I/ MỘT SỐ BỆNH CÓ THỂ CHỮA BẰNG THỞ VẬN KHÍ:
Ví dụ thực tế:
a/ Tôi đã tự chữa 1 cách có hiệu quả rõ ràng là các bệnh đau khớp xương như ở háng, lưng, đầu gối, vai, các ngón tay, ngón chân:đau là bệnh kinh niên của tôi từ hồi tôi còn thanh niên cho mãi tới cách đây vài năm, hay đau nhất là ở khớp xương ở háng & khớp xương sống ở lưng. Năm nào cũng có từ 1 – 3 đợt đau, có khi đau rất nặng, cử động rất đau đớn. Trước khi mỗi lần bị đau như vậy, tôi thường dùng thuốc Tây như: aspirin hoặc Đông y như: Cao hổ cốt,….. & thường dùng từ 3-4 ngày sau mới giảm đau. Khoảng 7-10 ngày thì hết đau hẳn nhưng sau đó một thời gian (vài tháng hoặc vài năm) vẫn bị đau lại (có khi nhẹ hoặc có khi nặng hơn). Từ 4 năm nay, tôi tự chữa bệnh đau xương khớp bằng phương pháp thở này thường xuyên, mỗi ngày vài lần thì bệnh không bị tái phát, nếu có thì chỉ bị đau nhẹ rồi lại hết.
b/ Tôi bị bệnh mỏi mắt từ lúc 14 – 15 tuổi cho đến cách đây 4-5 năm, tôi thường chỉ đọc được 10-15 phút rồi mỏi mắt & không thể đọc liên tiếp, phải nghỉ nữa giờ hay một giờ mới đọc lại được. Nếu muốn đọc sách liên tục từ 1-2 giờ thì sau đó phải nghỉ cả buổi, có khi mắt không bị mỏi ngay nhưng đến đêm nằm ngủ thì mắt rất mỏi & hôm sau phải ngưng đọc sách cả ngày để mắt trởlại trạng thái bình thường. Bằng phương pháp thở này, tôi hầu như không còn mỏi mắt nặng như trước nữa. Có thể đọc sách hằng giờ nhưng nếu đọc lâu quá 2-3 giờ thì mắt cũng bị mỏi nhưng không nặng như lúc trước & cũng phải nghỉ đọc để mắt không bị mỏi. Đêm nằmngủ không còn cảm giác mỏi mắt hoặc khó chịu nữa (trừ khi xem tivi quá 15-30 phút).
c/ Từ năm 30 tuổi, tôi bị bệnh trĩ, khi nặng thì máu ra nhiều, tôi phải dùng thuốc liên tục nhưng cũng không trị dứt hẳn, tôi cũng chưa dám phẩu thuật nên bệnh cứ tái phát liên tục. Cách đây 4-5 năm, bằng phương pháp thở này & kết hợp thêm với chế độ ăn uống, bệnh trĩ dứt hẳn & không tái phát.
d/ Có lúc tôi cũng cảm thấy khó thở, cảm giác rất mệt, khi đi khám thì bác sĩ cho thuốc uống trợ tim, chống nhồi máu cơ timđể khi đau quá thì ngậm. Tôi cũng thử dùng phương pháp thở này thì thấy người khỏe hẳn & không xuất hiện những triệu chứng trên.
e/ Huyết áp của tôi thường thấp: từ 60-90, có khi cảm thấy người rất mệt. Bằng phương pháp thở này thì huyết áp trở lại bình thường là 70-110/120, không còn cảm giác mệt mỏi rã rời như những khi huyết áp tụt thấp.
f/ Đau răng: răng của tôi thường hay bị đau & phải đi nha sỉ thường xuyên nhưng cũng bằng phương pháp thở này mà các cơn đau răng giảm hẳn.
g/ Đau dạ dày: cách đây 40 năm, tôi bị đau dạ dày, thậm chí còn bị chảy máu. Khi tôi
tập Yoga với động tác cúi gập người xuống thì nó bị ảnh hưởng đến dạ dày mà tôi không biết. Cho đến một hôm, bác sỉ hỏi và khuyên tôi nên tránh các động tác đó để đừng làm ảnh hưởng đến dạ dày. Chỉ nên thở nhẹ nhàng & hít sâu vào thì sẽ bớt đau. Từ cuối năm 1995 đến nay, dạ dày của tôi không bị chảy máu nữa.
tập Yoga với động tác cúi gập người xuống thì nó bị ảnh hưởng đến dạ dày mà tôi không biết. Cho đến một hôm, bác sỉ hỏi và khuyên tôi nên tránh các động tác đó để đừng làm ảnh hưởng đến dạ dày. Chỉ nên thở nhẹ nhàng & hít sâu vào thì sẽ bớt đau. Từ cuối năm 1995 đến nay, dạ dày của tôi không bị chảy máu nữa.
h/ Khi tôi trên dưới 70 tuổi, tôi cảm thấy trí nhớ kém dần: nhưng từ khi tập phương pháp thở này thì trí nhớ được phục dần và có phần tốt hơn.
i/ Trong những năm 1970-1980, tôi thường bị cảm cúm, năm nào cũng bị ít nhất 1 lần, có lần rất nặng, sốt mêman phải nằm bệnh viện gần½ tháng. Từ khi tôi tập phương pháp thở này thì sức đề kháng tăng rõ rệt. Từ đó ít bị cảm cúm hoặc khi có thì rất nhẹ & chóng khỏi.
j/ Khi tôi trên dưới 60 tuổi, tóc rụng nhiều,đầu nhiều gàu& hay ngứa mặc dù tôi tắm gội hàng ngày (tùy trường hợp ốm đau hay đi công tác xa), mỗi lần gội đầu, tóc rụng rất nhiều. Từ khi tôi tậpphương pháp này thì tóc giảm rụng, đầu bớt gàu & hết ngứa hẳn mặc dù 3-4 ngàytôi mới gội đầu 1 lần.
k/ Giấc ngủ: tương đối tốt nhưng cũng có lúc đầu óc căng thẳng vì công việc nên trở nên khó ngủ. Tôi không dùng thuốc ngủ & chỉ thở theo phương pháp nàythì giấc ngủ đến dể dàng hoặc dể ngủ lại khi bị thức giấc.
l/ Bệnh táo bón: tôi bị táo bón kinh niên, thường xuyên phải dùng thuốc nhuận hoặc thuốc bơm hậu môn. Bằng phương pháp tổng hợp sau: phương pháp thở kết hợp với chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt, tập thể dục nên gần đây phầnnào giải quyết được hầu như căn bản dứt bệnh táo bón này & có thể đi bình thường trở lại.
Trên đây là một số bệnh kinh niên mà bằng phương pháp “Vận Khí” này, tôi đã tự chữa được có kết quả rõ ràng hoặc là khỏi về mặt căn bản, hoặc cũng giảm nhẹ. Hiện tôi đang theo dõi thử xem có thể áp dụng phương pháp này đối với bệnh U xơ tiền liệt tuyến không? Vì tác dụng của phương pháp này là làm lưu thông khí huyết, tăng sức đề kháng của cơ thể, có thể trực tiếp tácđộng đến các bộ phận của cơ thể cần tăng cường nên nó có thể có tác dụng tốt đối với điều trị nhiều bệnh.
II/ CÁCH THỞ VẬN KHÍ ĐỂ CHỮA BỆNH:
1/ Thở theo phương pháp Yoga hoặc dưỡng sinh mà nhiều người đã biết và nhiều tài liệu đã giới thiệu tức là thở bằng bụng. Thở thót bụng, thở vàothì hơi phình bụng ra, thở ra là chính và có cố gắng thở vào tự nhiên. Có thể nín thở hoặc không nín thở cũng được: thở bằng mũi.
2/ Điểm khó và phải tập luyện là điểm sau đây: khi thở vào và thở ra, hãy tưởng tưởng hơi thở đi vào tì mũi, vòng lên đầu xuống cổ, lưng, chân, gót chân, ngón chân rồi vòng lên bụng, lên cổ, lên đầu và ra ở mũi.
a/ Giai đoạn đầu chỉ là tưởng tượng và cái khó ở giai đoạn này là đầu óc tập trung đi theo đường đi tưởng tượng của hơi thở. Lúc bắt đầu tập, việc tập trung tư tưởng để theo dõi đường đi tưởng tượng của hơi thở nói chung là khó, mức độ khó là tùy từng tính cách, từng người, trung bình phải bất vài tháng mới làm chủ được tư tưởng. Về sau, tuy dể hơn nhưng cũng phải chú ý tập trung tư tưởng để theo dõi đường đi của hơi thở. Nhưng việc tập trung tư tưởng này không có gì căng thẳng cả và không nên sốt ruột hoặc cố gắng quá sức để tránh căng thẳng. Dần dần sẽ quen.
b/ Giai đoạn tiếp theo la trong khi thở như trên, chú ý tưởng tượng tạo ra 1 sức đẩy trên đường đi của hơi thở khi thở vào và sức hút trên đường đi của hơi thở khi thở ra. Tập dần dần sẽ cảm thấy rõ ràng cơ thể chuyển động trên đường đi của hơi thở. Tập được đến gia đoạn này thì tác dụng chữa bệnh sẽ thấy rõ ràng: cho đường đi của hơi thở đi qua chổ đau (như khớp xương, răng đau, …..) và đi chậm (về tốc độ đi) và mạnh (về sức
đẩy hay hít) chổ đau sẽ giảm và khỏi hẳn đau. Nếu kết hợp cho đường đi của hơi thở đi qua huyệt có tác dụng chữa bệnh liên quan (ví dụ: qua huyệt dũng tuyền ở gan bàn chân có tác dụng chữa mất ngủ) thì tác dụng chữa bệnh càng cao.
đẩy hay hít) chổ đau sẽ giảm và khỏi hẳn đau. Nếu kết hợp cho đường đi của hơi thở đi qua huyệt có tác dụng chữa bệnh liên quan (ví dụ: qua huyệt dũng tuyền ở gan bàn chân có tác dụng chữa mất ngủ) thì tác dụng chữa bệnh càng cao.
Nói thêm về đường đi của hơi thở: nếu hiểu hơi thở là không khí thì đường đi của hơi thở chỉ vào phổi rồi từ phổi ra. Nhưng gọi là hơi thở ở đây là đường đi chuyển động của các điểm trên cơ thể do tác động của nhịp thở vào và ra gây nên. Nhịp lên xuống của lồng ngực và của bụng gây ra sức ép, đẩy hay hút các bộ phận của cơ thể và được bộ óc điều khiển tập trung vào một chuỗi các điểm trên cơ thể, tạo thành một đường đi. Các đường đi này có thể tùy ý lựa chọn, bắt đầu từ lúc thở vào qua mũi và kết thúc lúc thở ra. Thông thường bắt đầu từ mũi qua đầu, cổ, ngực hay bụng, xuống chân , đến gót chân, ngón chân rồi trở về hoặc theo đường cũ hoặc theo 1 đường khác, hoặc từ mũi qua bả vai, ra cánh tay đến bàn tay, ngón tay. Chọn đường đi qua chổ đau, chổ có huyệt liên quan. Ở giai đoạn mới tập, chọn đường đi ngắn & đi nhanh cho dể tập, sau dần dần đi dài, đi chậm & mạnh (về sức đẩyhay sức hút). Lúc đầu, đi phần da tức là bề mặt cơ thể, sau có thể đisâu vào thịt, vào khớp xương. Chú ý: không đi xuyên qua óc, không đi vào chổ đang chảy máu.Có thể đi qua các huyệt trên đầu như huyệt bách hội, hoặc qua ngực trên tim, qua các huyệt có liên quan đến dạ dày, ruột, …. (về các huyệt này có thể tham khảo sách: Châm cứu giản yếu– nhà xuất bản: Quân đội nhân dân 1990).
Tư thế để thở có thể nằm ngồi hay đứng, lúc mới tập thì tư thế nằm ngữa, thoải mái như để thư giản là thuận lợi. Có thể ngồi theo các tư thế của Yoga như ngồi hoa sen,…
Phương pháp tập thở này có thuận lợi lớn là không cần dụng cụ, phương tiện, điều kiện gì, ở đâu cũng tập được ngay cả trong cuộc họp. Nhất là khi nằm lúc sắp ngủ, trong đêm thức giấc lúc khó ngủ lại và ngủ dậy còn nằm trên giường,…
Khó của phương pháp này là kiên trì tập, đều đặn, không sốt rột, không vội. Chú ý khi tập, theo dõi kết quả của việc tập: nếu có kết quả dù ít hay chưa vẫn kiên trì tập. Nếu có ảnh hưởng không tốt như đau thêm, hoặc chổ khác bị đau thì nên tạm ngừng và tập lại từ từ khi hết tác dụng không tốt (đây chỉ là đề phòng, chứ bản thân tôi khi tập thì không thấy có tác dụng gì không tốt, còn một số động tác Yoga thường có phản chỉ
định (ví dụ: động tác cúi gập người trong “chào mặt trời” là phản chỉ định đối với đau dạ dày – không có tài liệu về Yoga và dưỡng sinh mà tôi đã đọc mà họ đề cập đến phản chỉ định này).
định (ví dụ: động tác cúi gập người trong “chào mặt trời” là phản chỉ định đối với đau dạ dày – không có tài liệu về Yoga và dưỡng sinh mà tôi đã đọc mà họ đề cập đến phản chỉ định này).
Nếu có thời gian thì có thể tập 2-3 lần trong 1 ngày, mỗi lần khoảng 15-30 phút, kết hợp với tập Yoga, dưỡng sinh,… Nếu ít thời gian thì tranh thủ nghỉ ngơi trong khi làm việc, khi họp mà tập, mỗi lần khoảng 5 phút. Tập khi lên giường đi ngủ & khi thức dậy khoảng 15 phút. Tập quen, thấy có tác dụng tốt sẽ biết cáchbố trí thời gian để tập thêm.
Có thể kết hợp với cách tập khác khi có tác dụng tốt (như dưỡng sinh,…), kết hợp cùng tập hoặc tập xen kẻ. Khi tập đã có kết quả tốt thì ta nên bỏ thuốc từ từ.
CÁC ĐƯỜNG CỦA HƠI THỞ:
a/ Từ mũi qua huyệt ấn đứng (ở giữa hai lông mày) qua trán lên đầu, qua huyệt bách hội (gần đỉnh đầu) xuống gáy, xương cổ,theo xương sống đến sát xương cụt ở gót chân, chia hai đường qua háng, theo nữa dưới của chân xuống gót chân qua huyệt “dũng tuyền” qua ngón chân vòng về mặt trên của chân, qua đầu gối, về háng hợp lại ở xương cụt gần hậu môn theo bụng lên cổ, lên đầu ra mũi.
b/ Đi ngược lại đường đi ở trên.
c/ Từ mũi qua đầu cổ như trên, chi hai nhánh qua bả vai ra cánh tay, khuỷu tay, ra bàn tay & các ngón tay rồi trở về,….
Như trên đã nói, lúc mới tập đó là con đường tưởng tượng, nhưng dần dần sẽ không còn là đường tưởng tượng nữa mà cảm thấy da thịt chuyển động trên đường đi đó (hơi thở đi đến đâu thì cảm thấy da thịt ở đó chuyển động, nở ra khi thở vào, co lại khi thở ra, cảm giác nóng lên rõ rệt nhất là ở bàn tay, bàn chân, trên đầu, dọc xương sống.
Để tăng tác dụng chống mỏi mắt, đưa đường đi vòng quanh mắt. Chữa đau răng thì đưa đường đi qua hàm răng trên & dưới, chú ý ở chổ răng đau. Chữa đau lưng thì đưa đường đi theo xoáy ốc từ chổ xương sống đau vòng quanh lưng (theo chiều kim đồng hồ rồi ngược lại) ra hai bên hông rồiquay trở lại điểm xuất phát.
III/ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PHƯƠNG PHÁP NÀY:
1/ Phương pháp này được học ở đâu?
a/ Về cách thở thì đã được nói nhiều trong các tài liệu (viết hay dịch) có ở nước ta về Yoga và dưỡng sinh. Tài liệu của bác sỉ Nguyễn Khắc Viện là rõ ràng, dể theo và có một sự giải thích khoa học có tính chất thuyết phục, không được ra những khái niệm hay giải thích có tính chất huyền bí (như chân khí vũ trụ).
b/ Trong các tài liệu nói về thư giãn của Yoga, có tài liệu nói đến sự lan tỏa cảm giác thư giản từ bụng (hay từ đầu) ra bàn tay, bàn chân & việc sử dụng các huyệt ở cổ, ở ngực, ở hậu môn.
c/ Trong một số tài liệu nói về khí công, có dẫn câu của y học cổ truyền Trung Hoa: “dụng chí dẫn khí, dụng khí dẫn lực” nghĩa là dùng ý chí để đưa khí đi, dùng khí để tạo thành lực đi.
d/ Trong các tài liệu nói trên mà tôi đã được đọc, chỉ có hai tài liệu nói đến “Đường đi của hơi thở” đó là quyển: Yoga & Quyền năng giải thoát của Tinh Tiền – nhà xuất bản thể dục thể thao, Hà Nội 1990 & 1 quyển sách chữ Trung Hoa (in dưới thời Dân quốc).
Nhưng cả hai quyển đều không giới thiệu cách tập để đưa hơi thở theo đường đi trên cơ thể; riêng quyển chữ Trung Hoa có nói cụ thể các huyệt mà đường đi qua, tác dụng có tính chất thần bí của phương pháp này, tác dụng dùng sức mạnh của hơi thở (vận khí) có thể làm dừng lại một chiếc ô tô đang chạy. Sách “Quyền năng giải thoát” cũng có ý nói đến tác dụng thần bí của phương pháp này. Từ các gợi ý trên đây, tôi tập dần dần rồi đi đến hình dung ra những bước đi cụ thể của phương pháp này. Tôi đã để ý tìm xem có tài liệu nào nói kỹ & cụ thể về phương pháp này nhưng rất tiếc là chưa thấy. Vì thế việc tôi hình dung ra như trên, có thể chưa đầy đủ, nhưng qua một thời gian dài (30 năm kể từ khi tập thở & tập thư giãn theo Yoga & khí công, 15 năm kể từ khi tập thở theo đường đi tưởng tượng, trên dưới 5 năm từ khi cảm thấy đường đi này không còn là tưởng tượng nữa, không thấy có tác dụng xấu nào mà chỉ thấy có tác dụng tốt, càng ngày càng rõ nên có thể yên trí cách tập như trên là không có gì sai, không có phản chỉ định. Tuy nhiên, tôi vẫn lưu ý, bạn đọc nào muốn tập theo phương pháp này, nên tập từ từ, không vội vàng, vừa tập vừa theo dõi xem có ảnh hưởng gì xấu, đáng ngại thì dừng lại để xem có phải tại tập không & tại điểm nào trong cách tập rồi điểu chỉnh lại để tiếp tục tập.
2/ Cơ sở khoa học của phương pháp này là thế nào?
- Vì nó lấy cơ sở là phương pháp thở của khí công như thư giản được nâng cao, nên cơ sở khoa học của thở Yoga, của thư giãn (như bác sỉ Nguyễn Khải Viện đã giải thích) cũng là một trong các cơ sở khoa học của phương pháp thở “vận khí” này nhưng tác dụng của nó sâu và cao hơn vì nó tác động trực tiếp đến từng bộ phậncủa cơ thể theo ý muốn của mình đến các chổ đau, đến các huyệt mình lựa chọn (trên đường đi). Tác dụng nói ở đây đến các huyệt không thể và không cần tác dụng chính xác vào đúng huyệt như khi châm cứu mà chỉ cần tác dụng vào vùng có huyệt.
- Cũng như mọi hoạt động thể lực nói chung và các vận động thểdục nói riêng, phương pháp thở đưa “khí” đi theo các đường đi này làmtăng sự tuần hoàn của máu và của hệ thống Lymphe còn gọi là bạch huyết nhưng một cáchtập trung và sâuhơn vào chổ đau để đưa oxy và các chất dinh dưỡng đến nuôi chổ đau và đẩy đi các chất cặn bã đọng ở đó đồng thời cũng tăng các tế bào miễn dịch có trong máu và Lymphe đến chổ đau để chống viêm, chống nhiễm khuẩn. Mặt kháckhi đau thường không làm được hay phải kiêng các cử động mạnh của thể dục (như khi đau viêm khớp) thì trái lại trong phương pháp này vẫn có thể nằm im mà thở đưa “khí” (tức là máu vào bạch huyết) tăng cường vào và ra ở chổ đau. Chính đây là ưu thế (sâu hơn, tập trung hơn, không phải kiêng) của phương pháp này so với các vận động thể thao khác.
- Phương pháp này cũng có tác dụng như phương pháp xoa bóp các đường huyệt đạo làm lưu thông khí huyết nhưng ưu thế hơn là tác động trực tiếp vào trong, vào sâu cơ thể ở chổ đau như khớp xương, huyệt và bằng sự vận động tự thân của cơ thể ở chổ đau.
- Có tác dụng rất tốt tới não. Một mặt nó đưa khí huyết lên nuôi não lưu thông hơn. Mặt khác nó gây hưng phấn và ức chế lần lượt nhiều bộphận khác nhau của não khi não phải chỉ đạo việc vận động các điểm khác nhau trên cơ thể theo các đường đi của khí.
- Nói chung khi làm các động tác thể thaothể dục, tim phải hoạt động mạnh để khí huyết lưu thông, do đó khi cơ thể yêu cầu hoặc có bệnh phải tĩnh dưỡng thì không tập thể thao thể dục. Trái lại, với phương pháp vận khí này vẫn có thể tập khi nằm nghỉ thoải mái trên giường, nó vừa làm khí huyết lưu thông, lại vừa làm giảm gánh nặng co bóp của tim, nên có tác dụng tốt tới tim.
XIN TÓM LẠI CÁCH TẬP NHƯ SAU:
- Giai đoạn 1:tập thở theo phương pháp Yoga hay khí công, dưỡng sinh (thở bụng)
- Giai đoạn 2:vừa thở như trên vừa tưởng tượng một đường đi của “khí” trong cơ thể. Lúc đầu dể tập, chọn đường đi ngắn, đi nhanh, lướt nhẹ, sau dần dần đi dài, chậm. Đâylà giai đoạn: dụng chí dẫn khí, nếu có chổ đau trong người thì đưa đường đi của “khí”qua đó (chú ý: không đi xuyên qua óc, qua tim, chổ đang chảy máu).
- Giai đoạn 3:làm như gia đoạn 1 & 2 đồng thời tạo ra sức đi cũng bằng ý chí thông qua nhịp thở lên xuống của bụng. Đây là giaiđoạn “Dụng khí dẫn lực”. Đến gia đoạn này thì đường đi của “khí” không còn là tưởng tượng nữa mà là cảm giác rõ rệt của cơ thể. Tác dụng chữa bệnh đến giai đoạn này là cao nhất, tuy tác dụng đó đã có và tăng dần từ giai đoạn 1.
Nói thêm về đường đi của khí:
* Như trên đã nói, có thể tùy ý lựachọn đường đi này theo mấy yêu cầu sau:
- Đi dọc thân mình từ đầu đến chân và ngược lại.
- Đi từ đầu (hay bụng) ra tay & chân.
- Đi qua chổ có bệnh (chổ đau) hay huyệt có tác dụng đến bệnh đó.
- Không đi xuyên qua óc, qua tim, chổ đau đang chảy máu.
* Một số đường đi cụ thể như (tùy ý lựa chọn):
- Dọc xương sống, theo bên phải bên trái, mặt sau, mặt trước.
- Dọc bụng từ ức xuống rốn, hậu môn và ngược lên.
- Dọc phía ngoài tay chân (phía dưới, trên, phải trái).
- Trong tay chân theo ống xương tay chân các khớp ở nách, háng, đấu gối, khủy tay, khủy chân.
- Bàn chân, tay ra đến các ngón.
- Từ cổ, theo hai bên sườn, qua lườn đến háng.
- Đường xoắn ốc ở lưng khi đau lưng.
* Lúc mới tập, đi đường ngắn, ví dụ chỉ từ mũi, cổ, bụng rồi trở lại, sau xuống đến háng rồi đến đầu gối, rồi trở lại,…
* Lúc mới tập, khó tập trung tư tưởng nên đường đi thường đứt đoạn, nhảy cóc. Sau quen dần, đường đi mới liên tục.
* Về “dụng khí dẫn lực”: lúcmới tập, thở vào thì đường đi tới đâu, tưởng tượng “khí” làm căng, nở da thịt ở đó, kết hợp với nhịp lên xuống của ngực của bụng. Dần dần quen, da thịt trên đường đi của khí cũng co và nở theo nhịp thở. Sự conở này thúc đẩy máu và bạch huyết Lymphe lưu thông, làm nhẹ công việc củatim, đưa máu đến chổ xa và khó đến như đỉnh đầu, ngón tay, ngón chân, các khớp xương và loại bỏ các chất cặn bã đọng ở các nơi đó.
* Có thể chủ động co thắt một số điểm huyệt trên cơ thể để tạo thêm “lực” đi như: yết hầu, hậu môn, gót chân nhất là trên đường đicủa khí từ chân lên đầu hay dọc xương sống từ dưới xương cụt lên đỉnh đầu. Tập dần sẽ quen việc tạora “lực”, lúc đầu tập không nên vội vã và cố gắng quá sức. Đó là một nguyên tắc chung: kiên trì, đều đặn, không vội vàng, không cố gắng quá sức, cần nhớ nguyên tắc nhất là khi có bệnh, tập xong thấy mệt mỏi, cần giảm nhẹ cường độ, thời gian và số lần tập trong một ngày, sau dần dần tăng lên.
* Sau khi tập sang giai đoạn 2, có thể có hiện tượng nhắm mắt lại thì thấy một ánh sáng màu xanh (hoặc màu khác) nhỏ như đồng xu hay to hơn. Đây là bộ phận vỏ não bị hưng phấn hoặc ức chế trong khi tập sinh ra và là điều bình thường, không có gì lạ và đáng ngại. Có khi tập đến giai đoạn 3, mở mắt cũng có thể thấy hiện tượng đó.
* Tác dụng chữa bệnh của “vận khí” này đã bắt đầu có ngay khi còn tập ở giai đoạn 1 nhưng sang giai đoạn 2 và nhất là ở giai đoạn 3 thì tác dụng mới nhiều và sâu.
* Thời gian cần tập luyện để làm chủ được mỗi giai đoạn là (tùy thuộc vào tình hình tập luyện và thể trạng của từng người), trung bình có thể tạm ước lượng như sau:
- Giai đoạn 1: vài ngày đến vài tuần.
- Giai đoạn 2: vài tuần đến vài tháng hoặc hơn nữa (ví dụ khoảng 1 năm).
- Giai đoạn 3: trên dưới 1 năm.
(Chú ý:không tập sau khi ăn uống – phải đợi từ 1 đến 3 giờ sau khi ăn uống)
chép lại từ
Tự luyện nội công – Thiếu Lâm Bát Đoạn Cầm
(Nhà Xuất Bản Thể Dục Thể Thao – Hà Nội 1992)
Lê Nhuệ Dân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét