1. Thoạt nhìn, nhiều người đều lầm tưởng những tác phẩm hội họa của Keng Lye là thật, bởi trông chúng quá sống động.Từ bát tôm đến xô cá, rồi đến con bạch tuộc trong chén, tất cả đều lung linh y như thật.
Họa sĩ người Singapore đặt tên cho những tác phẩm của ông là Alive Without Breath (tạm dịch: Còn sống nhưng không thở), theo Oddity Central. Đây là loại hình nghệ thuật hội họa kết hợp điêu khắc. Chất liệu sáng tác là màu vẽ và một loại dung dịch trong suốt đông đặc. Để thực hiện, người nghệ sĩ phải vẽ theo từng lớp, kiên nhẫn trong từng chi tiết. Loại hình nghệ thuật này đã được họa sĩ Nhật Bản Riusuke Fukahori từng giới thiệu trước đây. Tuy nhiên, Keng Lye đã làm cho những tác phẩm của ông trở nên khác biệt hơn bằng cách thêm một ít phụ kiện vào tác phẩm, ví dụ như sử dụng một viên sỏi nhỏ để làm phần bụng của bạch tuộc, hay mảnh vỡ vỏ trứng để làm mai rùa... Nhưng dù có hay không những phụ kiện đó thì những chú cá, chú tôm ông vẽ đều trông giống như thật đến nỗi chúng như muốn nhảy ra khỏi xô nước. Mời bạn cùng iHay.vn chiêm ngưỡng một số tác phẩm của Keng Lye:
Ảnh: Oddity Central
2. Một họa sĩ nghiệp dư người Bồ Đào Nha đã vẽ những bức chân dung đẹp đến sững sờ chỉ bằng những cây bút bi bình thường.
Anh Samuel Silva, 29 tuổi, hiện đang hành nghề luật sư, đã khiến cho cộng đồng mạng phải ngả mũ thán phục trước những bức tranh đẹp long lanh vẽ bằng bút bi của mình.
Bức tranh “Cô gái tóc đỏ” này đã nhận được hơn 3.000 lời bình luận, từ kinh ngạc đến hoài nghi, sau khi được đăng tải trên diễn đàn hội họa trực tuyến nổi tiếng DeviantART (Mỹ). Silva đã dùng bút bi hiệu Bic với bảy màu khác nhau để vẽ và thường anh mất khoảng 30 giờ để tạo ra một bức tranh. "Mực bút bi khô ngay tức thì sau khi vẽ và không thể tẩy được. Tôi chỉ dùng những màu khác nhau vẽ các đường thẳng song song trên các lớp riêng biệt của bức tranh để tạo cảm giác các sắc màu được pha trộn vào nhau và để người xem cảm nhận những màu mà tôi không thật sự có”, anh Silva chia sẻ. Trong phần thông tin cá nhân của mình trên diễn đàn DeviantART, Silva miêu tả mình “chỉ là một người thích tự tìm tòi, học hỏi”. Họa sĩ tay ngang này cũng cho biết anh đã bắt đầu vẽ từ năm 2 tuổi. “Bút bi không phải là dụng cụ vẽ duy nhất của tôi, nó chỉ đơn thuần là dụng cụ mà tôi đang cố nắm vững. Hiện tại tôi có thể vẽ thành thạo với phấn, bút chì và sơn dầu”, anh Silva bộc bạch. Bức chân dung này họa theo kiệt tác “Cô gái đeo hoa tai ngọc trai” của danh họa người Hà Lan Johannes Vermeer, vốn được ví như “Mona Lisa của phương Bắc” hay “Mona Lisa Hà Lan”. Silva mất 45 giờ để hoàn thành tác phẩm này với khuôn mặt là của diễn viên gợi cảm Scarlett Johansson
Đây là bức tranh vẽ con cọp đầu tiên của Silva. Anh cho biết rất mê các con vật thuộc họ nhà mèo. Silva tốn 20 giờ cho tác phẩm này.
Bức “Con Báo”. Thông thường trong lúc vẽ, Silva phải chùi đầu bút bi một phút/lần. Với thời gian cho tác phẩm này là hơn 15 giờ, Silva đã phải chùi đầu bút ít nhất 900 lần
Bức tranh này được hoàn tất sau 60 giờ vẽ. “Ban đầu tôi định dành 100 giờ để vẽ bức tranh này, nhưng sau đó không đủ kiên nhẫn”, Silva cho hay
Mosaicultures Internationales de Montréal là một cuộc thi quốc tế được tổ chức 3 năm một lần, bắt đầu từ năm 2000 tại Montreal, Canada. Theo định nghĩa từ trang web của Mosaicultures Internationales, “mosaiculture” là một môn nghệ thuật dành cho những “nghệ sĩ làm vườn”, họ tạo ra những tác phẩm tinh xảo từ các loài cây, các tán lá và những bông hoa đầy màu sắc.
Tạo hình độc đáo từ cây xanh - Ảnh: Telegraph
Cuộc thi năm nay đón nhận hơn 40 tác phẩm được sắp xếp từ 3 triệu bông hoa lẫn cây trồng và được tạo bởi 200 “nghệ sĩ làm vườn” từ châu Âu, châu Á, châu Mỹ, Trung Đông và châu Phi. Theo quy định của ban tổ chức, tất cả các tác phẩm này phải đại diện cho nền văn hóa bản xứ của người tham gia, đồng thời đáp ứng một chủ đề được xác định trước. Triển lãm sẽ kéo dài đến hết ngày 29.9 tại Vườn thực vật Montreal, Canada. Dự kiến, Mosaicultures Internationales 2013 sẽ thu hút hơn một triệu khách tham quan.
Cô gái Tang Chiew Ling, 24 tuổi, người Malaysia khiến nhiều người phải nể phục khi tạo ra những tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp bằng lá cây. Những tác phẩm nghệ thuật bằng lá cây của Tang Chiew Ling bao gồm những hình ảnh về bộ trang phục dạ hội, phong cảnh thiên nhiên, hay những bức ảnh ẩn chứa tình cảm của đôi lứa. Để hoàn thiện tác phẩm của mình, Tang Chiew Ling còn cần đến hoa tay trong từng nét vẽ nhằm xây dựng hình tượng của nhân vật một cách ấn tượng.
Những chiếc lá cây được Tang Chiew Ling ghép lại trên nền giấy trắng với những hình vẽ tạo nên những mẫu thiết kế rất lạ mắt
Hình ảnh đôi trai gái tình cảm dắt nhau đi dưới mưa
Nhiều người xem quả vị Tu Đà Hườn không quan trọng vì cho đó là quả vị thấp nhất. Nhưng Kinh Châu báu lại đặc biệt xưng tán bậc Thánh Sơ quả. Đạo quả Tu-Đà-Hườn có ý nghĩa như thế nào mà đáng để cho chúng ta phải hoan hỷ, tán thán như vậy? Bậc Thánh Tu-Đà-Hườn hay còn gọi là Bậc Sơ quả, mặc dầu đó là quả vị thấp nhất trong bốn tầng đạo quả, nhưng bài kinh Châu báu nhắc nhiều đến quả vị Tu-Đà-Hườn và xem chừng như đó là quả vị đặc biệt. Lý do nào như vậy? Hạng phàm phu chúng ta không thể nào thành tựu được những điều mà một bậc Thánh Tu – Đà- Hườn thành tựu. Đó là: - Thoát khỏi bốn đường ác đạo. - Tuyệt đối không vi phạm sáu trọng ác nghiệp - Làm giảm sự luân hồi nhất định Vị Thánh Tu-Đà-Hườn có những đức tính đặc biệt kể trên và sau đây xin giải thích thêm: - Vị này vì đã đoạn trừ thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ nên không còn sự hoài nghi về đạo lộ Niết-Bàn, không còn chấp thủ về tà kiến, không còn sự hệ luỵ với ngã chấp về thân ngũ uẩn; vì vậy, bậc Thánh Tu-Đà-Hườn không còn tà kiến, không làm các điều ác như phạm ngũ nghịch đại tội, không rơi vào sáu trọng ác nghệp, do đó, vị này không thể có sự tái sanh vào trong bốn cõi khổ là địa ngục, ngạ quỹ, súc sanh, Atula. - Một bậc Thánh Tu-Đà-Hườn nếu có phóng dật thì sự phóng dật đó chỉ thoáng qua trong tâm, không hề ảnh hưởng đến sự tiến tu lên các tầng thánh cao hơn; vì vậy, vị này dầu còn tái sanh