Bây giờ, chúng ta hãy “trước đèn lần giở cảo thơm”, đọc lại cuộc đàm đạo giữa Thiền sư Thiền Lão và vua Lý Thái Tông thử xem.
Vào khoảng niên hiệu Thống Thụy (1034-1038), vua Lý Thái Tông nghe danh Thiền Lão là bậc cao Tăng đắc đạo, môn sinh theo học hàng ngàn, bèn xa giá lên núi Thiên Phúc, Tiên Du bái yết.
Sau khi được diện kiến, vua thấy vị sư già có dung mạo, cốt cách như tòng như hạc, tuyết sương đã cỗi, lễ độ cung tay thưa rằng:
- Lão thiền sư ở núi này bao lâu rồi?
Khẽ đưa mắt ngước nhìn bậc vương giả: Oai nghi đường bệ, nhưng khí sắc trầm hùng, bình hòa.
Sư bèn thử“sự thâm chứng thiền học” của nhà vua, nên đáp:
“Đản tri kim nhật nguyệt
Thùy thức cựu xuân thu”
(Chỉ biết tháng ngày này
Xuân thu thuở trước ai hay làm gì!)
Nhà vua ngơ ngác. Ông sư già này lẩm cẩm rồi, hỏi một đường, đáp một nẻo. Nhưng dẫu sao, bậc vương giả vốn hay thơ, nghe thiền sư đọc thơ thì cảm thấy thú vị, chẳng chấp gì, hỏi tiếp:
- Vậy thì hằng ngày, Lão thiền sư làm việc gì?
Thiền sư nhìn vua, rồi nhìn hoa cảnh viên môn, tủm tỉm cười, bắt đầu hai tứ thơ xuất hiện, dường như chưa đi qua sự khúc xạ của trí năng:
“Thúy trúc, hoàng hoa phi ngoại cảnh
Bạch vân, minh nguyệt hiện toàn chân”
(Trúc biếc, hoa vàng-không ngoại cảnh
Trăng trong, mây trắng-hiện toàn chân).
Thật tiếc cho tâm huyết của vị thiền sư già. Bậc vương giả kia đã không hiểu, không thấy “thiền sư có ý chỉ gì”, hỏi, thì Thiền Lão không muốn nhiều lời.
Và, thiền sư không muốn nhiều lời là đúng.
Sư bèn thử“sự thâm chứng thiền học” của nhà vua, nên đáp:
“Đản tri kim nhật nguyệt
Thùy thức cựu xuân thu”
(Chỉ biết tháng ngày này
Xuân thu thuở trước ai hay làm gì!)
Nhà vua ngơ ngác. Ông sư già này lẩm cẩm rồi, hỏi một đường, đáp một nẻo. Nhưng dẫu sao, bậc vương giả vốn hay thơ, nghe thiền sư đọc thơ thì cảm thấy thú vị, chẳng chấp gì, hỏi tiếp:
- Vậy thì hằng ngày, Lão thiền sư làm việc gì?
Thiền sư nhìn vua, rồi nhìn hoa cảnh viên môn, tủm tỉm cười, bắt đầu hai tứ thơ xuất hiện, dường như chưa đi qua sự khúc xạ của trí năng:
“Thúy trúc, hoàng hoa phi ngoại cảnh
Bạch vân, minh nguyệt hiện toàn chân”
(Trúc biếc, hoa vàng-không ngoại cảnh
Trăng trong, mây trắng-hiện toàn chân).
Thật tiếc cho tâm huyết của vị thiền sư già. Bậc vương giả kia đã không hiểu, không thấy “thiền sư có ý chỉ gì”, hỏi, thì Thiền Lão không muốn nhiều lời.
Và, thiền sư không muốn nhiều lời là đúng.
Nhiều lời là nhiều ý, nhiều ý
là chất chồng khái niệm,
là “đầu thượng trước đầu”,
là “tuyết thượng gia sương”!
Kẻ đạt ngộ, bất cứ dòng phái nào, quốc độ nào, màu da chủng tộc nào, luôn sống trong giây khắc hiện tại. Chỉ có hiện tại là “thực”. Chỉ có cái hiện tại: “Ở đây và bây giờ”- đang chảy trôi, đang dịch hóa mới chính là cái “pháp hiện tiền” cho ta “hiện quán” để thâm ngộ duyên sinh, vô ngã tính:
"Đản tri kim nhật nguyệt Thùy thức cựu xuân thu."
“Chỉ biết tháng ngày này, giây khắc này”.
Kẻ đạt ngộ, bất cứ dòng phái nào, quốc độ nào, màu da chủng tộc nào, luôn sống trong giây khắc hiện tại. Chỉ có hiện tại là “thực”. Chỉ có cái hiện tại: “Ở đây và bây giờ”- đang chảy trôi, đang dịch hóa mới chính là cái “pháp hiện tiền” cho ta “hiện quán” để thâm ngộ duyên sinh, vô ngã tính:
"Đản tri kim nhật nguyệt Thùy thức cựu xuân thu."
“Chỉ biết tháng ngày này, giây khắc này”.
Không truy tầm quá khứ, không vọng móng tương lai, xuân thu thuở trước ai hay làm gì! Còn gì rõ hơn thế nữa? Tuy đã quá rõ nhưng bậc vương giả của chúng ta vẫn cứ loay hoay, lăng xăng, muốn hỏi hằng ngày thiền sư làm việc gì! Sao phải làm việc gì! Có “cái gì” nữa sao? Cứ sống trong giây khắc hiện tiền thì “làm gì” hay “không làm gì” đều là đạo cả, đều sống trong thiền, thở trong thiền, đi đứng trong thiền cả...
"Thúy trúc, hoàng hoa phi ngoại cảnh
Bạch vân, minh nguyệt hiện toàn chân."
Hoa vàng kia, trúc biếc kia đâu phải là cái ở bên ngoài tâm. Thực tại, “yếu tính của thực tại” không ở trong, không ở ngoài, chẳng có chủ thể, chẳng có khách thể. Trăng trong kia, mây trắng kia... tất cả chúng đều hiện ra như chân, như thực, đại mỹ, châu toàn... Kẻ mê thì tầm cầu Đông Tây Nam Bắc, những cảnh giới phi thực; kẻ đạt ngộ họ sống với các pháp đang là, với mọi hiện hữu tương quan muôn đời như thị...
Một thời, thiền sư và bậc vương giả của chúng ta là thế ấy. Tuy ta không có được nhiều thông tin do sử liệu ít ỏi, nhưng chỉ cần một vài câu, một vài đoạn, ta có thể hình dung ra diện mạo văn học của một thời. Hãy thử tưởng tượng một ngàn đệ tử vây quanh, những cuộc đối thoại, nhàn đàm giữa thầy và trò, của người hỏi đạo, học đạo... đều hàm chứa văn, triết, thiền học. Chúng không chỉ cho ta thấy trình độ tri thức, kiến thức của họ mà còn toát lên nội lực tâm linh từ dòng thiền uyên áo; biết tiếp thu, chọn lọc, sáng tạo; biết giữ gìn và phát huy, tạo nên một bản sắc đặc trưng của Phật giáo Việt Nam ngay từ thời mới tự chủ, độc lập...
Ôi! Cao đẹp thay!
"Thúy trúc, hoàng hoa phi ngoại cảnh
Bạch vân, minh nguyệt hiện toàn chân."
Hoa vàng kia, trúc biếc kia đâu phải là cái ở bên ngoài tâm. Thực tại, “yếu tính của thực tại” không ở trong, không ở ngoài, chẳng có chủ thể, chẳng có khách thể. Trăng trong kia, mây trắng kia... tất cả chúng đều hiện ra như chân, như thực, đại mỹ, châu toàn... Kẻ mê thì tầm cầu Đông Tây Nam Bắc, những cảnh giới phi thực; kẻ đạt ngộ họ sống với các pháp đang là, với mọi hiện hữu tương quan muôn đời như thị...
Một thời, thiền sư và bậc vương giả của chúng ta là thế ấy. Tuy ta không có được nhiều thông tin do sử liệu ít ỏi, nhưng chỉ cần một vài câu, một vài đoạn, ta có thể hình dung ra diện mạo văn học của một thời. Hãy thử tưởng tượng một ngàn đệ tử vây quanh, những cuộc đối thoại, nhàn đàm giữa thầy và trò, của người hỏi đạo, học đạo... đều hàm chứa văn, triết, thiền học. Chúng không chỉ cho ta thấy trình độ tri thức, kiến thức của họ mà còn toát lên nội lực tâm linh từ dòng thiền uyên áo; biết tiếp thu, chọn lọc, sáng tạo; biết giữ gìn và phát huy, tạo nên một bản sắc đặc trưng của Phật giáo Việt Nam ngay từ thời mới tự chủ, độc lập...
Ôi! Cao đẹp thay!
Minh Đức Triều Tâm Ảnh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét