nhưng bởi vì không thể đưa ra chứng cớ thực tế nào nên tất cả chỉ toàn là những điều bốc phét. Tôi chẳng cần nêu ví dụ về chuyện nói khoác, láo toét làm gì. Nhưng về chuyện nói độc của người Trung Quốc thì không thể không nói được. Ngay như chuyện phòng the, người phương Tây vốn rất khác chúng ta, họ thường trìu mến gọi nhau kiểu "Em yêu, em cưng" [Bá Dương dùng chữ "đường mật" và "ta linh" để dịch chữ Honey, Darling của tiếng Anh -ND] thì người Trung Quốc gọi nhau là "kẻ đáng băm vằm làm trăm khúc" (sát thiên đao đích). Hễ cứ có dính đến lập trường chính trị hoặc tranh quyền đoạt lợi là những lời nói độc địa sẽ được tuôn ra vô hạn định, khiến cho ai nấy nghe thấy cũng phải tự hỏi: "Tại sao người Trung Quốc lại độc ác và hạ lưu đến thế?" Lại nói ví dụ về chuyện tuyển cử. Nếu là người phương Tây thì tác phong như sau: "Tôi cảm thấy tôi có khả năng giữ chức vụ đó, xin mọi người hãy bầu cho tôi!". Còn người Trung Quốc sẽ xử sự như Gia Cát Lượng lúc Lưu Bị tới cầu hiền (tam cố thảo lư). Nghĩa là nếu được mời, anh ta sẽ năm lần bảy lượt từ chối, nào là "Không được đâu! Tôi làm gì có đủ tư cách!" Kỳ thực, nếu anh tưởng thật mà đi mời người khác thì anh ta sẽ hận anh suốt đời. Chẳng khác nào nếu anh mời tôi diễn giảng, tôi sẽ nói: "Không được đâu, tôi chẳng quen nói chuyện trước công chúng!" Nhưng nếu anh thật sự không mời tôi nữa, sau này nếu nhỡ lại gặp nhau ở Đài Bắc, có thể tôi sẽ phang cho anh một cục gạch vào đầu. Một dân tộc hành xử theo kiểu này không biết đến bao giờ mới có thể sửa đổi được lầm lỗi của mình; sẽ còn phải dùng mười cái lỗi khác để khỏa lấp cái lỗi đầu tiên, rồi lại dùng thêm trăm cái khác để che đậy mười cái kia thôi. Trung Quốc diện tích rộng thế, văn hóa lâu đời thế, đường đường là một nước lớn. Thế mà, thay vì có một tấm lòng bao la, người Trung Quốc lại có một tâm địa thật hẹp hòi. Cái tấm lòng bao la đáng lẽ chúng ta phải có ấy chỉ đọc thấy được trong sách vở, nhìn thấy được trên màn ảnh. Có ai bao giờ thấy một người Trung Quốc có lòng dạ, chí khí sánh ngang được với tầm vóc nước Trung Quốc không? Nếu chỉ cần bị ai lườm một cái là đã có thể rút dao ra rồi, thử hỏi nếu có người không đồng ý với mình thì sự thể sẽ ra sao?
Đến hẹn lại lên, cứ đến cuối tháng 5, đầu tháng 6 hàng năm là Sydney lại ngập tràn trong đại tiệc ánh sáng. Năm nay, lễ hội ánh sáng lớn nhất ở Nam bán cầu diễn ra từ ngày 23/5 - 9/6/2014
Lễ hội 23/5 vừa qua. Đây là lễ hội ánh sáng, âm nhạc và nghệ thuật lớn nhất và ngoạn mục nhất của ÚC. Các nghệ sĩ chiếu sáng đến từ khắp nơi trên thế giới sẽ quy tụ tại Sydney để thực hiện ý tưởng và tài nghệ của họ.
Mặt tiền Bảo tàng nghệ thuật đương đại Australia trông giống như một bức tranh nghệ thuật bằng ánh sáng.
Kéo dài từ ngày 23/5 đến 9/6, Lễ hội ánh sáng Vivid Sydney sẽ biến thành phố này trở thành một tác phẩm “điêu khắc ánh sáng” cực kỳ mê hoặc. Khắp thành phố được trang hoàng bằng hàng triệu bóng đèn led tối tân được tạo hình tuyệt đẹp.
Theo Ban tổ chức lễ hội, Vivid Sydney còn có hơn 200 sự kiện trưng bày thiết kế, truyền thông kỹ thuật số, âm nhạc…
cũng được trang trí lộng lẫy với những chiếc đèn LED đầy màu sắc.
Du khách sẽ có bữa tiệc âm nhạc đa sắc màu với nhiều dòng nhạc từ hòa tấu đỉnh cao đến các dòng indie-rock, folk-rock, techno, hip-hop sôi động… Các chương trình âm nhạc được biểu diễn kết hợp cùng những tạo hình ấn tượng từ ánh sáng sẽ mang đến cho bạn nhiều bất ngờ không nói thành lời.
Trong dịp lễ hội năm nay, Sydney đã bổ sung thêm 3.500 dịch vụ giao thông công cộng, song do lượng khách đổ xô đến trong dịp này nên giao thông đi lại vẫn khá khó khăn.
Năm ngoái, lễ hội thu hút hơn 800.000 du khách trên khắp thế giới về tham dự lễ hội
Xứng đáng là lễ hội hấp dẫn nhất châu lục, đại hội ánh sáng Vivid Sydney hứa hẹn là lễ hội nghệ thuật nhất và cuốn hút nhất trong mùa hè năm nay.
Ánh sáng không chỉ được bao trùm lên các cánh buồm Nhà Hát Opera Sydney mà nhà thờ St Marys Cathedral, mặt tiền Bảo tàng nghệ thuật đương đại Australia, Tòa thị chính, công viênHyde Park Sydney cũng sẽ lung linh dưới bàn tay của các “phù thủy” ánh sáng.
Nhà hát Opera Sydney cũng bố trí xe bus đưa đón du khách đến tham quan trong dịp lễ hội ánh sáng này
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm khi được Chúa Nguyễn Hoàng hỏi kế đã nói: “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”, theo đó Nhà Nguyễn đã âm thầm và quyết liệt mở mang đất nước để có một Việt Nam trọn vẹn hình chữ S ngày hôm nay. Với Biển Đông, Cụ Trạng cũng có lời tiên tri, dạy rằng: “Biển Đông vạn dặm dang tay giữ / Đất Việt muôn năm vững trị bình”.
Trong Bạch Vân Am Thi Tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm có bài thơ Cự Ngao Đới Sơn:
Phiên âm: Cự ngao đới sơn Bích tẩm tiên sơn triệt để thanh, Cự ngao đới đắc ngọc hồ sinh. Đáo đầu thạch hữu bổ thiên lực, Trước cước trào vô quyển địa thanh.
Vạn lý Đông minh quy bả ác, Ức niên Nam cực điện long bình. Ngã kim dục triển phù nguy lực, Vãn khước quan hà cựu đế thành.
Dịch nghĩa: Con rùa lớn đội núi
Nước biếc ngâm núi tiên trong tận đáy, Con rùa lớn đội được bầu ngọc mà sinh ra. Ngoi đầu lên, đá có sức vá trời, Bấm chân xuống, sóng cuồn cuộn không dội tiếng vào đất. Biển Đông vạn dặm đưa về nắm trong bàn tay, Muôn năm cõi Nam đặt vững cảnh trị bình. Ta nay muốn thi thố sức phù nguy, Lấy lại quan hà, thành xưa của nhà vua.
Xin mạn dịch thơ như sau: Con rùa lớn đội núi Núi tiên biển biếc nước trong xanh, Rùa lớn đội lên non nước thành. Đầu ngẩng trời dư sức vá đá, Dầm chân đất sóng vỗ an lành. Biển Đông vạn dặm dang tay giữ, Đất Việt muôn năm vững trị bình. Chí những phù nguy xin gắng sức, Cõi bờ xưa cũ tổ tiên mình.
Bài thơ có tuổi đã khoảng 500 năm mà bây giờ càng đọc càng thấy rất “kim nhật kim thì”, rất thời sự. Ta những tưởng như cụ Trạng Trình đang nói với chính chúng ta hôm nay. Bài thơ nguyên là để nói cái chí của cụ ”Chí những phù nguy xin gắng sức” ( Ngã kim dục triển phù nguy lực). Nhưng lại đọng trong đó một tư tưởng chiến lược một dự báo thiên tài: “Biển Đông vạn dặm dang tay giữ, /Đất Việt muôn năm vững trị bình”. (Vạn lý Đông minh quy bả ác / Ức niên Nam cực điện long bình.”)
Vào những ngày này Biển Đông đang trở thành một trường tranh chấp, quyết liệt đầy tính bá đạo, đại Hán, đầy mưu mô và hành động vừa gian ác, vừa xảo quyệt của nước lớn Trung Hoa, đang trong cơn hưng phát, thèm khát không gian sinh tồn, muốn bá chiếm biển Đông. Nào vạch đường lưỡi bò, nào xây dựng thành phố Tam Sa được tính toán xây dựng trên vùng chủ quyền của người khác, nào gọi thầu những lô thăm dò ngay trên vùng thuộc chủ quyền của Việt Nam. Nào ngang ngược, tàn bạo cắt cáp, rượt bắt tàu thuyền của ngư dân ta đang làm ăn trên vùng biển của nước mình… Hai câu thơ đầy tính dự báo chiến lược của Nguyễn Bỉnh Khiêm càng lay động từ đáy sâu của ý chí, của tâm hồn cái tâm thức biển đảo của người Việt. Tự ngàn xưa dân Việt đã là cư dân của văn hóa biển-đảo. Vạn dặm biển Đông phải quay về nắm lấy trong bàn tay. Làm được như vậy, mà phải làm được như vậy – làm chủ được biển Đông, thì muôn đời cõi trời, đất nước Nam này sẽ vững vàng trong cảnh thanh bình thịnh trị lớn lao!. Biển Đông vạn dặm giang tay giữ / Đất Việt muôn năm vững trị bình”.Đó là lời dự báo thiên tài, là lời truyền dạy của tổ tiên. Nó phải được cảm nhận để hành động trên quy mô của Dân tộc. Nói quay về giữ trong bàn tay có nghĩa là nói sự làm chủ của mình. Chúng ta sẽ và phải làm chủ biển Đông. Tất nhiên không thể và không phải với một thứ phản văn hóa, nghĩa là cũng muốn làm chủ với tư tưởng bá quyền, độc chiếm. Tinh thần làm chủ của chúng ta là vừa biết kiên quyết bảo vệ chủ quyền hợp pháp của mình, kiên quyết chống lại sự xâm lăng nước lớn. Mà cũng biết tôn trọng chủ quyền hợp pháp của các nước lân bang Đông Nam Á.
Cuộc đời là những mâu thuẫn, ở đây tôi không nói những gì cao siêu mà nói về những kinh nghiệm sống của người Phật tử. Chúng ta sống như thế nào để cuộc đời được an lành tự tại, không bị đau khổ làm ray rứt. Đó là chủ yếu. Người Phật tử tại gia cũng như hàng xuất gia luôn luôn có những buồn phiền. Gia đình không thống nhất ý chí với nhau, hoặc trong chùa không đồng tâm hiệp lực. Tập thể nào cũng có những chuyện như vậy hết. Lý do gì xảy ra những buồn phiền đó? Chúng ta thử kiểm tra lại bản thân từ thể xác cho đến tinh thần, đi xa hơn là quan niệm, tổ chức... làm sao thoát khỏi những mâu thuẫn. Con người cứ ngỡ rằng có sự mâu thuẫn là do người này chống đối ngườikia, chớ không nghĩ cái mâu thuẫn ở sẵn nơi bản thân mình. Tôi nói theo Phật học, những quí vị trong y học có thể nghiên cứu ứng dụng điều này. Phật dạy thân này do tứ đại hòa hợp gồm: đất, nước, gió, lửa. Đất với gió không thuận, nước với lửa không thuận. Nơi nào có giông lớn thì đất bụi bay tứ tung. Trong thân người, khi lạnh chúng ta phải uống nước nóng cho ấm lại. Khi nóng phải uống nước mát cho dịu lại. Vì nóng là lửa nhiều nước ít, còn lạnh là nước nhiều lửa ít, cho nên phải dung hòa nó. Cái gì yếu nâng lên, cái gì mạnh kéo xuống. Đây là chuyện nghề nghiệp của các bác sĩ. Trong sự sống, chúng ta phải làm sao trung hòa các yếu tố có tính chất trái ngược nhau. Quá bên nào cũng sanh bệnh hết. Cụ thể người nào trúng gió thì là đau rêm cả người, vì gió mạnh đất rung rinh, nên chúng ta phải đánh gió. Đánh một hồi bớt gió, người nghe khỏe nhẹ lại. Ở lỗ mũi, cổ họng đất nhiều nó mọc nhánh, phải đi cắt bỏ, nếu không sẽ bị nghẹt. Rõ ràng đất với gió luôn luôn đối chọi với nhau, cái này trội thì cái kia bị ngăn trở. Vì vậy chúng ta phải tìm cách điều hòa làm cho nó quân bình. Cho nên mang thân này là mang một tổ hợp mâu thuẫn. Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa, đừng để nó cắn mổ nhau. Nhưng điều hòa tới mức nào, kết quả ra sao? Cố gắng điều hòa tới mức tối đa, đến lúc nào cái giỏ lủng thì mạnh con nào con ấy chạy. Điều hòa giỏi như bác sĩ cũng có ngày cái giỏ sẽ thủng, mấy con rắn bỏ chạy hết. Nước chạy theo nước, gió theo gió, lửa theo lửa, đất về đất. Không ai có thể điều hòa được suốt năm này tháng kia cho tới năm bảy trăm năm được. Chỉ một giới hạn nào thôi. Phần thân đã mâu thuẫn như thế, còn phần tâm có mâu thuẫn không? Theo Duy thức học, nội tâm chia ra các nhóm: nhóm thiện tâm sở và nhóm ác tâm sở. Thiện và ác lẫn trong tâm ta. Khi sự việc gì xảy ra chúng ta bực tức có những lời nói và hành động quá đáng. Lát sau, thiện tâm sở rầy, nó nói mình làm như vậy không đúng nên ta bị ray rứt. Tự mình thấy khó, tự mình thấy khổ, tức là tự mình trừng trị mình rồi. Cái thiện răn cái ác, nhưng cũng có khi cái ác thắng cái thiện. Như lẽ ra chúng ta không nói tiếng nặng với ai, không làm cho người đau khổ, đó là tâm niệm của người tu. Nhưng khi có điều gì làm mình nổi tức lên, ác tâm sở mạnh quá, nó lấn lướt làm cho tâm thiện trốn đâu mất. Chú ác la lối một hồi chú thiện mới trồi đầu ra thì chuyện đã rồi. Nội tâm chúng ta lúc nào cũng có hai thứ đó giằng co với nhau, khiến mình bất an hoài. Thân chống đối, tâm chống đối đều là mâu thuẫn. Mâu thuẫn là gì? Thuẫn còn gọi là cây khiên, mâu còn gọi là cây giáo. Khiên đâm thì giáo đỡ, chỏi lại. Tâm chúng ta sẵn sàng mâu thuẫn, thân chúng ta cũng sẵn sàng mâu thuẫn. Tự mình đã mâu thuẫn thì sống với mọi người có mâu thuẫn không? Đó là điều không ai muốn, nhưng làm sao tránh khỏi được! Thân tâm mình mâu thuẫn thì người khác cũng vậy. Cho nên có hòa hợp là có chống đối, điều đó là chuyện hẳn nhiên thôi. Nói rộng hơn, cả thế gian này có mâu thuẫn không? Người ta thường nhắc đến khí âm, khí dương. Âm với dương có chịu nhường nhau đâu. Dương nhiều thì nắng hạn khô, âm nhiều thì mưa dầm dề. Âm dương lúc nào cũng chống chọi nhau, cái nào tăng nhiều cũng nguy hiểm. Như vậy âm dương ở thế gian cũng luôn luôn chống đối, chớ không phải hoàn toàn hòa hết. Có sự bất thường tức là có sự chống đối. Vì khí ở thế gian đối chọi nhau, luôn thay đổi cho nên ảnh hưởng tới con người, ít bữa cảm, sổ mũi nhức đầu v.v ... Rõ ràng con người, không gian bên ngoài, sự sống trên mặt đất đều có sự chống đối, mâu thuẫn với nhau, chớ không phải lúc nào cũng hoàn toàn an ổn. Cuộc sống ngoài thế gian làm cho chúng ta phải đau khổ, khi mưa dầm lúc nắng hạn do âm dương không điều hòa. Rồi tới con người với con người. Ở đây tôi nói giữa người nam với người nữ. Thường người ta bảo nam cương, nữ nhu. Cương là cang cường, nhu là nhu hòa nên cũng chỏi. Vì vậy khi lập gia đình có chồng, có vợ cũng là sự chống chỏi, bên cương bên nhu làm sao giống được. Cho nên vợ chồng thường hay cãi vã nhau cũng vì lý do đó. Những gì người nam đề nghị người nữ không chịu, người nữ đề nghị người nam không chịu. Vậy cuộc sống gia đình giữa nam nữ muốn được hạnh phúc dễ hay khó? Đã là hai tính chất không giống nhau thì làm sao dễ được. Quí vị mới thấy cuộc sống luôn mâu thuẫn, không có lĩnh vực nào không mâu thuẫn. Người muốn cuộc sống trong gia đình điều hòa thì phải hết sức khôn khéo. Đó là tôi nói chuyện cá nhân giữa nam nữ, bây giờ nói tới tập thể. Tập thể nào cũng có một lập trường riêng, sinh hoạt riêng, chính kiến riêng không giống nhau. Không giống nhau tức là có chống nhau. Nhìn chung, từ bản thân con người, gia đình, xã hội ... tất cả đều mâu thuẫn. Như vậy con người sống trên thế gian không thể có an vui hạnh phúc tuyệt đối. Vậy mà người ta cứ đòi hạnh phúc. Nếu gia đình giống nhau thì phải là nam hết, chớ một bên cương, một bên nhu làm sao giống nhau được. Vì vậy đối với cuộc sống này phải khéo léo, khôn ngoan, không thể tưởng tượng như ý mình. Ai nghĩ rằng những gì mình đề nghị ra mọi người đều nghe, đều tuân theo đó là ảo tưởng. Chỉ có mình đề nghị ra người ta phản đối nhiều hay ít thôi, chớ không bao giờ mọi người chấp thuận hết. Hiểu như vậy rồi, chúng ta phải sống sao cho ôn hòa, vui vẻ. Nói điều này, tôi nhớ những năm trước có người hỏi tôi: “Thưa thầy, nếu có hai tập thể thù địch nhau thì theo quan niệm của thầy, phải làm sao cho hai tập thể đó được hòa hợp?” Tôi trả lời: “Có nước, có lửa thì có cơm ăn”. Đơn giản vậy thôi. Quý Phật tử thử xét, thật ra người ta cứ sợ mâu thuẫn, nhưng không ngờ chính mâu thuẫn là điều kiện để con người trong vũ trụ này có sự sinh hóa. Nam không cũng không sanh được, nữ không cũng không sanh được. Muốn sự sanh hóa được liên tục tốt đẹp thì con người phải khéo điều hòa. Chúng ta có nước mà không có lửa, hay ngược lại có lửa mà không có nước thì có cơm ăn không? Không. Phải có nước, có lửa, người khéo dùng nước, dùng lửa để nấu có cơm ăn. Chớ dùng nước để dập tắt lửa, hay dùng lửa đun cho cạn nước thì không có cơm ăn. Cho nên cuộc sống phải khéo điều hòa, nặng bên nào cũng thất bại cả. Vợ chồng trái nhau, không giống nhau, nhưng đừng để bên nào thiệt thòi mà nên điều chỉnh có cuộc sống vừa phải, không nên vì được phần mình mà mất lòng người thì gia đình tan nát. Do đó chúng ta phải có cuộc sống hết sức khéo léo và đừng bao giờ chủ quan. Nhất là bên nam hay chủ quan ta là phái mạnh, cái gì cũng bắt phái yếu tuân theo, đó là điều không tốt, không khéo điều hòa. Đã không khéo điều hòa thì mầm đau khổ sẽ nảy sinh, nên đừng để bên nào bị thiệt thòi thì cuộc sống mới đi tới chỗ tốt đẹp, an vui hạnh phúc. Tuy nhiên, hạnh phúc trong cuộc đời chỉ là hạnh phúc gượng gạo, chớ không phải hạnh phúc thật. Vì hạnh phúc ấy được kết hợp bởi hai thứ không giống nhau, làm sao trường cửu được. Chẳng qua gắng gượng điều hòa nên cuộc sống tạm an ổn, tạm vui, chớ không có hạnh phúc nào hoàn toàn như ý. Kể cả ông vua cũng không như ý, bởi vì vua cũng có người chống, người phản chớ đâu phải ai cũng nghe theo. Vì vậy chúng ta phải điều hòa để cuộc sống được tốt đẹp. Như vì nồi cơm chúng ta phải điều hòa lửa, nước. Nhờ có điều hòa nước, lửa nên chúng ta có cơm ăn ngon. Cũng vậy, trong cuộc sống khéo điều hòa thì gia đình hạnh phúc, vợ chồng vui, con cái tốt. Đừng bao giờ nghĩ tưởng dùng thế mạnh đàn áp người ta phải theo mình. Bởi vì khi người bị đàn áp họ phải tuân theo, nhưng trong lòng không phục, thế nào có lúc cũng phản ứng lại. Khéo điều hòa quân bình mới tốt, mới là người khôn ngoan. Còn mình giỏi, mình khôn bắt người ta phải theo đó là chưa thật khôn ngoan. Đây là chuyện mâu thuẫn và điều hòa giữa con người, gia đình, xã hội. Bây giờ phải điều hòa bằng cách nào? Phật dạy, muốn điều hòa phải tập hai đức tánh nhẫn nhục và hỷ xả. Thế gian nói nhẫn nhịn và tha thứ. Muốn nhẫn nhịn và tha thứ, trước tiên chúng ta phải có cái nhìn thật đạo lý. Có lần tôi được hỏi: - Thầy làm Phật sự có gặp những trở ngại do người khác tạo ra không? Tôi đáp: Có! Hỏi: -Như vậy thầy nghĩ sao về người gây trở ngại cho thầy? Tôi đáp: -Trước mắt tôi không có kẻ thù, chỉ có những người bạn đã thông cảm và chưa thông cảm thôi. Nhìn cuộc đời phải như vậy. Những người đã thông cảm thì tốt với mình, còn những người tuy chưa thông cảm nhưng họ cũng là bạn, chớ không có thù. Như vậy trong gia đình, vợ chồng chẳng lẽ coi nhau như kẻ thù. Nếu có chuyện vui buồn xảy ra thì cũng nghĩ rằng đây là người bạn chưa được thông cảm, rồi sẽ tìm cách thông cảm, đừng bao giờ coi như kẻ thù. Chẳng những trong gia đình mà kể cả mọi người bên ngoài, chúng ta phải có cái nhìn cởi mở, thương yêu. Có thế mới giải quyết được nổi khổ của con người. Trên thế gian này tràn trề đau khổ bởi vì người mạnh cứ nghĩ mình hơn, rốt cuộc gây đau khổ hoài. Chúng ta tu hành nên sống đem lại an vui cho mình, cho người. Muốn được như vậy mình đừng xem ai là kẻ thù hết. Đó là chúng ta biết sống, biết tu. Làm sao trong cuộc sống gia đình chồng vợ biết nhịn nhau, đã là bạn đời nên hòa vui, đừng bao giờ thù hận. Nếu thấy là kẻ thù thì dễ đi đến đổ vỡ tan nát. Cuộc sống từ cá nhân, gia đình cho tới tập thể, không bao giờ hoàn toàn đúng theo ý mình, được chừng 60-70% là tốt lắm rồi, đừng đòi hỏi như ý 100%. Những người đòi hỏi như vậy là hiểu sai lầm, không đúng lẽ thật. Bây giờ làm sao để chúng ta thấy mọi người xung quanh là bạn? Phải tập nhẫn nhịn. Bởi vì con người ai cũng có sẵn “ác tâm sở” là nóng giận, nam nữ chi cũng biết giận. Khi mình nổi giận nói lời không phải thì người khác cũng nổi giận nói lời không phải. Vậy làm sao? Cái phải về mình hết hay mỗi bên nhường một chút? Chúng ta có tật hay cãi lý. Cãi cho ra lý mà lý không có thật, thường thường lẽ phải ở kẻ mạnh chớ không có thật lý. Cho nên đừng đòi hỏi lẽ thật, chỉ có ai mạnh, ai được nhiều người bênh vực thì người đó phải. Còn ai yếu, ít người bênh vực thì không phải. Ở đời là như vậy thôi. Thời nay người ta dùng lá thăm, dù người không hay lắm nhưng được lòng thiên hạ thì cũng được thăm, còn người dù cho hay mà thiên hạ không hiểu cũng không được thăm như thường. Đừng cho rằng những gì hay, những gì phải thì mọi người sẽ hưởng ứng. Chỉ khéo được nhiều người mến, được nhiều người ủng hộ hoặc đưa ra những gì đúng với sở nguyện của họ thì họ hưởng ứng, họ theo mình. Ngược lại dù có đưa ý kiến đúng mà họ không muốn thì cũng không theo như thường. Như vậy không hẳn nhiều người khen là lẽ phải. Lâu nay chúng ta cứ ngỡ rằng được nhiều người chấp nhận, đó là lẽ phải. Không phải như vậy. Chỉ chúng ta tùy thuận, nhường nhịn nhau để mà sống. Đừng nói việc này phải, ai làm khác thì sát phạt họ, nghĩ như vậy là không được. Người chồng thấy mình phải, người vợ cũng thấy mình phải rồi đòi sát phạt nhau. Như vậy là có hai quan tài rồi. Trong cuộc sống, chúng ta phải một phần, người kia phải một phần, thôi thì nhường nhịn nhau cho tốt đẹp, đó là hạnh nhẫn nhục của đạo Phật.
Nhưng nếu nhịn nhau mà không tha thứ, cứ nhớ lỗi người ta hoài thì điều hòa được chưa? Bữa nay nhịn chớ mai mốt gặp việc cũng bùng nổ nữa. Đó là căn bệnh người ta hay chứa trong lòng. Ai làm phật lòng lần đầu ráng nhịn, mai mốt gặp nữa thì nói tôi nhịn lần thứ hai rồi nghen. Như vậy không phải điều hòa thật. Chúng ta nhịn thì phải bỏ qua luôn, đừng nhắc tới nhắc lui. Nhịn mà không chịu quên cứ nhắc hoài. Nhắc hoài người kia cũng sân lên, rốt cuộc không ai nhịn ai cả. Vì vậy mong quý Phật tử khéo nhẫn nhịn với nhau. Qua sự nhẫn nhịn đó chúng ta còn phải hỷ xả, nghĩa là vui mà bỏ chớ đừng gượng bỏ. Bởi vì chẳng qua tất cả chúng ta đều do khờ dại mới cãi vã với nhau. Biết rồi thì bỏ hết đừng thèm giận hờn gì nữa. Chớ còn nghĩ mình phải, kia quấy rồi ôm ấp, mai mốt gặp việc cãi lại nữa, rốt cuộc không hết khổ đau. Phương pháp nhẫn nhịn sẽ đưa chúng ta tới chỗ an ổn. Nhẫn nhịn là khéo léo điều hòa ngọn lửa, đừng để nước dập tắt lửa, cũng đừng để lửa đốt cạn nước. Ở gia đình, vì con cái nên vợ chồng nhường nhịn nhau. Ngoài xã hội, vì một lý tưởng nào đó mà người ta phải nhịn nhau. Trong đạo vì đạo đức cao thượng nên nhường nhịn nhau, tha thứ nhau. Nhờ thế mà gia đình, tập thể mới thật có an ổn, thật có vui tươi. Nếu không như vậy chẳng bao giờ chúng ta có niềm vui. Chồng với vợ gặp nhau gượng nới chuyện chớ trong bụng không ai ưa ai, thì đó là nỗi khổ lớn nhất trong gia đình. Ngoài xã hội cũng thể. Do biết cuộc đời là mâu thuẫn nên chúng ta phải điều hòa bằng hai hạnh: hạnh nhẫn nhục, và hạnh hỷ xã. Muốn được nhẫn nhục, hỷ xã, trước phải có tâm từ bi, thấy tất cả là bạn, không có ai thù. Ba điều đó từ bi là trước, rồi nhịn sau, tha thứ nhau. Không có từ bi thì không thể nhẫn nhịn và tha thứ được. Cứ cho người làm trái ý mình là kẻ thù thì không bao giờ chúng ta nhường nhịn. Cho nên đừng thấy ai là kẻ thù cả, chỉ có bạn đã thông cảm và chưa thông cảm. Đó là tâm từ bi. Chính do tâm từ bi nên chúng ta mới nhường nhịn, tha thứ nhau được. Chúng ta ứng dụng giáo lý của Phật trong cuộc sống thì cuộc sống vừa có đạo đức, vừa được an vui. Đó là ba điều kiện để chúng ta điều hòa sự mâu thuẫn. Tuy khó nhưng phải ráng ứng dụng trong cuộc sống, nếu không ắt sẽ chịu khổ thôi. Hiểu được vậy chúng ta mới biết sống và sống có hạnh phúc, còn tranh phải quấy hơn thua thì không bao giờ hạnh phúc. Đó là lẽ thật. Tóm lại, muốn cho sự sống tốt đẹp bình yên phải hội đủ ba điều kiện; từ bi nhẫn nhục và hy. Nói theo thế gian là tình thương, nhẫn nhịn và tha thứ. Điều cấm kỵ nhất là đừng bao giờ ôm ấp ảo tưởng rằng ai cũng tùng phục ta, chìu theo ý muốn của ta hết. Đó là lầm to. Kinh nghiệm trong cuộc sống đã cho thấy, tôi sống chung quanh năm sáu trăm Tăng Ni, không bao giờ tôi dám ảo tưởng rằng ai cũng giống hệt tôi và tôi nói ai cũng nghe. Có những điều họ nói không vừa ý tôi, nhưng rồi tôi cũng bỏ qua, không buồn. Nếu mỗi chút mỗi buồn thì chắc tôi chết sớm rồi. Thôi thì việc gì cũng bỏ qua, miễn họ tu được là tốt. Vì vậy quí Phật tử nhớ, vợ chồng có gì trái ý nhau nên bỏ qua, miễn gia đình bình yên, con cái học hành đàng hoàng, khôn lớn nên người là được rồi, những gì riêng tư bỏ qua hết. Vì việc chung nên bỏ cái riêng thì sẽ được an ổn. Ở trong gia đình chẳng những vợ chồng không giống nhau mà cha mẹ, con cái cũng không giống nhau. Muốn được bình yên vui vẻ thì trên dưới cũng phải điều hòa. Cái khổ là cha mẹ không bao giờ nhịn con. Con có chịu nhịn hay không chịu nhịn cha mẹ thôi chớ cha mẹ không bao giờ nhịn con; mà chắc gì cha mẹ đã trúng 100%. Bởi vì người ta cứ cho rằng cha mẹ sanh ra con cái nên cha mẹ là bề trên, con cái không có quyền cãi. Nhưng thật ra cha mẹ sanh là sanh thân thể thôi, chớ đâu có sanh được tâm hồn. Tâm hồn con cũng có cái hay riêng của con nên cha mẹ cũng phải nhịn. Như tôi là thầy, đâu thể nhịn trò, nhưng có khi thầy cũng bỏ qua. Bỏ qua tức là nhịn rồi. Nhờ vậy tôi điều hòa được mấy trăm người, nếu bắt như mình mà người ta không được như mình, rồi đuổi đi hết thì thôi, chắc tôi cũng sống một mình tôi. Hiểu được như vậy mới thấy nhờ chúng ta khéo điều hòa nên mọi việc được tốt đẹp. Đây là phương pháp thứ nhất, phương pháp tương đối.
Bây giờ tới phương pháp thứ hai là phương pháp tuyệt đối, phương pháp này ít người thực hiện được. Đó là khi nào chúng ta dẹp được tâm đối đãi của mình, tâm sở thiện, tâm sở ác hết chừng đó hoàn toàn khỏi nhẫn nhịn, khỏi tha thứ gì cả. Nên nói tuyệt đối là vậy. Cũng như Lục Tổ Hụê Năng bảo Thượng tọa Huệ Minh: “không nghĩ thiện, không nghĩ ác, cái gì là bản lai diện mục của Thượng tọa Minh?” Ngay câu nói này Huệ Minh liền nhận ra bản lai diện mục của mình. Bản lai diện mục đó không có hai bên, mà không có hai bên thì đâu còn mâu thuẫn. Không còn mâu thuẫn mới là vĩnh viễn an lành. Đây chính là mục đích Phật nhắm đến để dạy chúng ta tu đạt được giải thoát viên mãn. Cũng như trong Tín Tâm Minh, Tổ Tăng Xán nói: “Tín tâm bất nhị, bất nhị tín tâm”. Tin mình có tâm chân thật thì không còn hai. Không còn hai mới tin được tâm chân thật của mình. Còn thiện tâm sở và ác tâm sở không phải thật tâm của mình. Một nhóm tham lam và một nhóm hiền lành, hai nhóm đó lặng xuống mới hiển bày tâm chân thật của mình. Được tâm chân thật rồi thì cười hoài, không cần nhẫn nhịn, không cần tha thứ gì nữa. Nhưng nếu hai thứ đó còn thì phải từ bi, nhẫn nhịn, hỷ xả cuộc sống mới yên. Chừng nào chúng ta thoát ra hai thứ đó thì được an ổn vĩnh viễn. Quí vị thấy Tổ thứ ba, Tổ thứ sáu đều dạy chúng ta bỏ hai thứ đó. Bây giờ gần nhất là Tổ Trúc Lâm, Ngài có bài kệ “Hữu cú vô cú”, tức là “Câu có câu không”. Người còn thấy có, thấy không là còn thấy hai. Tôi tạm dẫn vài câu trong bài kệ ấy:
Hữu cú, vô cú Tự cổ, tự kim Chấp chỉ vong nguyệt Bình địa lục trầm... Nghĩa là thấy có thấy không, từ xưa đến nay, như người chấp ngón tay quên mặt trăng. Ngón tay chỉ mặt trăng mà cứ cho là mặt trăng chính tại đầu ngón tay. Đó là kẻ ngu xuẩn. Phải bỏ ngón tay mới thấy mặt trăng ở trên kia. “Bình địa lục trầm”, tức là trên đất bằng mà chết chìm, đây là chỉ cho những kẻ quá ngu xuẩn. Còn hai bên là còn đau khổ, còn ngu xuẩn. Chừng nào hết hai bên mới được tự tại, an lành. Nên phải hiểu quí thầy dạy Phật tử tu, ngồi thiền để làm gì? Để bỏ tâm chạy theo hai bên. Ngồi thiền thì nghĩ ác, nghĩ lành gì cũng bỏ hết để đi tới chỗ không còn hai, khi đó mới hoàn toàn giải thoát. Còn có hai thì không bao giờ giải thoát được. Do đó chúng ta mới hiểu ý nghĩa tại sao mình phải ngồi thiền, tại sao mình bỏ hết tất cả vọng tưởng thiện, ác. Bởi vì còn thiện tức là còn ác đối đãi, phải buông cả hai tâm mới yên. Tâm yên mới là tâm chân thật, còn tâm nghĩ thiện nghĩ ác v.v... chưa phải tâm thật. Lâu nay chúng ta cứ tưởng nó thật, giống như cho đầu ngón tay là mặt trăng. Không ngờ bỏ đầu ngón tay, nhìn tận chân trời mới thấy mặt trăng, người tu phải khôn ngoan ở chỗ này. Bởi vì tu là siêu thoát. Siêu thoát nghĩa là không kẹt trong đối đãi. Không đối đãi mới qua được các thứ mâu thuẫn khổ đau, hoàn toàn an lành tự tại, nên mục đích cuối cùng của người tu Phật là không còn thấy hai. Được vậy tự nhiên hết mâu thuẫn, không còn gì chống đối. Song nếu người chưa qua khỏi hai bên thì phải tập tu từ bi, nhẫn nhục và hỷ xả cuộc sống mới yên lành. Bước đầu quý Phật tử nên tập từ bi, nhẫn nhục và hỷ xả trước cho sự mâu thuẫn trong mình được điều hòa, cuộc sống bình an. Lấy đây làm bài học thì có thể nói kêu một chút là có một triết lý sống. Vì lâu nay Phật tử sống mà không biết sống làm sao, cho nên ai cũng nuôi cực đoan trong mình, rồi mang lấy đau khổ, kêu trời trách đất hoài. Nếu biết được lẽ sống như vậy cuộc sống rất bình an. Giỏi hơn nữa, vượt qua luôn sự đối đãi thì thành Thánh, không nói Thánh cũng là Thánh, có việc gì phải buồn. Bây giờ chúng ta còn thương người làm lành ghét người làm ác, nên còn hai tức còn đối chọi. Chỉ khi nào qua được hai bên mới hết mâu thuẫn. Ý nghĩa của đạo Phật cao siêu là vậy. Phật tử ứng dụng được đạo lý này trong cuộc sống thì thật là hay, bằng ngược lại thì học Phật bao nhiêu cũng chẳng có ích lợi gì cả. Quí vị hãy nhớ câu này: “Trước mặt không có kẻ thù” thì cuộc sống được nhiều an lạc. Đạo lý thật hay nhưng đôi khi tôi thấy rất buồn vì kể cả người tu cũng không thực hành nổi, cứ thù người này, giận người kia. Người tu mà nói giận người này, thù người kia thì chưa phải người tu. Người hiểu thấu đáo cuộc sống rồi thì chỉ cười thôi, không có gì quan trọng hết. Khi đặt vấn đề quan trọng, có người hưởng ứng với mình là bạn, không hưởng ứng trở thành thù, như vậy mãi thì phải chịu đau khổ thôi. Có nhiều người hỏi tôi: “Thầy có thuật gì mà điều hòa mấy trăm Tăng Ni và nhất là bên Ni?” Tôi nói: “Ai đến thưa kiện người này sai, người kia trái, tôi đâu có xử. Tôi bảo: “Thấy người ta quấy thì mình cũng đã quấy rồi”. Nhờ vậy không ai dám đến thưa kiện nữa. Quí Phật tử thấy có phải thế không? Vì chưa bao giờ hai người cãi nhau mà có người chịu mình quấy, nhưng làm sao cả hai đều phải được, cho nên thấy người quấy là mình đã quấy trước. Không quấy thì không cãi, đã cãi thì có quấy. Từ kinh nghiệm sống cho đến việc tu tập Phật dạy rất nhiều, nhưng trọng tâm đều nằm ở những điểm đó. Điểm ưu việt của Phật giáo đời Trần chính là chủ trương Tam giáo đồng nguyên. Thiền tông dung hợp chớ không thấy đây khác kia để rồi đi đến chống chọi nhau. Do đó người trong nước theo đạo Lão, đạo Khổng không chống với đạo Phật. Nhờ ba tôn giáo hòa nhau nên dân mạnh, đó là điểm rất hay. Tóm lại, mục đích buổi nói chuyện hôm nay hết sức rõ ràng, tôi mong rằng quí Phật tử nghe rồi áp dụng những điều tôi nói vào cuộc sống cho khéo, cho đầy đủ ý nghĩa, mới thấy niềm vui hiện tại - sống là vui.