cũng không quá bảy lần, không tái sanh đến kiếp thứ tám. Giới hạn sự luân hồi là như vậy. Tại sao trong bài Kinh Châu báu lại nhắc nhiều đến Chư Tăng, những bậc đã đắc quả thánh Tu-Đà-Hườn? Bởi vì đây là quả vị căn bản làm nền tảng để đạt đến những quả vị khác cao hơn. Nếu chúng ta còn phàm phu tánh, chưa vượt qua được Tuệ Gotrabhu hay Tuệ Chuyển tánh, Chuyển tộc thì không thể nào tiến tu để đạt đến các quả vị Tư-Đà-Hàm, A-Na-Hàm, và A-La-Hán. Sự tiến tu đó gọi là Vodāna tức là tiến bậc. Khi chúng ta còn đứng ở dưới đất chưa bước lên được nấc thang thứ nhất, có nghĩa là chúng ta không thể bước lên những nấc thang cao hơn. Để bước lên được những nấc thang cao hơn, phải bước lên được nấc thang thứ nhất trước đã mặc dầu nấc thang này là nấc thấp nhất trong các nấc thang. Do vậy, bậc Thánh Sotapatti hay là bậc Tu-Đà-Hườn phải được xem như một quả vị Thánh căn bản làm nền tảng cho ba quả vị kia. Trong danh từ Sotapatti, chữ āpatti có nghĩa là thể nhập hay đi vào, bước vào hoặc tham dự. Chữ Sota có nhiều nghĩa, nghĩa thông thường là lỗ tai, trong trường hợp này chữ Sota mang nghĩa đặc biệt là một dòng chảy, ở đây chúng ta gọi là lưu. Chữ Sota được nói đến là Thánh vức tức là dòng dõi của Bậc Thánh. Một khi đã đắc được quả Tu-Đà-Hườn hay quả Dự lưu, Nhập lưu, vị đó không còn là phàm phu nữa. Vị ấy đã chuyển tộc, đã chuyển tánh từ phàm phu sang Thánh tánh. Và kể từ đó vị Tu-Đà-Hườn, vị Thánh Sơ quả này, sẽ tiến bậc Vodana lên bậc Tư-Đà-Hàm, bậc A-Na-Hàm, và cuối cùng là bậc A-La-Hán. Giống như ngoài đời chúng ta muốn bước chân vào trường trung học, rồi học lên đại học, chúng ta phải tốt nghiệp tiểu học trước đã. Trình tự quả vị các Bậc Thánh gồm bốn tầng đạo quả và phải có được đạo quả này mới phát sanh đạo quả khác, có được đạo quả kế tiếp mới tiến bậc lên đạo quả cao hơn và tuần tự như vậy. Vì vậy, quả vị Tu-Đà-Hườn là quả vị căn bản, làm nền tảng để tiến bậc lên các quả vị cao hơn, đó là lý do tại sao đạo quả này được nhắc đến nhiều trong kinh Châu Báu .
Trên cơ thể có rất nhiều điểm mà khi ấn vào hoặc xoa bóp đúng cách có tác dụng giúp làm giảm đau mà không cần dùng thuốc. Bạn thường xuyên bị đau các bộ phận trên cơ thể như đau lưng, đau cổ, đau đầu... và liên tục phải uống thuốc giảm đau. Điều này rất không có lợi cho sức khỏe của bạn. Bạn hãy thử những cách cách giảm đau không cần dùng thuốc như dưới đây nhé. Giảm đau ở thái dương
Bạn đang bị đau nhói ở đầu? Bạn bị đau đầu thường xuyên? Bạn nên xoa bóp thái dương của mình và di chuyển ngón tay theo đường vòng tròn. Tăng thêm áp lực từ ngón tay lên thái dương, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Giảm đau cổ
Đau cổ rất phổ biến với những người hay làm việc trước máy tính. Tất cả các hoạt động đều dẫn đến cổ. Nếu bạn bị đau cổ, hãy chà xát điểm giữa ngón cái và ngón trỏ. Hãy thử và cảm nhận cổ bạn sẽ giảm đau ngay tức thì. Giảm đau lưng
Nếu bạn muốn giảm đau lưng, Hãy thử chà xát và nén một lực vào xương lớn dưới mắt cá chân của bạn. Nghe có vẻ kỳ cục, nhưng bạn có thể làm giảm đau lưng bằng cách này. Giảm mỏi mắt
Bạn có mỏi mắt khi ngồi trước máy tính hoặc đọc sách trong thời gian dài không? Hãy thử xoa lên con mắt thứ ba của bạn. Theo các chuyên gia bấm huyệt, con mắt thứ ba của bạn là điểm ở đầu mũi và giữa lông mày của bạn. Xoa bóp ở vùng này sẽ giúp đỡ mỏi mắt.
Giảm đau bụng
Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu khi bị đau bụng. Đừng quá lo lắng. Để giảm đau bụng, bạn hãy thử cách sau để giải quyết ngay vấn đề. Hãy xoa lên vùng bên của bàn chân cách lòng bàn chân của bạn một ngón tay cái. Xoa bóp như thế này sẽ giúp bạn giải quyết cả chứng khó tiêu và các vấn đề về dạ dày.
Giảm chuột rút
Bạn hay bạn bè của bạn bị chuột rút? Chúng ta có thể chữa chuột rút bằng một bài động tác nhỏ. Đâu là điểm mà bạn cần tác động? Hãy nhấn vào giữa ngón chân cái và ngón chân thứ 2 của bạn, Khi bị chuột rút, hãy nhấn vào điểm này và kéo ngón chân của bạn trong vòng 1 phút. Bạn có thể cảm thấy khá hơn bằng cách nhấn vào điểm giữa ngón chân cái và bàn chân của bạn.
Giảm ợ nóng
Bạn có thể giảm ợ nóng bằng cách nhấn lên nếp gấp lớn nhất bên trong cổ tay của bạn, ngay dưới ngón út của bạn đó. Bạn cũng có thể hạn chế chứng ợ nóng bằng những cách sau: Chia nhỏ các cữ ăn chính thành nhiều cữ nhỏ và ăn chậm, tránh mặc quần áo quá chật, nâng cao vai và đầu so với dạ dày khi nằm ngủ, tránh các chất tạo ra quá nhiều acid gây tình trạng nóng rát dạ dày như thức ăn cay, nhiều dầu mỡ, café, rượu, cà chua, socola... Nguồn: Tri Thức Trẻ
Bạn và tôi, nếu đã xem qua đoạn phim (nối kết dẫn trên) cậu bé 5 tuổi Arden Hayes xuất hiện trong chương trình hội thoại truyền hình Jimmy Kimmel Live tối Thứ Tư, 6 tháng 11 năm 2013, chắc phải đều đồng ý công nhận cậu ta đúng là thần đồng. Arden không những làu làu trả lời đúng tất cả các câu hỏi về địa dư mà Kimmel đưa ra mà còn mạnh dạn nêu ra sai sót trên bản đồ thế giới. Arden tỏ ra hết sức tự nhiên, không hề mặc cảm sợ sệt, và còn thành thật từ chối món quà Sony Xperia Tablet Z trị giá 500 đô vì đã dự tính mua sản phẩm iPad của Apple.
Arden nói: “Bác để dành nó làm quà cho người khác đi vì cháu đã định mua iPad trong dịp Giáng Sinh tới.” Kimmel lần lượt chỉ các mảng màu trên bản đồ và hỏi đó là nước nào, Arden đáp đúng tên Paraguay và tên thủ đô Asuncion, nước Yemen và thủ đô Sana'a, nước Latvia và thủ đô Riga. Cậu bé Arden Hayes còn kể vanh vách tên của 7 nước thuộc Liên Bang Nam Tư cũ, xác định Afghanistan và tất cả những quốc gia khác chung quanh có tên cùng kết thúc bằng vần "stan". Về sự sai sót trên bản đồ, Arden nói rằng “Thật ra nước Sudan đã tách làm đôi gồm Sudan và South Sudan. Bản đồ ghi thiếu Nam Sudan.” Kimmel khôi hài trả lời: "Tôi phải tìm xem ai đã phạm lỗi lầm đó và sa thải mới được." Cha mẹ thần đồng Arden là Casey và Lynn Hayes sống ở South Pasadena, tiểu bang California. Arden còn có đứa em gái Miranda một tuổi rưỡi. Arden gọi Miranda là "Baby" và lấy làm khoái chí mình cũng là “người lớn” so với “nhóc con”. Casey và Lynn Hayes nhận thấy Arden có năng khiếu đặc biệt nên chú tâm đến việc giáo dục bổ sung, thường đưa con đi viếng thăm các di tích lịch sử, mua cho đứa con trai các sách lịch sử và địa dư, bản đồ và một quả đất và các hành tinh thái dương hệ. Cậu bé 5 tuổi Arden Hayes quả là một thần đồng đúng nghĩa. Ngoài trí nhớ siêu việt liên quan đến hai lãnh vực lịch sử Hoa Kỳ và địa dư thế giới, Arden còn cho thấy cá tính dễ mến và đáng yêu của một đứa trẻ: vui vẻ, linh hoạt, nhã nhặn lịch sự và ngay thẳng. Arden rất năng động, thích chạy nhảy, thích trò chơi có tính cách sáng tạo là lắp ráp Legos. Đặc biệt Arden có trí óc tò mò luôn luôn học hỏi. Nhưng công lao phải nói là do từ người mẹ. Lynn, mẹ của Arden biết khuyến khích và tạo môi trường ham học cho con. Lynn ghim lịch có ngày sinh của 44 vị tổng thống Hoa Kỳ và treo trên tường phòng ngủ của đứa con trai ham học, dạy cho con đọc sách rất sớm nên Arden khi hai tuổi đã biết đọc. Như mọi đứa trẻ bình thường, Arden rất ý thức về ngày sinh của mình. Đến khi Arden khám phá ra rằng tổng thống Franklin Delano Roosevelt có cùng ngày sinh với mình là ngày 30 tháng Một, cậu ta vô cùng thích thú và háo hức muốn tìm hiểu thêm về 43 vị tổng thống còn lại. Thế rồi, bạn thử tưởng tượng xem, Arden mừng rỡ như thế nào khi cậu ta thấy có một vị tổng thống trùng họ với mình. Arden cười rạng rỡ giải thích rằng tổng thống thứ 19, Rutherford B. Hayes (1822 - 1893) là người đầu tiên sử dụng điện thoại. Và, có thể, ông là một người họ hàng xa của cậu ta. (Rutherford Birchard Hayes là một luật sự, tướng lãnh quân sự trong cuộc nội chiến Hoa Kỳ, bị thương 5 lần tại mặt trận, tham gia chính trị và trở thành tổng thống thứ 19 của Hoa Kỳ trong nhiệm kỳ 1877–1881. Hayes thắng cử nhiệm kỳ tổng thống nhờ chỉ hơn có một phiếu trong cuộc bầu cử gây tranh cãi năm 1876. Vợ ông, bà Lucy Hayes được xem là Đệ nhất phu nhân đầu tiên của Hoa Kỳ. Trong lịch sử Mỹ, ông được xem như là vị Tổng thống có bộ râu đẹp nhất thế kỷ 19). Xuất hiện lần đầu trong chương trình truyền hình Jimmy Kimmel Live hồi tháng Bảy năm 2012, Arden đã kể tên một loạt 44 tổng thống Mỹ, đọc thuộc lòng bài diễn văn nổi tiếng là hay nhất mà tổng thống Abraham Lincoln đã đọc tại Gettysburg sau khi cuộc nội chiến vừa chấm dứt. Trong lần xuất hiện ngày 6 tháng Mười Một 2013 vừa qua, Arden nhìn bản đồ trên màn ảnh và nói đúng phóc tên nước, tên thủ đô vanh vách, kể cả nhóm quốc gia từng trong liên bang Nam Tư nhưng nay đã tách rời thành 7 nước độc lập. Thật là một đứa trẻ kỳ diệu. Người ta dự phóng Arden có thể sẽ trở thành một nhân vật nổi tiếng trong tương lai, kể cả trong ngành hành pháp Hoa Kỳ như 44 vị tổng thống của cậu ta.
Cậu bé mê lịch sử Arden Hayes, đứng trước bức tượng của Tổng thống thứ 40 Ronald Reagan và phu nhân Nancy tại Thư viện Tổng thống Reagan.
“Chính phủ của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”: Arden đứng trước bức tượng của Tổng thống Lincoln và đọc thuộc lòng bài diễn văn Gettysburg của vị tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ.
Hình: Arden ngồi thứ ba từ bên phải đang xem một bức chân dung của Tổng thống George Washington.
Học tập: Lynn, mẹ của Arden, đang cùng con đọc quyển sách Stuck on the Presidents đầy những sự kiện và tin tức ngắn gọn về 44 vị Tổng Tư lệnh Hoa Kỳ. Phan Hạnh sưu tầm theo tài liệu trên Net.
Các cuộc khai quật phát hiện ra một ngôi chùa Phật Giáo có niên đại từ thế kỷ thứ sáu trước Công nguyên Ngày Phật Đản sinh có thể đẩy lùi cả một thế kỷ? Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra bằng chứng về ngôi đền Phật giáo cổ nhất được khám phá từ trước đến nay, có niên đại khoảng 550 trước công nguyên
Tọa lạc tại trung tâm hành hương Lâm Tỳ Ni (Lumbini) của Nepal, nơi Đức Phật đản sinh, sự phát hiện này có thể làm thay đổi ngày sinh của một nhân vật tôn giáo nổi tiếng. Ngày sinh này có thể có trước hơn một thế kỷ mà nhiều học giả đã công nhận. (Xem thêm: "Buddha Rising.") Nhà khảo cổ học Robin Coningham của trường Đại học Durham, Vương quốc Anh, tác giả chính của cuộc nghiên cứu khảo cổ này, nhận định trên tạp chí Antiquity hôm thứ Hai, "Những gì chúng tôi đã tìm thấy là Đền thờ Phật giáo đầu tiên trên thế giới." Trong cuộc nghiên cứu này, các nhóm khảo cổ quốc tế tường thuật rằng họ đang đào bới phía dưới lớp gạch của đền thờ, nơi mà có hàng trăm ngàn người hành hương đến thăm viếng mỗi năm.
Photography by Ira Block, National Geographic. Hình ảnh của các nhà khảo cổ Robin Coningham và Kosh Prasad Acharya chỉ đạo cuộc khai quật trong ngôi đền thờ Maya Devi (Hoàng hậu Maya). Ông Coningham cho rằng, cuộc khai quật cho thấy cấu trúc bằng gỗ cũ kỷ nằm bên dưới những bức tường gạch của ngôi đền Phật giáo. Cách bố trí của ngôi đền gần đây sao lại giống hệt cách bố trí của các cấu trúc bằng gỗ trước đó, điều này chỉ vào một đền thờ có tính tiếp tục của Phật giáo. Coningham bảo rằng, "Các cuộc tranh luận lớn là về thời gian Đức Phật đã sống và bây giờ chúng tôi có một ngôi đền có từ thế kỷ thứ sáu trước Công nguyên." Nhóm nghiên cứu đã sử dụng hai loại kỹ thuật cacbon phóng xạ để tìm ra tuổi của ngôi đền này. Các học giả bên ngoài hoan nghênh sự phát hiện này, nhưng cảnh giác rằng đừng quá vội vàng chấp nhận sự kiện đền thờ Phật giáo này là lâu đời nhất được phát hiện mà không cần thêm những phân tích khác. Theo nhà khảo cổ học Ruth Young của Đại học Leicester của Vương quốc Anh qua một điện thư, "Các nhà khảo cổ rất thích tuyên bố rằng họ đã tìm thấy cái sớm nhất hoặc lâu đời nhất của một thứ gì đó."
Nơi sinh của Đức Phật
Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới, với hơn 350 triệu người, hầu hết đang sống ở Đông Á. Theo truyền thống, vườn Lâm Tỳ Ni là nơi mẹ của Đức Phật, Hoàng hậu Maya (Maya Devi), với tay nắm lấy một nhánh cây Vô ưu và đã hạ sanh nhân vật lịch sử thái tử Siddhartha Gautama, người sau này trở thành Đức Phật. Ngày Đức Phật đản sanh chính xác vẫn còn tranh luận, với chính quyền Nepal ưu chuộng 623 trước Công nguyên, và các truyền thống khác ưu chuộng ngày gần đây, khoảng năm 400 trước Công nguyên hơn. Tuy nhiên, 249 trước Công Nguyên, vườn Lâm Tỳ Ni đã trở thành một trong bốn thánh địa tâm linh, rất liêng thiêng của Phật giáo, đánh dấu bằng chữ khắc và một trụ cột để lại có trong 249 trước Công Nguyên bởi hoàng đế A-Dục (Ashoka) Ấn Độ, người đã giúp Phật giáo lan truyền rộng rải trên khắp châu Á. Vườn Lâm Tỳ Ni sau đó bị bỏ hoang tàn và được tái phát hiện vào năm 1896 và tái thành lập như là một trung tâm tôn thờ, đền thờ Hoàng hậu Maya, mà bây giờ là một di sản thế giới. Vì lo ngại hao mòn khi truy cập nhiều khác, UNESCO, cùng với các quan chức Nhật Bản và Nepal , hỗ trợ Coningham và các đồng nghiệp khi họ ghi lại những điều kiện tại Lâm Tỳ Ni và nghiên cứu lịch sử bên dưới các lớp cấu trúc gạch còn sót lại từ thời đại A-Dục Vương (vua Ashoka). Nghiên cứu cũng được sự hỗ trợ bởi Hiệp hội Địa lý quốc gia. "Chúng tôi có gần quyền vô song tiếp cận nơi khảo cổ này mà có thể sẽ không có cơ hội thứ hai mãi đến thế hệ sau," Coningham nói. " Vì lý do đó , chúng tôi thực hiện công việc của mình hoàn toàn cởi mở và minh bạch cho khách hành hương. Họ được chứng kiến và thật cảm động khi được xem chúng tôi đã làm khảo xác." Đền Thờ Cây Cổ Khi đào bới bên dưới trung tâm ngôi đền, các nhà nghiên cứu phát hiện ra những chỗ sâu chỉ vào một lan can bằng gỗ xung quanh một ngôi đền gỗ và có niên đại khoảng 550 trước Công nguyên, Coningham nói. Họ cũng tìm thấy một cấu trúc bằng gạch cũ kỷ. Trung tâm của ngôi đền đã được khảo xác, nhóm nghiên cứu tìm thấy, và có những rễ cây bằng thạch, bao quanh bởi những tầng đất sét được đi mòn của du khách. Đó có thể là một đền thề cổ xưa, hoặc đền thờ bằng cây. Rễ cây dường như đã được làm cho màu mỡ, và mặc dù đền thờ cổ xưa được tìm thấy trong truyền thống cũ Ấn Độ, ngôi đền thiếu những dấu hiệu của sự cúng thần hay cúng hiến ở nơi này. "Nó rất sạch sẽ, trên thực tế, điều đó chỉ vào truyền thống Phật giáo của sự bất bạo động và không thờ cúng thần linh," Coningham nói. Nhóm khảo cổ tập trung nghiên cứu vào tuổi của ngôi đền từ than gỗ với kỹ thuật cacbon phóng xạ và phát quang kích thích (luminescence dating), một phương pháp mà tiết lộ thời gian phân hủy phóng xạ của các nguyên tố trong đất để lộ tuổi tác của nó khi còn ở bờ mặt. Nhìn chung, Coningham lập luận, cuộc khai quật tại điểm này tiết lộ sự bắt đầu của sự trồng trọt khoảng 1000 trước Công nguyên, tiếp theo là sự phát triển một cộng đồng tu viện Phật giáo tương tự của thế kỷ thứ sáu trước Công nguyên. Sự Uyên Thâm Thận Trọng "Bằng chứng mới nhất từ cuộc nghiên cứu cho thấy hoạt động nghi lễ đã diễn ra trong nhiều thế kỷ trước ở các cấp độ thời vua A Dục và điều này thực sự có ý nghĩa và thú vị", Young nói. Julia Shaw, một giảng viên trong khảo cổ học Nam Á tại Đại học London, bảo rằng: "Những tuyên bố cho một lan can bằng gỗ xung quanh một ngôi đền cây có thể thuyết phục nhưng có thể vẫn còn tính chất suy đoán." Bà Shaw cảnh giác nên thận trọng về việc tuyên bố đền thờ Phật giáo lâu đời nhất. Bà nói, "Sự thờ cúng cây cối, thường ở bàn thờ đơn giản, là một tính năng phổ biến của các tôn giáo cổ xưa ở xứ Ấn Độ, và sự trùng lắp giữa các nghi lễ Phật giáo và truyền thống từ trước, những gì mô tả về việc thờ phụng cây cối có thể khác biệt với sự thờ phượng của Đức Phật lịch sử". "Tuy nhiên, nó tiết lộ một số hiểu biết mới cho việc khảo cổ học về nghi lễ Ấn Độ nói chung", bà ta cho biết thêm. Coningham kêu gọi đây là cơ hội tốt để nghiên cứu đền thờ thiêng liêng này và đóng góp vào việc bảo tồn vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini) quan trọng này, đặc biệt là do sự phổ biến ngày càng rộng rãi của một thánh địa hành hương lịch sử. Đến năm 2020, dự kiến có hơn bốn triệu người hành hương sẽ đến thăm nơi này. "Thật là hết sức bận rộn vào những thời điểm khảo xác, có những người cầu nguyện và thiền định, "Coningham nói. "Đó là một thách thức và thú vị, làm việc trên một môi trường tôn giáo sống động này."