Chán và cười là hai phẩm chất quan trọng nhất của tâm thức con người, nhưng mọi người thường lại không nhận biết về cả hai. Khi bạn chán, trước khi bạn trở nên nhận biết, bạn đơn giản bị bận tâm vào hoạt động nào đó khác đem lại niềm xúc động, cảm giác mới. Bạn đi xem phim, bạn ngồi trước ti vi ; bạn tới bạn bè, bạn bắt đầu nói với ai đó, với hàng xóm. Bạn không có gì để nói, người ấy không có gì để nói - các bạn nói về những điều đó hàng triệu lần! Lại về khí hậu, lại về thời tiết, lại về con cái mình thế nào và vợ mình thế nào - và bạn chẳng quan tâm lấy một chút. Nhưng bạn chán. Bạn phải làm cái gì đó để quên nó đi. Bạn phải nói.
...
Marcel đã viết rằng tự tử là câu hỏi quan trọng nhất, câu hỏi siêu hình duy nhất. Nó hiện hữu - bởi vì nếu toàn bộ cái chán trở thành rõ ràng cho bạn, thì bạn sẽ định làm gì? Nếu cuộc sống chỉ là lối mòn, thì phỏng có ích gì làm tất cả những cái đó? Bạn cứ lẩn tránh nó.
Trong cộng đồng tôn giáo điều đó được lôi vào sự chú ý của bạn; người ta không cho phép bạn né tránh nó. Trong đạo tràng họ có một thường lệ rất chán - cố định, cố định mãi, hàng thế kỉ. Không bao giờ xúc động, không bao giờ cảm giác. Buổi sáng họ dậy, họ tập ngồi thiền, họ uống trà, họ làm thiền đi, họ đi ăn sáng. Và mọi thứ đều hệt nhau: bữa sáng hệt nhau, trà hệt nhau; họ lại ngồi thiền, họ lại vào vườn làm việc. Và bạn đã nhìn vào khu vườn thiền chưa?
Quanh phòng thiền của mình, họ không cho phép có cây. Họ làm vườn đá - để làm bạn chán hoàn toàn. Bởi vì cây thay đổi: lúc thì là mùa xuân và có hoa và có mầu xanh tươi, và lúc thì mùa lá rụng và lá rơi xuống. Cây thay đổi! Cây không phải là sư. Cây cứ thay đổi quanh năm. Trong đạo tràng họ làm vườn đá, để cho không có gì thay đổi cả. Bạn cứ làm cùng điều mọi ngày, và bạn nhìn ra và chỉ toàn có đá và cát, và cùng mẫu hình đó. Tại sao?
Cái chán đã được dùng như một kĩ thuật, nó là một phương cách. Trong thiền, cái chán được dùng như một phương cách: bạn chán đến chết, và bạn không được phép trốn thoát. Bạn không được ra ngoài, bạn không định tự giải trí cho mình, bạn không được làm, bạn không được nói, bạn không được đọc tiểu thuyết và truyện trinh thám. Không xúc động. Không có khả năng nào để thoát đi bất kì đâu.
...
Nếu bạn đi tới chính cực đoan, nếu bạn cứ đặt sức ép, ngày một nhiều sức ép, thì sẽ tới một cực đỉnh mà bạn đơn giản không thể chịu đựng được thêm nữa, và cái chán biến mất - và cùng với cái chán là tâm trí. Đó là điều trong thiền họ gọi là 'satori'.
Tiếng cười cũng có thể được dùng theo cùng cách đó. Bồ đề đạt ma đã dùng nó. Đã có những bậc thầy Sufi dùng nó. Có vài giáo phái thiền cũng dùng tiếng cười. Nếu bạn có thể cứ cười mãi vào sự lố bịch của mọi vật, thì ngày này hay ngày khác bạn sẽ đi tới một cực đoan mà bỗng nhiên bạn sẽ thấy rằng tiếng cười không tới nữa. Đó mới là vấn đề. Bạn cứ cười, bạn vẫn cố gắng cười - tiếng cười không đến. Mọi thứ dường như bị mắc kẹt, nhưng bạn cứ cố gắng. Nhiều nỗ lực bây giờ cần tới; bạn hãy buộc nó đến chính cực đỉnh, và một ngày tiếng cười biến mất, và cùng với tiếng cười tâm trí con người cũng biến mất.
Chán hay cười, cả hai đều có thể được dùng. Tôi dùng cả hai cùng nhau. Đầu tiên tôi làm bạn chán, thế rồi tôi giúp bạn cười. Và tôi cứ ném bạn từ cực đoan nọ sang cực đoan kia, cũng giống như người đi trên dây: khi người đó nghiêng sang phải quá nhiều và bây giờ cảm thấy mình sắp ngã, thì người đó nghiêng sang trái. Và dần dần sự cân bằng nảy sinh. Bây giờ đây là điểm thứ ba của sự siêu việt.
Hoặc bạn đi sang trái, xa bên trái, nhiều nhất bạn có thể đi được; hoặc bạn đi sang phải, xa bên phải - hay, bạn chỉ ở giữa, xa ở giữa, chính giữa. Và có sự siêu việt. Ba điểm này là những điểm siêu việt. Toàn bộ nỗ lực của tôi là không dùng cực đoan nào, nhưng cho bạn sự cân bằng.
Cho nên tôi cứ chuyển từ trái qua phải, nhưng toàn bộ ý tưởng là giữ cho bạn được cân bằng trên dây. Một ngày nào đó, sự cân bằng sẽ đem bạn tới điểm mà tại đó bỗng nhiên bạn được cân bằng tới mức tâm trí không thể tồn tại. Tâm trí có thể tồn tại chỉ hoặc bởi nghiêng sang phải hay nghiêng sang trái. Tâm trí chỉ có thể tồn tại với các cực đoan. Tâm trí không bao giờ có thể tồn tại với chỗ giữa, với sự cân bằng.
Phật đã gọi con đường của ông ấy là majjhim nikai - trung đạo.
Trích từ "Kỉ luật của siêu việt - Tập 3"
_________________
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét