Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013

Tầm quan trọng của việc thông hiểu tái sanh và niềm tin vào đấy



LỜI NGƯỜI DỊCH

Đạo Phật thường nói về nhân quả, luân hồi, tái sanh nhưng lại bác bỏ khái niệm linh hồn của các tôn giáo hữu thần. Vậy thì cái gì tái sanh luân hồi để lãnh lấy nhân quả. Trước hết chúng ta phải biết linh hồn là gì, hay linh hồn có những đặc tính nào?
Theo Abrahamic coalition (Christians, Jews and Muslims) - liên minh của Do Thái Giáo, Ki Tô Giáo, và Hồi Giáo: Đối với Liên Minh Abraham:

-Linh hồn (soul) là điều gì đấy “được tạo ra” bởi Thượng Đế, là điều Thượng Đế ‘ban cho’ con người.
-Thượng Đế và quỷ Satan cả hai đều “tranh giành” linh hồn.
-Người ta có thể “bán” linh hồn cho Satan và người ta có thể “cứu rỗi hay chuộc lại” linh hồn của người ta.
-Thú vật mặc dù hoàn toàn ý thức và chia sẻ nhiều thuộc tính với con người nhưng không “sở hữu” linh hồn.
- Và thêm một điều nữa là linh hồn theo liên minh Abraham thì không có đi đầu thai, một lần sống làm người rồi khi chết hoặc lên thiên đàng hoặc xuống hỏa ngục đời đời hay vào luyện ngục để được thanh luyện để sau đó được lên thiên đàng không có việc trở lại làm người.

Ba tín ngưỡng trên ngay cả tranh luận cho đến Thời Kỳ Trung Đại về vấn đề phụ nữ có linh hồn hay không! (Hindu concept of Self and Abrahamic concept of soul - http://veda.wikidot.com/self/)
Hòa thượng Shravasti Dhammika khi có người hỏi "Người Phật tử có tin ở Thượng Đế không ?" Ngài trả lời rằng, "Không, chúng tôi không tin . Có nhiều lý do để giải thích điều này. Đức Phật, như các nhà tâm lý học và xã hội học hiện đại, tin rằng ý niệm đạo lý và nhất là quan điểm về Thượng Đế có cùng một nguồn gốc là sự sợ hãi…"
Và Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời rằng: "Tại sao Đức Phật không nói bất cứ điều gì về Thượng Đế? Bởi vì Ngài đã nói về luật nhân quả. Một khi quý vị chấp nhận luật nhân quả, điều ấy hàm ý rằng không có ‘đấng tạo hóa’. Nếu Đức Phật chấp nhận khái niệm về một đấng tạo hóa, ngài đã không im lặng; mọi thứ đã là Thượng Đế!"
Giáo lý Đạo Phật không chấp nhận khái niệm linh hồn, cho nên kinh sách cũng không nói đến thuật ngữ linh hồn, vì nếu nói đến linh hồn tức là chấp nhận quan điểm của liên minh Do Thái, Ki Tô và Hồi Giáo là:
- Linh hồn là do Thượng Đế sáng tạo và ban cho con người,
- Linh hồn không có đầu thai hay luân hồi, chỉ lên thiên đàng hoặc xuống hỏa ngục mà thôi, chỉ một lần ở trên cõi nhân gian như những con người.
- Linh hồn không có trong thú vật, hay súc sanh không có linh hồn.
Đấy là ba điểm cơ bản mà giáo lý Đạo Phật không chấp nhận linh hồn và vì thế không sử dụng thuật ngữ linh hồn. Hoặc nếu có dùng chữ linh hồn đi nữa thì cũng không phải, hay không có những ý nghĩa trên vì:
- Đạo Phật không thừa nhận một đấng tạo hóa, hay thượng đế.
- Đạo Phật có sáu cõi luân hồi hay tam giới tứ sanh lục đạo.
- Súc sanh cũng là một chúng sanh trong lục đạo luân hồi cũng có thế giới tâm linh như những chúng sinh khác.
Cho nên khái niệm linh hồn đã bị bác bỏ ngay từ đầu. Và luân hồi tái sanh không chỉ là một niềm tin, hoặc chỉ ai tin luân hồi tái sanh thì mới phải luân hồi tái sanh, còn ai không tin thì không có vì đây là một quy luật của vũ trụ, mà Đức Phật chỉ đề cập đến như một sự khám phá chứ Đức Phật không đặt ra một quy luật như vậy và có nhiều bằng chứng từ phương đông đến phương tây từ xưa đếnnay. Vậy thì điều gì luân hồi tái sanh và chịu nhân quả với những nghiệp nhân đã tạo ra từ những kiếp quá khứ.
Ấn Giáo cũng không chấp nhận khái niệm linh hồn của liên minh Do Thái, Ki Tô và Hồi Giáo và đưa ra khái niệm về tự ngã như sau:
Tự ngã - self - atman - jiva, hay jivatman. Tự ngã được đặc trưng bởi thức. Tự ngã vĩnh cữu một cách tự nhiên, không có bắt đầu hay kết thúc. Nó có kích thước như nguyên tử và chịu trải qua "sự hiện thân" có nghĩa là nó tiếp nhận sự tái sinh trong thân thể của cây cỏ, thú vật, con người, hay chư thiên. Trong thể trạng hiện thân, tự ngã một cách kỷ thuật được liên hệ như "jiva". Trong sự hiện thân, lĩnh vực thức tự nhiên trở nên bị chướng ngại và che mờ bởi si mê và vọng tưởng. Tự ngã xác định chính nó một cách sai lầm như phức hợp của thân/ tâm và điều này là căn bản cho tất cả những khổ đau và vọng tưởng. Tất cả những chúng sinh một cách căn bản không khác với nhau trong Bản chất Tự nhiên của chúng. Trong thể trạng hiện thân sự khác nhau giữa chúng sinh là do mức độ ưu thế khống chế của si mê.
Trong khi ấy Đạo Phật nói về vô ngã, và như có người hỏi Đức Đạt Lai Lạt Ma: Nếu không có ngã, cái gì hay ai sẽ đi từ kiếp sống này đến kiếp sống khác?Và Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời rằng: Khi Đạo Phật nói về vô ngã, không có nghĩa là phủ nhận sự tồn tại của ngã, nhưng phủ nhận tự ngã như điều gì đấy thường còn và không thay đổi. Phật Giáo phủ nhận sự tồn tại của tự ngã như thế. Đối với Đạo Phật, tự ngã chỉ được mệnh danh trên sự tương tục của tâm thức. Tâm thức là không có bắt đầu và kết thúc. Do vậy, tự ngã cũng vô thỉ vô chung. Từ vô thỉ nó đi đến Quả Phật. Tự ngã vẫn ở đấy ngay cả ở trình độ Phật Quả. Long Thọ nói rằng ngay cả trong đại niết bàn, tự ngã vẫn ở đấy, Đức Phật vẫn ở đấy, và Tâm Đức Phật cũng vẫn ở đấy.
Theo Đạo Phật thường được quý thầy Việt Nam giảng theo duy thức học thì đấy tàng thức hay a lai gia thức mà đặc tính nó là hằng chuyển như bộc lưu - luôn luôn tuôn chảy thay đổi như dòng nước chứ không là một thực thể bất biến không luôn là đàn ông, hay đàn bà, người hay thú, mà luôn luôn luân chuyển trong sáu nẽo, từ trời a tu la, người, súc sanh, ngã quỷ, địa ngục. Đạo Phật Tây Tạng cũng nói đến như dòng suối tâm (mindstream) có từ thời vô thỉ và sẽ luân chuyển không ngừng nghĩ trong sau nẽo đến bất tận, nếu không tu tập để thoát khỏi sáu nẽo luân hồi của một chúng sanh giải thoát - a la hớn hay cao hơn nữa là của một vị Bồ tát hay một Đức Phật. Sự tái sanh qua tàng thức hay a lại gia thức theo duy thức học hay dòng suối tâm của Phật Giáo Tây Tạng đều là tạm gọi mà trong này giáo sư Berzin gọi là sự tương tục tinh thần của sự kinh nghiệm sự vật chủ quan cá thể.
Mong rằng bài viết này của giáo sư Berzin sẽ cho chúng ta thêm một số khái niệm về sự tái sanh trong Đạo Phật. Vài điều sưu tập như trên, nếu có gì sai sót xin độc giả bổ chính, xin chân thành cảm ơn.
Nam mô A Di Đà Phật.
Ẩn Tâm Lộ Friday, November 22, 2013-12:38:50 PM

Tuệ Uyển

GIỚI THIỆU


Tối hôm nay chúng ta sẽ nói về tái sanh. Tái sanh là điều gì đấy cực kỳ quan trọng và là trọng tâm của Phật Giáo, tôi nghĩ thật quan trọng để thấu hiểu điều đó. Trước nhất hãy nhìn vào vấn đề tại sao nó quan trọng, chứng cứ tại sao nó quan trọng.

TẤM QUAN TRỌNG CỦA TÁI SANH TRONG PHẠM VI CỦA CON ĐƯỜNG TIỆM TIẾN LAMRIM

Nếu chúng ta nhìn vào giáo pháp tiệm tiến lamrim, những giai tầng thứ lớp của động cơ trải dài theo con đường tu tập, chúng ta nói về ba trình độ của động cơ:
1- Trình độ thứ nhất là để hướng đến một sự tái sanh may mắn. Nếu chúng ta không tin tưởng rằng có một thứ như tái sanh, thế thì làm sao chúng ta có thể hướng đến cho một sự tái sanh may mắn hơn? Nó phải là vô nghĩa chứ.
2- Trình độ thứ hai là chúng ta đang hướng đến cho sự giải thoát. Giải thoát khỏi điều gì? Giải thoát khỏi sự tái sanh tiếp diễn không thể kiểm soát. Do vậy, nếu chúng ta không tin điều rằng sự tái sanh hiện hữu, làm thế nào chúng ta có thể được giải thoát khỏi nó? Nó sẽ hoàn toàn không là vấn đề.
3- Và nếu chúng ta nhìn vào trình độ cấp tiến hơn của động cơ, rồi thì chúng ta ta đang hướng đến việc trở thành vị Phật, và chúng ta đang hướng đến việc ấy nhằm để giúp mọi người khác vượt thắng và được giải thoát khỏi sự tái sanh tiếp diễn không thể kiểm soát. Do vậy, đây là cung cách thật sự được trình bày trong giáo huấn này. Và xét cho cùng chúng ta sẽ không muốn giúp có thể giúp đở mọi người vượt thắng tái sanh nếu chúng ta không tin tưởng vào sự tái sanh.
Bây giờ, rất nhiều người có khuynh hướng phục vụ cho Pháp thực dụng (pháp nhẹ nhàng- Dharma-lite ) - các bạn biết không như Coca-Cola nhẹ (Coca-Cola Light)? - và vì thế chúng ta đi xuống tưới tẩm cho ba trình độ này:
1- Thay vì hướng đến một sự tái sanh may mắn hơn, chúng ta lại hướng đến chỉ làm cho mọi thứ khá hơn trong đời sống.
2- Thay vì để có được sự giải thoát khỏi sự tái sanh tiếp diễn không thể kiểm soát - ối dào, chúng ta lại chỉ muốn có sự giải thoát khỏi tất cả mọi khó khăn mà chúng ta có trong cuộc sống này.
3- Và trở thành giác ngộ không phải là để giải thoát mọi người khác khỏi sự tái sanh tiếp diễn không thể thể kiểm soát, mà để giải thoát mọi người khác khỏi những rắc rối của họ trong kiếp sống này.
Vì vậy, đây là Pháp thực dụng (pháp nhẹ nhàng). Một số người dĩ nhiên thích loại Pháp thực dụng (pháp nhẹ nhàng), chứ không phải là thứ "Pháp thật Sự". Và mặc dù Pháp thực dụng có thể hữu dụng, ích lợi - chắc chắn người ta có thể thật sự được lợi ích từ việc thực tập trong cách này mà không cần quan tâm đến việc tái sanh - nó có khuynh hướng như tâm lý trị liệu. Chúng ta đang làm cho mọi thứ tốt đẹp hơn trong cuộc sống này và không rắc rối trong kiếp sống này, cho nên nó hơi giống với tâm lý trị liệu. Và rồi hoạt động xã hội - chúng ta sẽ đi ra ngoài và giúp đở người khác thoát khỏi rắc rối của họ trong cuộc sống này. Và thật là tốt đẹp. Đạo Phật có nhiều đề xuất rất lợi lạc có thể làm lợi ích trong tiến trình tâm lý trị liệu và rèn luyện cho hoạt động xã hội, nhưng tôi nghĩ điều này thật sự là sở đoản của Phật Giáo. Đạo Phật nói về những thứ hơn như vậy nhiều.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA TÁI SANH ĐỐI VỚI VIỆC HIỂU RÕ ĐỜI SỐNG QUÝ GIÁ CỦA LOÀI NGƯỜI



Chúng ta cần hiểu rõ tại sao thật quan trọng để hành động trên chính mình trong phạm vị của tái sanh. Trước tiên nhất, tại sao chúng ta muốn hành động cho một sự tái sanh tốt đẹp hơn? Đạo Phật không nói về việc được tái sanh trên thiên đàng và rằng mọi thứ sẽ vô cùng tốt đẹp cùng diệu kỳ và chúng ta sẽ có hạnh phúc đời đời. Đấy không phải là xu hướng để có một sự tái sanh may mắn hơn trong Đạo Phật. Nhưng đúng hơn, những gì Đạo Phật nói là chúng ta hành động trên chính chúng ta cố gắng để phát triển chính mình - vượt thắng mọi rắc rối của chúng ta, sự mê muội của chúng ta, và nhận ra những khả năng của chúng ta - và đây là một tiến trình rất dài. Những cơ hội mà chúng ta sẽ hoàn thành chúng trong kiếp sống này, và vậy là chúng là điều gì đấy chúng ta muốn tiếp tục. Không giống như chúng ta đang chạy trong một cuộc đua và chúng a chỉ muốn thấy chúng ta chạy xa được bao nhiêu trước khi chúng ta ngả ra chết. Chúng ta muốn đến điểm cuối cùng của cuộc đua. Và bất cứ ai chạy xa nhất trước khi họ ngả ra chết là thắng? Hoàn toàn không phải cung cách như thế ấy. Vì vậy là, chúng ta muốn có thể tiếp tục đến tận cùng những mục tiêu của chúng ta, và nếu chúng ta không hoàn tất trong kiếp sống này, chúng ta muốn có cơ hội có một sự tái sanh may mắn với những hoàn cảnh để có thể tiếp tục. Như vậy là cho chúng ta hầu như một hy vọng nào đó mà chúng ta có thể đạt đến những mục tiêu này, thật quan trọng để nghĩ trong những dạng thức của tái sanh, bởi vì nó cần rất nhiều kiếp sống để đạt đến những mục tiêu.
Cũng vậy, trong mật tông tantra, chúng ta muốn được Giác Ngộ trong kiếp sống này, và nhiều người thích mật tông vì lý do đó bởi vì họ nghĩ, "À, chúng ta không phải nói về tái sanh. Chúng ta không phải nghĩ về điều đó, bởi vì chúng ta sẽ Giác Ngộ trong kiếp sống này." - Nhưng xét cho cùng là chúng ta sẽ không đạt đến Giác Ngộ trong kiếp sống này - điều đó cực kỳ hiếm hoi - và cũng thế chúng ta muốn có thể tiếp tục, một lần nữa chúng ta lại muốn có những sự tái sanh may mắn. Và nếu chúng ta nhìn vào tiến trình trong Vô Thượng Du Già của mật tông, trong đó chúng ta hành động để tịnh hóa tiến trình chết, trung ấm thân và tái sanh - trung ấm thân là thể trạng giữa sự chết và tái sanh - và chúng ta có một sự phân tích rất chi tiết về tiến trình đó như thế nào, và chúng ta thực tập trong sự bắt chước tiến trình chết, trung ấm thân, và tái sanh. Do vậy, nếu chúng ta không thật sự tin tưởng rằng tái sanh sẽ xảy ra, thì tại sao trong thế giới chúng ta muốn thực tập tịnh hóa sự chết, trung ấm thân và tái sanh? Chúng ta đang làm gì trong thế giới này? Nếu không có niềm tin chắc chắn vào tái sanh, toàn bộ sự thực tập mật tông sẽ trở thành một trò chơi. Có phải không?

TẦM QUAN TRỌNG CỦA TÁI SANH ĐỐI VỚI VIỆC THẤU HIỂU NGHIỆP QUẢ

Đó là một điểm. Điểm thứ hai - tại sao rất quan trọng để nghĩ trong dạng thức của tái sanh - là để đạt được sự thấu hiểu đúng đắn về nghiệp. Điểm thứ nhất ấy là chúng ta cần nghĩ trong dạng thức của việc đạt được những sự tái sanh may mắn để có thể tiếp tục con đường [tu tập] nếu chúng ta chưa hoàn tất. Điểm thứ hai là chúng ta cần nó cho sự thấu hiểu về nghiệp. Đó là bởi vì những kết quả những hành động của chúng ta hầu hết không chín muồi trong kiếp sống này. Thí dụ là kiếp này chúng ta thực hành thật cần mẫn và hành thiền mỗi ngày và lễ lạy, và tất cả những loại này, và rồi chúng ta bị ung thư và chết. Và vì thế chúng ta chán nản vô cùng nếu chúng ta mong đợi những kết quả của các hành vi của chúng ta sẽ chín muồi trong kiếp sống này. Và rồi chúng ta nhìn vào một viên chức tham nhủng lừa dối mọi người và trở nên giàu có kếch sù, và họ không bị bắt, và họ sống cả cuộc đời của họ cực kỳ sung túc và đầy quyền lực. Vậy thì nghiệp quả là đâu? Không cần phải là một viên chức nhà nước; có thể đấy là một thương nhân (không cần tên tuổi!).
Một số hành vi của chúng ta có thể chín muồi trong kiếp sống này, đặc biệt khi mà chúng ta hoàn thành nó với một động cơ cực kỳ cực kỳ mạnh mẽ, nhưng hầu hết chúng chín muồi trong những kiếp sống tương lai, cho dù nó là tích cực hay tiêu cực. Và hầu hết mọi thứ chúng ta trải nghiệm trong kiếp sống này không phải là kết quả những gì chúng ta đã hoàn tất trong kiếp sống này nhưng là kết quả của những gì chúng ta đã hoàn thành trong những kiếp quá khứ. Tôi cần phải giải thích tư tưởng ấy. Tôi muốn nói là có những thứ nào đó chúng ta đã làm trong kiếp sống này - như xây một ngôi nhà, và rồi chúng ta trải nghiệm việc sống trong ngôi nhà, là kết quả sự xây cất ngôi nhà. Chúng ta đừng nghĩ rằng nhân và quả hoàn toàn không hoạt động trong kiếp sống này. Nhưng chúng ta có thể làm việc rất cần mẫn, có một sự học vấn đại học tốt, và chúng ta không có việc làm. Cho nên nhân và quả có thể không theo sau đó rằng nếu chúng ta có một sự học tập tốt, thì chúng ta phải có việc làm. Cho dù chúng ta có việc làm hay không nó tùy thuộc vào nhiều nhân tố nghiệp quả khác của những kiếp quá khứ.
Cho nên thật quan trọng cho việc thông hiểu nghiệp báo và nhân quả để nghĩ trong dạng thức của tái sanh. Không phải là nó lợi ích - nó chắc chắn cần thiết. Bằng khác đi toàn bộ sự việc sẽ hoàn toàn vô nghĩa, sự thảo luận về hành hoạt nhân quả . Nói khác đi thì chúng ta sẽ có một quan kiến rất khác biệt về những gì xảy ra trong kiếp sống này. Bạn học đại học, và bạn sé có việc làm hay không có việc làm. À, nó lệ thuộc vào vấn đề gì? Nó hoặc là lệ thuộc vào sự may mắn hay ý chí của Thượng Đế. Và vì Đạo Phật nói rằng có nhiều rắc rối trong dạng thức của cả hai khả năng đó, và rồi sự thảo luận về tái sanh và những kiếp sống quá khứ, và v.v…, là cung cách thật sự duy nhất cho việc giải thích mà nó không chỉ hợp lý nhưng còn cho chúng ta một cung cách nào đó tác động đến những gì xảy ra cho chúng ta trong tương lai. Đó là vấn đề quan trọng. Tôi muốn nói là, bạn có thể sống và suy nghĩ rằng mọi thứ xảy ra chỉ trên căn bản của sự may mắn hay ý chí của Thượng Đế mà thôi. Có nhiều xã hội nào đó đã suy nghĩ như vậy. Tôi nói rằng như thế đấy là không thể. Nghĩ như vậy thì không có nhiều không gian cho việc đảm nhận trách nhiệm cho chính mình về những gì xảy ra.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA TÁI SANH CHO VIỆC MỞ RỘNG TRÁI TIM CỦA CHÚNG TA CHO TOÀN THỂ CHÚNG SANH

Điểm tiếp theo là tại sao tái sanh là quan trọng trong dạng thức của sự hành thiền cho việc phát triển từ ái và bi mẫn, bắt đầu với việc nhận ra mọi người như đã từng là những bà mẹ của chúng ta trong những kiếp quá khứ (hãy chỉ nói là công nhận mọi người như những bà mẹ của chúng ta):

* Bây giờ đây, quan điểm của Pháp bảo toàn triệt là họ đã từng là những bà mẹ của chúng ta trong những kiếp sống quá khứ.

* Pháp thực dụng là, bất cứ người nào cũng có thể đem chúng ta về nhà và cho chúng ta một nơi để ở và cho chúng ta ăn như mẹ ta đã làm, giống như mẹ ta sẽ làm - bất cứ người nào trong phòng này, bất cứ người nào trên đường phố - bất cứ người cũng có thể làm như thế.
Và Pháp thực dụng là rất lợi lạc, và nó cho phép chúng ta thấy rằng mọi người có thể tử tế đối với chúng ta và rằng chúng ta có thể cũng giống như mọi người vậy. Chúng ta có thể đem bất cứ người nào đó về nhà và nuôi họ. Đúng không? Nó khơi mở trái tim của chúng ta đối với người khác. Nó khơi mở trái tim của chúng ta đối với người khác. Và ngay cả trong loài người, rất giới hạn những con người trưởng thành như vậy. Bạn không bao giờ thấy những đứa con nít có thể đem bạn về nhà và chăm sóc và nuôi dưỡng bạn, rằng những đứa trẻ có thể hành động như mẹ của bạn. Nhưng rất hạn chế ở đây là: Về những con gián thì sao? Bạn có bao giờ thấy con gián có thể giống như một bà mẹ của tôi, đem tôi về nhà và nuôi dưỡng tôi, và rằng tôi có thể giống như một bà mẹ đối với con gián và đem con gián về nhà và cho nó một nơi dễ thương để ngủ và cho nó ăn uống chứ? Nó không hoạt động như vậy, có phải không? Đó là Pháp thực dụng. Đó là bất lợi của Pháp thực dụng. Cho nên mặc dù không cần phải bỏ đi Pháp thực dụng, nó rất hạn chế, và điều ấy thật sự không đưa chúng ta vào trong toàn bộ phạm trù của quan kiến Phật Giáo - nhưng nó cũng khơi mở tấm lòng của chúng ta đến toàn thể chúng sanh, không chỉ những con người trưởng thành.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA TÁI SANH CHO VIỆC LIÊN HỆ MỘT CÁCH BÌNH ĐẲNG ĐẾN TẤT CẢ

Điểm tiếp theo là nếu chúng ta chỉ nghĩ trong hình thức của kiếp sống này, rồi thì chúng ta có khuynh hướng hoàn toàn đồng nhất một cách mạnh mẽ với hoàn cảnh của chính chúng ta - rằng chúng ta già, chúng ta trẻ, rằng chúng ta là đàn ông, chúng ta là đàn bà, rằng chúng ta là Mễ Tây Cơ, rằng chúng ta là người Đức, rằng chúng ta là Phi châu. Chúng ta có khuynh hướng đồng nhất với hoàn cảnh của chính chúng ta, và không quá dễ dàng để thông cảm với hoàn cảnh của người khác. Chúng ta có khuynh hướng cảm thấy rằng "Tôi chỉ có thể liên hệ thật sự với những người Mễ Tây Cơ khác hay những người cùng tôn giáo với tôi" hay "Tôi chỉ có thể liên hệ với những người cùng lứa tuổi với tôi hay cùng giới tính với tôi." Chắc chắn người ta thường nghĩ như thế.
Nhưng nếu chúng ta nghĩ trong dạng thức của tái sanh, rồi thì chúng ta đã từng ở trong mọi lứa tuổi - đôi khi chúng ta là trẻ, những lúc chúng ta là già - chúng ta đã từng là đàn ông và đàn bà, chúng ta đã từng ở trong những chủng tộc khác nhau, quốc tịch khác nhau, và chúng ta đã từng ở trong những hình thức khác của sự sống, không luôn luôn là con người. Và bởi vì chúng ta có một nhận thức rộng rai hơn nhiều về chính chúng ta, nó cho phép chúng ta phát triển lòng bi mẫn một cách dễ dàng hơn đối với người khác trong những hoàn cảnh khác biệt với những gì chúng ta sống trong hiện tại. Và chúng ta không có khuynh hướng đồng nhất một cách cứng nhắc với những gì chúng ta hiện nay như là bản tính chắc nịch của chúng ta [là như vầy như vầy]. Bởi vì chúng ta đã từng ở trong rất nhiều hình thức khác nhau của sự sống, v.v… và v.v…, nó giúp chúng ta thấu hiểu một cách dễ dàng hơn về giáo huấn tánh không - rằng chúng ta không có bản chất cứng nhắc, thường tại.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA TÁI SANH TRONG VIỆC THẤU HIỂU TÍNH BẢN NHIÊN CỦA TÂM


Một điểm xa hơn là khi chúng ta nghĩ về tái sanh, nó hàm ý một tâm không có bắt đầu. Và đối với sự thấu hiểu tâm là gì, nguyên nhân của nó là gì, và cho sự thấu hiểu về tánh không của tâm (rằng tâm không tồn tại trong những cung cách không thể), c húng ta cần sự thấu hiểu về tái sanh. Nếu chúng ta nghĩ rằng tâm chỉ tồn tại trong kiếp sống này, chúng ta có một rắc rối lớn trong dạng thức về nguyên nhân của tâm là gì. Sau đó, nó bắt đầu ảnh hưởng thật sự về sự thấu hiểu của chúng ta đối với tánh không, tâm tồn tại như thế nào.
Do vậy, đối với tất cả nhiều, nhiều thứ lý do này, việc thấu hiều sự giải thích của Đạo Phật về tái sanh rất, rất là trung tâm va quan trọng đối với toàn bộ Phật Giáo mặc cho sự kiện rằng những người nào đó ở phương Tây giảng dạy về Pháp thực dụng.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC THẤU HIỂU SỰ GIẢI THÍCH ĐẶC THÙ CỦA PHẬT GIÁO VỀ TÁI SANH


Nếu chúng ta nhìn vào việc tiếp nhận quy y - đặt một phương hướng an toàn trong đời sống chúng ta - như tôi đã giải thích trong ngày thứ ba, như chúng ta đã thảo luận, đây hoàn toàn không phải là bước thứ nhất mà trong ta tiếp nhận trên con đường của giáo Pháp. Đây là một bước rất, rất là tiến bộ. Đó không phải là nơi chúng ta bắt đầu. Và việc phát triển một động cơ khởi đầu trong dạng thức của những tầng bậc được phân loại của con đường tu tập - nói cách khác, động cơ để hành động cho một sự tái sanh may mắn hơn - đó rõ ràng không phải là nơi chúng ta bắt đầu như những người phương Tây.


Chúng ta đã nói lần trước về bốn tư tưởng hướng tâm đến giáo Pháp. A, tư tưởng thứ là gì để hướng tâm chúng ta, việc suy nghĩ về việc đánh giá đúng đời sống con người quý giá mà chúng ta có? Hãy nghĩ về điều này. Chúng ta thật sự đánh giá đúng như thế nào rằng chúng ta rằng chúng ta có một đời sống con người quý báu nếu chúng ta không thể có đã không từng có một loại kiếp sống khác, một loại tái sanh khác? Có nhiều, rất nhiều khả năng của những loại tái sanh khác, và chúng ta lại có thể có được kiếp sống này, đấy là sự tái sanh của con người quý báu, và nó là hiếm hoi không thể tưởng. Chúng ta đã từng có tất cả những loại tái sanh khác trong quá khứ, và bây giờ chúng ta đã đạt được kiếp sống đặc biệt này, và sẽ không dễ lại có được. Có đúng không? Hãy nhìn vào thí dụ của Tịch Thiên thường giải thích nó, thí dụ về con rùa mù ở dưới biển cả trong cả trăm năm và chỉ trồi lên mỗi một trăm năm - có một bộng cây vàng trôi trên biển và các cơ hội để có được kiếp sống con người cũng hiếm như con rùa mù ấy trồi lên mặt biển và chui đầu vào bộng cây vàng đó. Cho nên tư tưởng đầu tiên để hướng tâm tư đến giáo Pháp không gì khác hơn - đánh giá đúng đời sống con người quý báu - được thấy trong tái sanh.
Nhằm để bắt đầu hướng tâm đến Pháp bảo, chúng ta cần có một thể trạng tâm thức tiên quyết nào đó, là điều đương nhiên đối với những con người từ một xã hội Phật Giáo truyền thống. Con người trong các xã hội Phật Giáo truyền thống có thể không hiểu tái sanh ở một trình độ rất phức tạp, nhưng họ chắc chắn suy nghĩ trong những dạng thức về sự tồn tại của tái sanh, và họ sẽ thích thú để học hỏi thêm. Chúng ta cần phát triển thái độ này là điều đường nhiên trong một xã hội Phật Giáo truyền thống. Và điều kiện tiên quyết đó, tôi muốn quả quyết, là chúng ta cần thông hiểu vị trí trung tâm, quan trọng mà sự tái sanh đóng vai trò trong Đạo Phật. Và chúng ta cần có sự quan tâm và mục tiêu để thấu hiểu sự giải thích của Phật Giáo về điều này - không phải một sự giải thích khác nào đó giải thích về nó, mà là sự giải thích của Đạo Phật như thế nào về nó - bởi vì có nhiều loại giải thích khác về tái sanh và kiếp sống tới, và Phật Giáo có cung cách đặc biệt để thấu hiều nó. Tất cả mọi giáo Pháp của Đạo Phật giải thích về nó.
Khi chúng ta nói rằng chúng ta cần quan tâm đến việc học hỏi sự giải thích của Phật Giáo, thì chúng ta cần loại trừ những gì không là sự giải thích của Đạo Phật.
* Phật Giáo không nói rằng tái sanh trong những dạng thức về một loại linh hồn thường hằng đã rời một thân thể và chuyển sang một thân thể mới. Đó không là quan điểm của Đạo Phật.
* Phật Giáo cũng không quan niệm rằng chúng ta phải xử lý những hướng dẫn để học hỏi từ một đấng cao cả hay một thẩm quyền cao cả nào đó - giống như đang ứng xử với những lá bài trong tay - và một khi chúng ta đã thông suốt bài học chúng ta sẽ tiến lên một sự tái sanh tốt đẹp hơn, và chúng ta sẽ tiếp tục có một sự tái sanh cùng hoàn cảnh cho đên chúng ta thuộc bài học của chúng ta. Và hàm ý trong sự giải thích đó là sự tái sanh liên tục tốt đẹp hơn và tốt đẹp hơn và tốt đẹp hơn - một khi bạn học thuộc bài học này, rồi thì bạn tiến lên một thể trạng cao hơn và học bài học mới. Do vậy đó hoàn toàn không phải quan điểm của Đạo Phật.
* Cũng không phải là chỉ có một đời sống kế tiếp mà thôi và sự tái sanh xảy ra chỉ một lần sau đời sống này và rồi sự sống đời đời (cho dù chúng ta có được thanh luyện trước đó hay không). Đó cũng không phải là sự thấu hiểu của Đạo Phật.

TƯƠNG TỤC NHƯ SỰ KẾ THỪA TỪNG THỜI KHẮC CỦA ĐIỀU GÌ ĐÓ

Do vậy, chúng ta cần có một tâm tư thật cởi mở và quan tâm trong những gì thật sự là nhận thức của Đạo Phật về tái sanh. Vấn đề tái sanh là thứ căn bản của tương tục. Chúng ta đang nói về những sự tương tục. Tương tục là sự tiếp diễn của điều gì đó tứ thời khắc này sang thời khắc khác. Chúng ta có ba khả năng của những sự tương tục:
1- Chúng ta có thể có một sự tương tục là có một sự bắt đầu và chấm dứt. Thí dụ, thân thể này mà chúng ta có bây giờ có một sự bắt đầu khi chúng ta nhận thức nó, và nó sẽ chấm dứt khi chúng ta chết, và nó liên tục từ thời khắc này đến thời khắc khác trong khi chúng ta còn sống. Dễ quá chứ.
2- Rồi thì chúng ta có thể có những sự tương tục mà không có sự bắt đầu nhưng có một sự chấm dứt. Thí dụ, si mê hay luân hồi. Si mê hay luân hồi không có bắt đầu, nhưng chúng có thể có một sự chấm dứt.
3- Khả năng thứ ba là điều gì đó có một sự bắt đầu những không chấm dứt. Thí dụ, sự tan rả của một cái ly. Khi chúng ta làm bể một cái ly, sự tan rả đó - sự chấm hết đó của cái ly - có một sự bắt đầu. Nó bắt đầu khi cái ly bể. Và nó không có sự chấm dứt: Nó sẽ tiếp tục mãi mãi. Cái ly đó sẽ luôn luôn bị bể. Nó sẽ luôn luôn là bị bể. Một triệu năm trong tương lai, cái ly đó vẫn bị bể. Tôi muốn nói là, nó sẽ không quay ngược lại. Do vậy nó có một sự bắt đầu những không chấm dứt. Bắt đầu hơi kỳ lạ, có phải không? Đây là luận lý của Phật Giáo.
4- Khả năng thứ tư là điều gì đó có thể không có bắt đầu và không chấm dứt. dòng suối tâm là một thí dụ về điều gì đó không có bắt đầu và không chấm dứt (vô thỉ và vô chung).

TÂM


Đây là những gì chúng ta cần thấu hiểu khi chúng ta đang làm việc với tái sanh. Chúng ta đang hoạt động với một sự tương tục của tâm, và nó không có sự bắt đầu và không chấm dứt. Chúng ta không nói ở đây về sự tái sanh tái diễn không thể kiểm soát, đấy là luân hồi. Điều ấy không có bắt đầu, nhưng có một sự chấm dứt. Chúng ta chỉ đang nói về sự tương tục của tâm mà nó vượt khỏi luân hồi. Ngay cả một người khi được giải thoát khỏi luân hồi, nói tiếp tục. Cho nên không có bắt đầu và không chấm dứt.
Nhằm để nhận thức điều này, chúng ta phải thấu hiểu những gì Đạo Phật muốn nói về tâm. Điều gì không có bắt đầu và không chấm dứt? Để làm cho một câu chuyện dài ngắn lại, những gì chúng ta muốn nói về tâm trong Phật Giáo là hoạt động tinh thần trải nghiệm mọi thứ. Cho nên nó đang trải nghiệm - không phải kinh nghiệm - trải nghiệm như một hành vi, một hành vi diễn tiến. Chúng ta trải nghiệm sự thức dậy, chúng ta trải nghiệm mọi thứ trong ngày, chúng ta trải nghiệm ngủ nghỉ, chúng ta trải nghiệm mộng mị, chúng ta trải nghiệm sự chết. Tất cả mọi tư tưởng, mọi thứ chúng ta thấy, mọi thứ chúng ta nghe - đó là đang trải nghiệm đấy. Và tất cả sự trải nghiệm là:
* Cá nhân. Đó là sự trải nghiệm của tôi, không phải sự trải nghiệm của bạn.
* Chủ quan. Nó từ quan điểm cá nhân của tôi.
* Liên tục. Không phải là bạn đi ngủ và bạn dừng sự trải nghiệm lại - bạn trải nghiệm cả trong khi đang ngủ.
Cho nên đây là những gì chúng ta nói đến khi chúng ta đang nói về một sự tương tục. Nó là một sự tương tục của sự trải nghiệm cá biệt, chủ quan (tâm thức, ý thức, nhận thức cá nhân) về mọi thứ. Và không phải là chúng ta đang tích lũy các kinh nghiệm. Nó là một tiến trình trải nghiệm năng động. Đấy là những gì tương tục mà không có sự bắt đầu và không có sự chấm dứt, một sự trải nghiệm cá nhân chủ quan về mọi thứ, và có nhiều thứ về chúng, vô số, dòng suối cá thể chủ quan này trải nghiệm mọi thứ.
Cho nên đó là những gì chúng ta đang nói về những sự tương tục. Vì vậy bây giờ chúng ta có bốn khả năng của vấn đề nó tương tục như thế nào:
1- Nó một sự bắt đầu và một sự chấm dứt không?
2- Nó không có sự bắt đầu và có một sự chấm dứt chứ?
3- Nó có một sự bắt đầu và không chấm dứt chứ?
4- Hay nó không có sự bắt đầu và không có sự chấm dứt chứ?
Có đúng không?
1- Nó giống như thân thể chúng ta không?
2- Nó giống như sự si mê không?
3- Nó giống như sự tan rả của cái ly không?
4- Hay nó là điều gì khác, không có sự bắt đầu và không có sự chấm dứt?

NHỮNG SỰ TƯƠNG TỤC DUY TRÌ TRONG CÙNG PHẠM TRÙ CỦA CÁC HIỆN TƯỢNG

Những sự tương tục cần tiếp diễn cùng phạm trù của các hiện tượng - tôi sẽ giải thích điều đó - bằng khác đi nó không là sự tương tục. Đó chỉ là một định nghĩa, nên chúng ta hãy nhìn vào các thí dụ để chúng ta thấu hiểu những gì nó nói đang nói đến.
Một phạm trù của các hiện tượng sẽ là hiện tượng vật lý - vật chất và năng lượng. Đó là một phạm trù của các hiện tượng. Do vậy chúng ta có thể có một sự tương tục của những thứ vật chất, và sự tương tục sẽ là những thứ có cùng phạm trù. Tất cả chúng sẽ là những thứ vật chất hay năng lượng.
* Một hạt giống có thể chuyển hóa thành một cây.
* Cây có thể biến thành gỗ.
* Gỗ có thể chuyển biến thành một cái bàn.
* Cái bàn có thể chuyển hóa thành lửa và tro bụi.
Do vậy, có một sự tương tục ở đây, một phạm trù tương tự của các hiện tượng.
Rồi thì chúng ta cũng có thể nói về sự trải nghiệm chủ quan, cá biệt. Những trải nghiệm cá biệt, chủ quan có thể là, thí dụ:
* Sự hấp dẫn.
* Điều đó có thể biến thành sự chú ý.
* Rồi thì điều đó có thể biến thành sự phiền muộn (bạn không thích nó nữa).
* Điều đó có thể biến thành sự chán chường.
* Điều đó có thể biến thành sự mệt mõi.
Giống như vậy, tất cà mọi thứ này là các hiện tượng trong cùng phạm trù. Chúng là những cung cách cá biệt, chủ quan của việc trải nghiệm việc gì đó. Cho nên đó là một phạm trù rất khác biệt của những hiện tượng hơn là điều gì đấy vật lý. Sân hận không thể chuyển hóa thành một cái bàn, và gỗ không thể chuyển biến thành sân hận. Điều đó thật vô cùng sâu sắc. Nó nhấn mạnh sự kiện rằng chúng ta đang nói về điều gì đó hoàn toàn khác biệt với những thứ vật lý khi chúng ta nói về tâm. Chúng ta không đang nói về não bộ và những tiến trình hóa học hay những tiến trình của điện. Chúng ta không đang nói về những thứ đó. Chúng ta đang nói về sự trải nghiệm cá biệt, chủ quan về mọi thứ. Chúng ta không đang nói về tình trạng hóa học trong não bộ thay đổi thành một tình trạng hóa học khác. Đúng không? Nó là một phạm trù khác biệt, và những thứ phải tiếp diễn trong cùng một phạm trù của những hiện tượng. Do vậy nếu là trường hợp ấy, thì sự tương tục hoạt động như thế nào? Chúng ta liên hệ điều này với sự sống và sự tái sanh của chúng ta như thế nào? Chúng ta đang nói gì ở đây?
Chúng ta có thể có kiểu mẫu phù hợp với nó là một sự tương tục của các hiện tượng vật lý. Nếu chúng ta nói về một sự tương tục vật lý, có thể là tinh trùng và trứng của cha mẹ chuyển hóa thành thân thể của đứa bé, và thân thể của đứa bé chuyển hóa thành thân thể của một người lớn, và một bộ phận của người lớn, tinh trùng và trứng, chuyển hóa (cùng với những thứ khác) thành thân thể của thế hệ tiếp theo.
Vậy thì điều gì đang xảy ra? Khi chúng ta nói về tái sanh, là chỉ từ một thế hệ này sang một thế hệ khác hay điều gì? Bởi vì một thân thể là một sự tương tục từ cha mẹ. Mật mã di truyền, tất cả những thứ ấy - đó là một sự tương tục từ cha mẹ. Bạn không nghĩ về những kiếp sống trước để giải thích điều đó. Nhưng nó là cùng với sự trải nghiệm, sự trải nghiệm cá thể, chủ quan? Hãy nghĩ về điều đó. Có phải không? Có phải nó là một bộ phận kinh nghiệm của cha mẹ chúng ta trở thành sự kinh nghiệm của chúng ta và rằng kinh nghiệm của chúng ta sẽ tiếp tục bởi vì một bộ phận kinh nghiệm của chúng ta sẽ trở thành sự kinh nghiệm của con cái chúng ta? Có phải nó là cùng một thứ? Hãy nghĩ về điều ấy.
À, chúng ta có thể nói một bộ phận của nó nếu chúng ta đang nói về những kinh nghiệm như chúng ta đang tích lũy các kinh nghiệm - cha mẹ chúng ta trải nghiệm Thế Chiến Thứ Hai và cuộc Đại suy thoái, và chúng ta có thể học hỏi điều gì đó từ kinh nghiệm của họ, và nó ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta. Nhưng chúng ta không đang nói về điều đó. Chúng ta đang nói về sự trải nghiệm cá biệt, chủ quan về các sự kiện, chứ không nói về kinh nghiệm. Có phải không?
Bây giờ, chúng ta có thể nói rằng con người chúng ta có thể trải nghiệm những thứ một cách cá biệt theo sự kiện rằng cha mẹ chúng ta có thể kinh nghiệm các sự kiện một cách cá thể. Chúng ta có thể nói như thế đó. Nó đi theo sự kiện. Bởi vì cha mẹ chúng ta trải nghiệm là sống động, thì chúng ta cũng có thể trải nghiệm sống động. Nếu cha mẹ chúng ta không trải nghiệm sự sống, chúng ta cũng không thể trải nghiệm sự sống. Cho nên các bạn có thể nói như thế. Nhưng đó không phải là những gì chúng ta đang nói về. (Phương pháp của Đạo Phật là để khám phá tất cả các tình trạng có thể. Thật rất quan trọng để làm như thế).
Cái điểm là, sự trải nghiệm cá biệt, chủ quan của cha mẹ chúng ta về mọi thứ không biến thành sự trải nghiệm cá biệt, chủ quan của chúng ta về mọi thứ. Chúng ta kinh nghiệm mọi thứ trong những cung cách khác biệt. Chúng ta trải nghiệm những thứ giống y những gì cha mẹ chúng ta trải nghiệm những trong một cung cách khác biệt. Sự trải nghiệm của chúng ta là cá biệt và chủ quan, và nó không là một việc chuyển hóa của sự trải nghiệm cá biệt, chủ quan của cha mẹ chúng ta với cùng một thứ. Các bạn có theo kịp chứ? Điều đó thật sự rất quan trọng bởi vì đó là cung cách mà chúng ta bác bỏ rằng tâm đến từ cha mẹ chúng ta với cách mà thân thể chúng ta đến từ cha mẹ. Nếu bạn chỉ để nó với những chữ tâm và thân thể, hãy quên nó đi. Nó sẽ vô nghĩa. Sự trải nghiệm cá biệt, chủ quan của tôi về mọi thứ không phải là một sự tương tục việc trải nghiệm cá biệt, chủ quan của cha mẹ tôi về mọi thứ. Hãy để điều đó lắng xuống trong chốc lát. Việc kinh nghiệm là cá biệt và chủ quan. Hợp lý chứ? Tốt lắm.

SỰ TƯƠNG TỤC TINH THẦN CÓ MỘT KHỞI ĐẦU TUYỆT ĐỐI HAY CHẤM DỨT TUYỆT ĐỐI KHÔNG?

Cho nên rồi thì câu hỏi kế tiếp là, như cho sự trải nghiệm cá thể, chủ quan về mọi thứ của chính chúng ta (là điều tiếp diễn mỗi thời khắc trong đời sống chúng ta):
* Có phải nó khởi đầu không từ điều gì và kết thức mà không có kết quả gì? Có phải nó chỉ khởi đầu từ không và kết thúc với không?
* Có phải nó có sự khởi đầu tuyệt đối và trước đó thì không có gì (nó hoàn toàn không tồn tại)?
* Có phải nó có một sự chấm dứt tuyệt đối khi chúng ta chết và sau đó không có gì tiếp theo từ nó?
Nó không đến từ cha mẹ chúng ta, nó không đến từ người nào khác, vậy có phải nó đến từ không? Có phải nó có một sự khởi đầu trong cách ấy? Như vậy cũng không hợp lý chút nào. Tại sao? Chúng ta có thể nhìn vào điều này trong những dạng thức của điều gì lèo lái sự tương tực từ thời khắc này sang thời khắc khác. Cái gì đưa đẩy nó? Việc gì thúc ép nó? Đạo Phật nói rằng chúng ta có điều gì đó thôi thúc có xu hướng ép buộc để tiếp tục sống (sridpa: hữu). Khi chúng ta nói về mười hai nhân duyên vào cuối tuần, đây là mắc xích thường được dịch là hữu (becoming). Đó là một chữ mờ ảo không thể tưởng để gọi điều này.
Cho nên có sự thúc ép này - nó là cưỡng bách và nó tự động ở đấy - để tiếp tục sống, để tiếp tục trải nghiệm nhiều thứ hơn nữa. Bạn nhúng đầu dưới nước, thí dụ thế. Tại sao bạn lấy đầu ra? Bởi vì bạn muốn tiếp tục trải nghiệm mọi sự. Và nếu bạn muốn tự giết mình bằng việc nhúng đầu vào một chậu đầy nước, điều đó dường như không thể làm (nếu không đặt một viên đá nặng trên đầu bạn) bởi vì một cách bẩm sinh, cưỡng bách, tự động - nó là linh động - bạn lấy đầu bạn ra khỏi nước. Một sự linh động để lấy tay bạn ra khỏi lửa. Nó là một bộ phận của toàn thể con người chúng ta, sự linh động ấy.
Đây là sự tranh luận cổ điển có trong luận, và tôi thuật lại một cách đơn giản. Nếu thời khắc một sanh thời khắc hai và thời khắc hai sanh thời khắc ba do bởi sự thúc đẩy cưỡng bách này để tiếp tục, thế thì tại sao thời khắc ba không sanh thời khắc bốn? Nó làm cho tuyệt nhiên vô lý rằng không có sự tương tục tiếp diễn. Bởi vì chúng ta không đang nói về sự tương tục trên căn bản vật lý. Thân thể có thể không thể hổ trợ cho việc trải nghiệm việc gì đó, khi việc gì đó ở trong một phạm trù hoàn toàn khác biệt. Chúng ta đang nói về một sự tương tục khác biệt. Chúng ta đang nói về sự tương tục của việc trải nghiệm việc gì đó một cách chủ quan và cá biệt. Thời khắc đó mà chúng ta đang nói đến là về thời khắc của sự chết.
Hãy nhớ là chúng ta đã nói rằng gỗ không thể sanh ra sân hận, không thể chuyển biến thành sân hận ( chúng ta không thể giận dữ với một thanh gỗ, đó là việc khác). Cho nên giống như thân thể vật lý không thể chuyển hóa thành sự trải nghiệm chủ quan về điều gì đó. Chúng ta có thể trải nghiệm điều gì đó căn cứ trên việc có một thân thể, nhưng thân thể không thể chuyển biến thành sự trải nghiệm việc gì đó. Cho nên nếu chúng ta không có gỗ - nếu gỗ không còn hiện hữu nữa - đó không phải là lý do cho việc nói rằng bạn có thể có sự giận dữ, không có sự giận dữ. Đúng không? Bởi vì sân hận đến từ một điều gì đó khác hơn. Bạn không thể giận dữ vì thanh gỗ ấy nếu thanh gỗ ấy không ở đó, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn sẽ không giận dữ.
Và cho một lý do tương tự, chỉ vì thân thể không thể hiện chức năng nữa - não bộ không hoạt động nữa - không có nghĩa là không còn sự tương tục của việc trải nghiệm chủ quan. Chúng ta có thể không kinh nghiệm những thứ căn cứ trên sự kiện hóa học đang xảy ra trong não bộ, nhưng có thể căn cứ trên một điều gì đó khác; không phải sự tương tác hóa học chuyển biến thành sự kinh nghiệm. Cho nên, duy nhất một việc tiếp theo một cách hợp lý là bởi vì thời khắc của sự chết có sự thúc đẩy cưỡng bách ấy để tiếp tục, nó sẽ sản sanh một thời khắc khá của sự trải nghiệm cá biệt, chủ quan của mọi thứ, ngay cả nếu nó không còn căn cứ trên thân thể vật lý này.
Và cùng chính xác giống như việc tranh luận đối với sự bắt đầu: Nếu chúng ta nói rằng việc kinh nghiệm sự việc bắt đầu chỉ trong sự hiện diện của sự phối hợp của tinh trùng và trứng, hay của bất cứ thời điểm nào - thì thật khó khăn để nói một cách chính xác khi nào nó bắt đầu, mà hãy nói là nó bắt đầu vào thời khắc thụ thai - à, thật khó khăn để nói rằng "À, nó đã không tồn tại trước đây, bởi vì không có sự phối hợp của tinh trùng và trứng để hổ trợ cho nó".
Vì vậy, sự kết luận duy nhất là chúng ta có thể đi đến điều hợp lý ấy là thời khắc đầu tiên của sự trải nghiệm chủ quan mọi thứ trên căn bản của thân thể vật lý này là thời khắc kế tục từ một thời khắc đã sẳn sàng trước của kinh nghiệm chủ quan cá thể mọi thứ không căn cứ trên thân thể này. Đấy là thời khắc trước của cùng sự trải nghiệm cá thể chủ quan mọi thứ. Vấn đề cùng thứ với thời khắc cuối cùng của sự chết: vấn đề hợp lý duy nhất là nó sản sinh thời khắc kế tiếp của sự tương tục của cùng sự trải nghiệm cá thể, chủ quan. Tại sao? Bởi vì thời khắc đầu tiên của một đời sống và thời khắc cuối cùng của một đời sống cả hai cùng có một sự thúc đẩy cưỡng bách để tồn tại, và nhân cùng quả sẽ vô nghĩa nếu điều này hoạt động trong một chuỗi nhân quả suốt cả đời sống của chúng ta nhưng không phải là một chuỗi nhân quả của thời khắc đầu tiên và thời khắc cuối cùng. Bản năng sinh tồn.
Do vậy, đây là những sự tranh luận luận lý mà chúng ta cần làm việc với chúng.

TÍNH CHẤT CÁ NHÂN CỦA SỰ TƯƠNG TỤC TINH THẦN


Bây giờ, chúng ta nói về việc tương tục kinh nghiệm cá nhân, chủ quan về sự vật. À, cái gì là khía cạnh chủ quan này? Có hai kiểu mẫu, hai khả năng - có thể có hơn hai thứ, nhưng chúng ta có thể nói về hai thứ thôi - hai kiễu mẫu khả dĩ của một sự tương tục với một khía cạnh chủ quan với nó có thể tiếp diễn như thế nào. Có hai khả năng:
* Một khả năng sẽ giống như một chiếc xe chuyên chở, một chiếc xe di động ở phi trường để chuyên chở hành lý. Do vậy có một sự tương tục kinh nghiệm là điều giống như sự tương tục của chiếc xe di động, và rằng tôi là sự tập trung của khía cạnh chủ quan giống như mãng hành lý di động trên chiếc xe này. Đúng không? Sự kinh nghiệm sự vật, trải nghiệm từng thời khắc, và có điều gì đó được chuyên chở đi cùng chính là tôi, và điều đó đang làm nó một cách cá biệt kinh nghiệm của tôi, sự trải nghiệm cá nhân của tôi về sự vật. Đó không phải là cung cách phù hợp với quan điểm của Phật Giáo.
* Kiểu mẫu khác là kiểu mẫu của một bộ phim, một bức hình di động. Với một bức hình di động, có một sự tương tục của các khung hình. Chúng ta không nói về căn bản vật lý, một bộ phim thật sự. Khi nó đang được phóng chiếu, bộ phim là một thời khắc này sau thời khắc khác sau một thời khắc khác, nhưng không có gì chắc thật ở đó, sự duy trì giống nhau, diễn tiến qua toàn bộ sự vật. Nhưng các bộ phim là cá biệt, có phải không? Và chúng ta có thể đặt tên cho bộ phim - thí dụ, Chiến Tranh Các Vì Sao (Star Wars). Không có dấu hiệu nhỏ gì của Star Wars có trong mỗi thời khắc của sự phóng chiếu, nhưng Star Wars chỉ là một cách quy ước của việc liên hệ đến sự tương tục này về những cảnh tượng. Và nó là một cách định nghĩa hay diễn tả tính cách cá nhân của bộ phim. Các bạn có theo kịp không?
Cho nên cái tôi quy ước giống như Star Wars. Có một sự tương tục kinh nghiệm cá nhân sự vật, và nếu chúng ta muốn đặt nó với nhau và diễn tả và định nghĩa tính cách cá biệt về điều đó, chúng ta sẽ nói tôi - không phải bạn, tôi.
Bây giờ, Star Wars không là nhãn hiệu "Star Wars" có phải không? Nó là phim ảnh, là những gì nhãn hiệu liên hệ đến. Cho nên, tương tự như tôi chỉ là một từ nhưng nó là những gì từ ngữ liên hệ đến; nó là những gì nhãn hiệu liên hệ đến. Thế nên đó là vấn đề chúng ta định nghĩa hay diễn tả cá nhân, tôi. Chúng ta có thể đặt tên nó là tôi.

CÁI TÔI QUY ƯỚC KHÔNG CÓ CÁ TÍNH CỨNG NHẮC


Vì vậy, khi có một kinh nghiệm cá thể chủ quan về sự vật, nó sinh khởi hay xảy ra với cảm nhận về một cái tôi cứng nhắc cái tôi đó đang kinh nghiệm nó và riêng rẻ với sự kinh nghiệm (cái tôi và sự kinh nghiệm riêng rẻ với nhau): "Bây giờ tôi đang trải nghiệm một tình cảm tốt ", "Bây giờ tôi đang trải nghiệm một tình cảm xấu", "Bây giờ tôi đang trải nghiệm khổ não." Các cảm nhận như thế, có phải không? Nhưng không có cái gì như vậy có thể tìm thấy. Nó chỉ cảm nhận như thế do bởi si mê. Hay chính xác hơn, do bởi si mê chúng ta tin rằng "Tôi thật sự tồn tại". Và do bởi thói quen của si mê mà chúng ta cảm nhận như thế; nó cảm nhận mặc dù cáitôi cứng nhắc tách biệt và trải nghiệm kinh nghiệm. Do vậy vì không có điều gì được tìm thấy như một cái tôi cứng nhắc riêng rẻ với sự trải nghiệm và cái đang làm việc kinh nghiệm, điều đó riêng biệt, cái tôi cứng nhắc không có đặc tính cứng nhắc, thường còn như con người hay như đàn ông hay như đàn bà hay như con gián hay bất cứ điều gì. Có phải không? Mặc dù nó là cá biệt. TÓM LƯỢC
Có một sự phân biệt rất quan trọng giữa có một đặc tính thường tại và cá biệt. Tôi không phải là bạn. Sự trải nghiệm của tôi không phải là sự trải nghiệm của cha mẹ tôi. Nó là cá biệt. Nó trải qua vô kiếp sống, và sự trải nghiệm cá biệt không cố định như là một con người hay một người đàn ông hay một con gián hay một người đàn bà, nhưng nó là cá biệt. Và loại thân thể mà nó căn cứ trong bất cứ một kiếp sống đặc thù nào - à, việc đó tùy thuộc kết quả của nghiệp nhân, hay những hành vi, mà bạn đã làm với kinh nghiệm.
Cho nên khi chúng ta nói về tái sanh, điều gì tiếp diễn từ kiếp sống này đến kiếp sống khác trong cung cách nhận thức của Đạo Phật? Nó là sự trải nghiệm cá thể, chủ quan sự vật - rằng các hiện tượng tiếp diễn từ kiếp sống này đến kiếp sống khác - với một cái tôi quy ước như là điều có thể được đặt tên vào nó để đặc trưng và liên hệ đến nó. Những gì đang xảy ra là cái sự trải nghiệm sự vật đang phù hợp với những khả năng nghiệp báo, các xu hướng, và thói quen. Vậy thế đấy mà tiếp diễn.

CHI TIẾT BỔ SUNG TỪ TANTRA YOGA TỐI THƯỢNG TRÌNH BÀY VỀ TÁI SANH

Nếu chúng ta nhìn vào sự giải thích của mật điển cao nhất, chúng ta có thể nói về những trình độ khác nhau, và vì thế chúng ta nói về trình độ vi tế nhất của việc trải nghiệm sự vật - rằng đôi khi điều ấy được gọi là tâm trong suốt, tịnh quang, hay linh quang - và cũng có năng lượng vi tế nhất, là điều hổ trợ cho việc kinh nghiệm sự vật. Cho nên đây là những gì tiếp diễn. Hai thứ này, trình độ vi tế nhất của việc kinh nghiệm và năng lượng vi tế nhất hổ trợ việc kinh nghiệm, và - cái tôi quy ước - chúng ta có thể liên hệ đến điều ấy, đến sự cá biệt của nó, trong dạng thức của cái tôi quy ước. Cho nên đó là điều tiếp diễn. Không có bắt đầu, không có chấm dứt.
Nhưng - cũng từ không có bắt đầu - đi với nó là sự si mê và những gì đến từ đấy, những năng lực nghiệp báo, các xu hướng, và thói quen. Những thứ nghiệp báo đến từ si mê. Có phải không? Nhưng sự si mê ấy và những năng lực, xu hướng, và thói quen nghiệp báo - tất cả những thứ đó, mặc dù chúng không bắt đầu, có thể có một sự chấm dứt, chúng có thể được tách rời ra, bởi vì bạn có thể có việc kinh nghiệm sự vật với sự thấu hiểu về thực tại, là việc kinh nghiệm sự vật đối kháng chính xác với si mê. Vì thế mặc dù si mê không có bắt đầu và nó là một bộ phận của tổng thể này, nhưng nó có thể được lìa bỏ - thế nên nó có thể có một sự chấm dứt - bởi vì nó có thể được thay thế mà không trở lại.
Vì vậy khi chúng ta nói về tái sanh, sự tái sanh tái diễn không thể kiểm soát - là với sự si mê này và tất cả những thứ nghiệp - chúng không có sự bắt đầu nhưng có thể có một sự chấm dứt. Trái lại, khi chúng ta nói tổng quát về sự tương tục của tâm - nó cũng đi sâu vào sự Giác Ngộ, khi chúng ta giải thoát khỏi si mê và nghiệp báo.

CÁC LIÊN HỆ


Do thế, nếu chúng ta có thể bắt đầu suy tư như vậy trong dạng thức của sự tương tục không có bắt đầu và không có chấm dứt này về sự trải nghiệm chủ quan, cá biệt sự vật, thế thì nếu chúng ta không loại trừ si mê trong kiếp sống nhỏ nhoi đặc thù này - à, dĩ nhiên, bởi vì nó sẽ tiếp diễn, cho nên chúng ta muốn có được những hoàn cảnh tốt đẹp nhất để có thể thực hiện trên nó xa hơn. Và nếu chúng ta có thể thấy toàn thể sự tương tục (tối thiểu một cách nhận thức) về nhiều, nhiều kiếp sống khác nhau, rồi thì toàn bộ giáo lý về nghiệp báo - một cách chủ quan những gì tôi đang trải nghiệm (loại tái sanh và v.v…) là cá biệt căn cứ trên nghiệp nhân của những hành vi trước đây của tôi. Đây là kết quả của những hành vi từ nhiều, nhiều kiếp sống, đến với tất cả những năng lực, và những thứ nghiệp báo.
Và nếu chúng ta thấu hiểu sự tương tục kinh nghiệm cá thể sự vật này, nó không có một đặc tính cứng nhắc đối với tôi, và nó cũng không có một đặc tính cứng nhắc cho bất cứ người nào khác. Vi thế, đây là một con người khác không có đặc tính cứng nhắc của một con gián. Nó là một cá thể đã từng ở trong nhiều hình sắc đời sống khác nhau, và do vậy rõ ràng nó có thể là bà mẹ của tôi. Nhưng do bởi nghiệp báo của nó xảy ra bây giờ có một sự nối kết với thân thể một con gián. Và không nghi ngờ gì chúng ta cũng từng là một con gián ở những kiếp sống nào đó, vì thế chúng ta có thể thông cảm với nổi khổ của một con gián. Và khi chúng ta thấu hiểu điều này một cách cá nhân, sự trải nghiệm chủ quan sự vật không có một đặc tính cứng nhắc, thế thì sự thấu hiểu ấy sẽ loại trừ si mê và tất cả đồ tạp nham nghiệp báo đã đi cùng với sự tương tục.

PHÁT TRIỂN NIỀM TIN VỮNG CHẮC TRONG TÁI SANH

Do thế, chúng ta có thể thấy rằng khi chúng ta đã thâm nhập sự thấu hiểu về tái sanh - nhưng gì thật sự muốn nói trong Đạo Phật - đó là một trong những chìa khóa căn bản cho mọi thứ. Mọi thứ được xây dựng trên đấy. Vì vậy, trước tiên chúng ta cần được khai mở để thấu hiểu về nó. Thứ nhất, chúng ta cần thông hiểu tầm quan trọng của tái sanh, và rồi thì chúng ta cần cởi mở để thấu hiểu nó và muốn thấu hiểu nó. Tiếp theo chúng ta có sự thấu hiểu tri thức về nó, nhưng chúng ta không để nó ở đây - chúng ta muốn có sự thấu hiểu mạnh mẽ, bản năng về nó và niềm tin vững chắc trong ấy. Tôi phải nó là không chỉ là thấu hiểu mà cả niềm tin vững chắc. Chúng ta đi từ một sự thấu hiểu tri thức và niềm tin vững chắc đến một sự thấu hiểu ở trình độ trực giác và một niềm tin vững chắc.
Vậy thì điều gì là sự khác biệt giữa trình độ tri thức và trực giác? Đó là những phạm trù của phương Tây. Nhưng do không nói trong những phạm trù đó. Đây là bởi vì chúng ta có một sự khác biệt lớn giữa tâm và các sự cảm xúc trong nhận thức phương Tây của chúng ta về thực tại, và chúng ta trải nghiệm nó trong cách ấy; chúng ta thật trải nghiệm một sự khác biệt giữa sự thấu hiểu tri thức và cảm xúc và một niềm tin vững chắc trong điều gì đó.
Nhưng sự phân tích của Đạo Phật nhìn vào vấn đề đó như thế nào (để nó cho chúng ta một chứng cớ nào đó để đi từ trình độ tri thức đến trình độ trực giác như thế nào)? Sự khác biệt giữa hai thứ đó không phải là sự khác biệt giữa một sự thấu hiểu phân biệt và sự thấu hiểu vô phân biệt. Thực tế đó không đúng. Phân biệt chỉ có nghĩa là chúng ta nhận thức nó qua một ý tưởng của những gì nó muốn nói. Vô phân biệt có nghĩa là bạn không dùng một ý tưởng để nhận thức nó. Cho nên nó không liên hệ gì đến sự khác biệt giữa tri thức và trực giác. Chúng ta có thể có một cảm nhận trực giác căn cứ trên ý tưởng về những gì là tái sanh, một cách rõ ràng.
Vậy thì vấn đề là khi chúng ta quen thuộc toàn bộ với tái sanh, với sự thấu hiểu về tái sanh, và thấy mọi vật trong cách này - khi chúng ta hoàn toàn quen thuộc với điều ấy từ việc hành thiền, qua việc tự quen thuộc từ việc thực hành thấy sự trong cách ấy, sau đó việc nhìn sự vật cách ấy sẽ sinh khởi một cách tự động và hồn nhiên. Một cách tự động chúng ta sẽ thấy sự vật trong dạng thức của sự trải nghiệm tương tục cá biệt, chủ quan, không chỉ là một người đàn bà hay đàn ông hay một con gián hay bất cứ điều gì, cũng đối với tự chính chúng ta. Thế là tự động chúng ta sẽ thấy người khác và tự chính chúng ta như điều này một cách tự nhiên bởi vì nó quá quen thuộc. Và không chỉ là chúng ta sẽ thấy sự vật như thế, nhưng chúng sẽ tự xuất hiện như thế. Con người - chúng sanh - tự động xuất hiện như thế ấy. Chúng dường như thế ấy. Chúng được phát triển. Không phải là chúng đang hiện ra từ phía của chúng. Chúng hiện ra. Trong cung cách phương Tây nói về nó, tâm chúng ta làm chúng hiện hữu. Không phải tâm là điều gì đó làm chúng hiện ra cách ấy mà tự động sự hiện hữu ấy đang sinh khởi như một bộ phận của việc trải nghiệm về chúng.
Và điều ấy có nghĩa là gì? Chúng ta đang diễn tả điều gì? Chúng ta đang diễn tả một cảm nhận về tái sanh - nó tự động sinh khởi như một bộ phận của kinh nghiệm - rằng đây là sự tương tục cá biệt, chủ quan của kinh nghiệm hay bất cứ điều gì. Tôi muốn nói, việc ấy nhiều chữ nghĩa lắm. Nhưng nó tự động sinh khởi như một bộ phận của sự kinh nghiệm, rằng nó cảm nhận như thế ấy. Cho nên nếu chúng sanh và tự chính chúng ta không đang tự động hiện ra như thế này, rồi thì đó là một sự thấu hiểu tri thức và niềm tin vững chắc (có một sự thấu hiểu tri thức, và sau đó có một niềm tin tri thức căn cứ trên điều ấy). Và nếu nó sinh khởi một cách tự động và hồn nhiên như thế này, rồi thì đó là một cảm nhận bản năng (nó cảm nhận thế ấy; nó cảm nhận rằng điều này là thật sự cách nó là).
Vì vậy đi từ sự thấu hiểu tri thức đến một sự thấu hiểu trực giác và niềm tin tri thức vững chắc đến một niềm tin trực giác không phải là điều gì đó xảy đúng là kỳ diệu. Không phải là điều gì đấy chỉ … và đi từ phân biệt đến vô phân biệt có nghĩa là đúng là dừng suy nghĩ, chỉ trở thành trực giác và đi sâu vào vấn đề huyền ảo, thần diệu của đúng cảm nhận trực giác nó. Nhưng đi từ trình độ tri thức đó đến trình độ bản năng đơn giản là một sản phẩm của việc quen thuộc với việc thấy những sự vật này với niềm tin vững chắc đến từ việc hành thiền. Hành thiền là việc thực hành thấy điều này trong mọi lúc.
Cho nên đừng lo lắng nếu bạn chỉ có một sự thấu hiểu tri thức. Như vậy là tuyệt vời. Đừng lo lắng về điều đó. Rất nhiều người phàn nàn rằng: "Ô, tôi chỉ có sự thấu hiểu tri thức". Tôi muốn nói là, có một sự thấu hiểu tri thức là một sự thành tựu to tát. Vì vậy, vấn đề là việc hành thiền - để làm cho tự mình quen thuộc - để thấy mọi vật trong cách ấy thường xuyên như thế, không chỉ ngồi thiền mà thấy người trên đường, thấy người trong nhà bạn, thấy những con gián trong vườn, thấy mọi người. Và qua sự quen thuộc ấy lập đi lập lại, cuối cùng tự động mọi vật sẽ xuất hiện trong cách ấy, và nó sẽ cảm nhận như thế ấy.
Thế nên bạn có thể hỏi "Có phải đó là sự tẩy não không?" Và bạn có thể nói là vâng, tiến trình của sự tẩy não nói như sự tuyên truyền cộng sản và việc tẩy não với sự hoằng truyền Phật Pháp là giống nhau. Và trong một lúc bạn thật sự cảm thấy rằng sự tuyên truyền cộng sản - nếu bạn đã từng thấy cả đời sống của bạn và bạn thật sự chìm sâu vào nó, bạn thật sự cảm thấy Tây Tạng là một phần của Trung Cộng. Bạn cảm thấy như thế đó. Do vậy, thật quan trọng để nói rằng "À, nếu thật sự cảm nhận nó trong trình độ bản năng, trực giác, sau đó nó là thật sự". Không phải thế ấy. Có một sự khác biệt lớn lao giữa việc tẩy não của Phật Pháp và sự tẩy não của cộng sản.
Hãy nhớ, chúng ta đã nói về sự khác biệt giữa si mê và thông hiểu:
* Khi chúng ta thẩm tra sự thấu hiểu đúng đắn, nó có thể được đánh giá - nó đứng vững. Càng thẩm tra hơn, chúng ta càng thấy nó là chính xác và nó càng mang đến hạnh phúc đến cho chính chúng ta và những người khác.
* Và càng thẩm tra si mê, chúng ta càng thấy rằng nó không đứng vững - nó không đúng. Và suy nghĩ trong cách ấy với si mê mang đến buồn phiền và khổ não cho chính tự thân và người khác.
Cho nên có một sự khác biệt lớn giữa sự tẩy não của Phật Pháp và sự tẩy não của cộng sản Trung Hoa. Mặc dù chúng ta có thể đạt được một sự cảm nhận trực giác và sự thấu hiểu về bất cứ thứ gì qua một sự quen thuộc, chúng ta phải thẩm tra một cách thật cẩn thận điều ấy là gì mà chúng ta muốn đạt được một cảm nhận trực giác và niềm tin vững vàng trong ấy. Và cũng thế với sự tẩy não, hình thức của Trung Cộng về nó, là được thúc đẩy bởi người nào đó; nó không phải là sự tự thúc đẩy. Người Phật tử là sự tự động viên trên căn cứ trên sự thấu hiểu và bi mẫn. Và vì nó cũng hoàn toàn khác biệt với nhận thức đó.
Vì vậy, sự thấu hiểu và niềm tin vững chắc vào tái sanh không phải là một loại tẩy não tiêu cực, mà chúng ta được yêu cầu để làm điều này nên bạn sẽ là một người con trai tốt và con gái tốt và bạn sẽ được lên thiên đàng hay khác đi bạn sẽ đi xuống địa ngục. Không phải là loại tẩy não này. Nhưng đúng hơn nó căn cứ trên sự thấu hiểu về tầm quan trọng của tái sanh, sự thấu hiểu về tầm quan trọng của một sự thấu hiểu đúng đắn về sự giải thích của Đạo Phật về nó, và niềm tin vững chắc rằng điều ấy thật sự đúng. Và chúng ta thấu hiểu, chúng ta thấy, những gì là lợi ích về việc thấy sự vật trong cách này và cảm nhận cách này trong dạng thức của nghiệp, trong dạng thức của bi mẫn cho mọi người, trong dạng thức của giải thoát, v..v…Và căn cứ trên việc ấy, rồi thì chúng ta hành động để quen thuộc chính mình về nó. Đấy không phải là một sự tẩy não tiêu cực, nhưng nó là một tiến trình làm quen thuộc. Đấy là hành thiền. Nó là một sự tự thúc đẩy căn cứ trên bi mẫn, căn cứ trên việc thấy những kết quả lợi ích. Và một khi chúng ta có thể thật sự thấu hiểu những gì chúng ta đang nói đến với tái sanh và thật sự cảm nhận về nó một cách vô cùng mạnh mẽ, rồi thì chúng ta có thể hành động trên việc đạt đến sự giải thoát tương tục khỏi si mê , giải thoát khỏi tất những năng lực tạp nham của nghiệp quả, vì thế cuối cùng sự trải nghiệm cá biệt chủ quan về sự vật sẽ giải thoát khỏi khổ não - bởi vì nó giải thoát khỏi những nguyên nhân của khổ não, mà nó là si mê - và trong cách này chúng ta sẽ trải nghiệm mọi thứ với hạnh phúc của chính chúng ta, và chúng ta sẽ ở trong một vị trí tốt đẹp nhất cũng có thể đem người khác đến loại trải nghiệm sự vật thế này.
Cảm ơn.
Điều gì đó để nghĩ đến, một cách rõ ràng. Nhưng hy vọng rằng với loại trình bày và sắp xếp này, nó sẽ cho bạn một ý tưởng rõ ràng hơn về vấn đề tiếp cận chủ đề như thế nào. Và nếu vào lúc kết thúc bài thuyết trình này bạn sẽ biến mất tối thiểu cảm nhận rằng "Vâng, tái sanh là một việc rất quan trọng trong Đạo Phật. Và tôi không muốn chỉ có Pháp thực dụng (Dharma-lite), nhưng mà là hãy có Pháp thật sự (real thing)", và với sự thấy rõ về tầm quan trọng đó, và bạn có một sự hấp dẫn hơn nào đó để tiến hành và thật sự hành động với hiểu biết này - bởi vì nó thật sự là trung tâm - thì đó sẽ là một lợi ích lớn. Và khi chúng ta nói về tái sanh, chúng ta không đang nói về một nổi khốn cùng. Chúng ta đang nói về điều gì đó hoàn toàn có lý và hợp lý thật sự. Không dễ dàng gì, nhưng có thể thấu hiểu. Và tiến trình để có được trình độ cơ bản cảm nhận về nó là một tiến trình có thể xảy ra. Không phải là chỉ may mắn hay bất cứ điều gì. Tôi muốn nói là, nó được diễn ra, nó được hoàn thành như một tiến trình được chuẩn bị ra sao. Nó không là một tiến trình như "Trời hởi, bây giờ tôi tin" (Hallelujah, now I believe)

CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI

Các bạn có câu hỏi gì?

HỎI: Ký ức có vị trí gì trong tiến trình này?
ĐÁP: Cách mà ký ức tiếp diễn từ kiếp sống này đến kiếp sống khác tương tự như cách mà các thói quen tiếp diễn qua các kiếp sống - cũng là cách mà những ký ức tiếp diễn trong một kiếp sống. Nó cùng tiến trình không chỉ từ kiếp sống này đến kiếp sống khác. Trong một kiếp sống hay từ kiếp sống này đến kiếp sống khác, cơ chế của sự tương tục của các ký ức và thói quen là giống nhau. Có đúng không?
Không phải các ký ức hay thói quen những thứ nho nhỏ đang ngồi bên trong cái đầu của chúng ta. Chúng tồn tại bằng cách được mệnh danh tinh thần. Nó là một cách quy ước của việc sắp xếp những mô hình lập lại của những sự kiện tương tự. Tôi đã uống cà phê hai ngày trước vào buổi sáng, đã uống nó hôm qua vào buổi sáng, đã uống nó hôm nay và buổi sáng. Chúng ta sắp xếp những thứ tương tự đó vào một mô hình như thế nào? Chúng ta nói, "Ô, có một thói quen uống cà phê vào buổi sáng". Và thói quen đó thật sự hiện hữu, nhưng nó chỉ là một cách sắp xếp một cách liên hệ và nó chỉ chữ thói quen.
Ba ngày trước tôi đã nói điều gì đó với tôi. Hai ngày trước tôi nghĩ về nó. Hôm qua, tôi đã nghĩ về nó. Hôm nay, tôi đã nghĩ về nó. Vậy thì chúng ta có thể sắp xếp và giải thích những sự kiện tương tự này như thế nào? Chúng ta có thể nói, "À, có một ký ức về nó". Nhưng ký ức không là điều gì đó ngồi yên trong đầu chúng ta và trổi dậy như một con chim kêu cúc cu từ một chiếc đồng hồ. Nó là một thói quen lập lại một cách tương tự của tư duy, tuy duy hay cảm nhận (nó có thể ở bất cứ trình độ nào). Cho nên các ký ức tiếp diễn với sự tương tục của kinh nghiệm sự vật - các ký ức tiếp diễn cùng cách mà thói quen đó hoạt động - nhưng chúng không là một bộ phận cố hữu của nó.
HỎI: Khi chúng ta chết và không còn một căn bản hổ trợ dòng suối tâm của ta nữa, điều gì ngăn trở dòng suối tâm của chúng ta không bị lẩn lộn với những dòng suối tâm khác?
ĐÁP: Không có căn bản vật lý thô cho dòng suối tâm, nhưng có một căn bản vi tế, năng lượng vi tế nhất, vì thế nó duy trì sự cá biệt.
À, trể quá rồi, nên chúng ta có thể kết thúc ở đây. Cuối tuần này, bắt đầu tối mai, chúng ta sẽ nói chi tiết hơn về vấn đề tái sanh thật sự hoạt động như thế nào, mười hai nhân duyên - đặc biệt vấn đề luân hồi hoạt động như thế nào. Vì thế nếu các bạn có những câu hỏi khác, chúng ta có thể bàn tới chúng vào cuối tuần.
Vậy thì chúng ta chấm dứt với sự hồi hướng. Chúng ta nghĩ bất cứ sự thấu hiểu và tuệ giác nào chúng ta có thể đạt được, ngay cả nếu nó vô cùng, vô cùng nhỏ bé, có thể sâu hơn và sâu hơn nên phát sinh quan tâm hơn, chủ tâm hơn, để thật sự nhìn vào chủ đề này một cách nghiêm túc hơn để cuối cùng chúng ta có thể có được một sự thấu hiểu đúng đắn và một sự thấu hiểu trình độ cơ bản và niềm tin vững chắc trong tái sanh vì thế điều này trở thành thống nhất hoàn toàn vào trong toàn bộ cung cách của việc nhìn và cảm nhận vấn đề sự vật là như thế nào trong thế giới và vì thế sau đó chúng ta có thể trải nghiệm các lợi ích về việc thấu hiểu này cho chính chúng ta và có thể đem lại lợi ích cho người khác.
Cảm ơn rất nhiều.


The Importance of Understanding Rebirth and Believing in It

Ẩn Tâm Lộ Thursday, November 14, 2013
http://www.berzinarchives.com/web/en/archives/sutra/level4_deepening_understanding_path/rebirth_karma/rebirth_what_is_it_reborn/rebirth_what_is_it_reborn.html

Bài liên hệ

Bạn có tin tưởng tái sanh không?

Tâm Ý Thức (Tuệ Sỹ) (Chúng ta biết mình đang tồn tại, đang hiện hữu, vì biết rằng có một cái tôi: Tôi đi, tôi đứng, tôi ngồi… Từ cái tâm tích lũy này, rõ ràng có thêm một tầng nữa, khiến nó lộ lên mặt biểu hiện một chút, đó là cái (chủ thể) chấp ngã. Trong nhiều tín ngưỡng tôn giáo, cái ngã hay tự ngã này được hiểu là linh hồn nằm trong thân, hoặc nó lớn bằng thân, hoặc nhỏ như hạt cát. Lớn bằng cái thân cho nên nếu vừa bứt một sợi tóc, vừa chích kim dưới bàn chân thì cả hai nơi đều cảm giác đau cùng một lúc. Có cảm giác đó, là do có linh hồn. Khi hồn lìa khỏi xác, xác chết nằm trơ không hay biết gì. Hoặc là linh hồn giống như hạt cát, như một nguyên tử trong thân có vận tốc thật nhanh. Cả hai nơi lại cùng đau một lúc, đó là do linh hồn vận chuyển rất nhanh. Trong Phật giáo không có linh hồn như vậy được thừa nhận.)

Tác giả: Alexander Berzin - Morelia, Mexico, June 2000
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển - Gilroy, California, USA, 8/11/2013

Theo Thư Viện Hoa Sen

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét