Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014

Tâm Bi


Bi không hẳn là phải đau cái đau của người và cố gắng giúp người hết đau. 
Bi chỉ cần là không có tâm làm tổn hại bất kỳ ai hay bất cứ vật gì là đủ. Khi có ý nghĩ, nói năng, hành động hại người - hay dù là chỉ hại mình - cũng không có tâm bi. 
"Trí không bi là trí thông minh điêu xảo, 
bi không trí là bi thương hảo thương quàng". 

Hỏi: Con xin phép được hỏi về cách để tập tâm bi.
Theo con hiểu karuna có hai phần. Phần 1 là thấy nỗi đau khổ của chúng sinh khác như nỗi đau khổ của chính mình. Phần 2 là làm cái gì cho bớt nỗi khổ đau đó.
Con thấy con rất kém về cả hai phương diện này. Xin Thầy từ bi chỉ dạy cho con cách tu tập để cho khi con gặp cảnh này, con không bỏ lỡ môt dịp tạo phước báu.
Con thành kính nhớ ơn Thầy.

TS.VIÊN MINH
Bi không hẳn là phải đau cái đau của người và cố gắng giúp người hết đau. 
Bi chỉ cần là không có tâm làm tổn hại bất kỳ ai hay bất cứ vật gì là đủ. Khi có ý nghĩ, nói năng, hành động hại người - hay dù là chỉ hại mình - cũng không có tâm bi. 
"Trí không bi là trí thông minh điêu xảo, 
bi không trí là bi thương hảo thương quàng". 
Không muốn làm khổ ai, dù chỉ trong ý nghĩ, vì luôn thấu hiểu (trí) và cảm thông (bi) nỗi khổ đau của người khác, chứ không phải khổ theo cái khổ của họ rồi cho là bi. Khổ theo cái khổ của người khác là bệnh đồng hoá cảm giác hoặc cảm xúc với họ trong sự tha hoá, chứ không phải lòng bi mẫn.
Mặt khác, giúp người hết khổ không hẳn là bi, vì đôi lúc giúp họ hết khổ chính là can thiệp vào bài học gieo nhân gặp quả của họ, mà lẽ ra qua kết quả Khổ đế đó họ giác ngộ ra Tập đế - nguyên nhân tạo ra cái khổ của họ - mà biết dừng lại việc tạo tác nhân hại người hại vật. Người có tấm lòng vô ngã vị tha đương nhiên là có thể xả thân cứu người khi cần thiết, nhưng phải hiểu rằng trong sự vận hành nhân quả của Pháp đã có tính chất Bi Mẫn vô lượng, ngầm nhắc bảo chúng sinh biết tự điều chỉnh nhận thức và hành vi của mình cho thuận theo lẽ đạo mà không để họ ỷ lại vào tha lực. Nếu muốn học bài học Tâm Bi vô lượng thì vị Bồ-tát cần thấu hiểu sự bình đẳng, tính từ bi hỷ xả, tính giáo dục rất hoàn hảo trong sự vận hành của Pháp. Đó chính là trí trong bi và bi trong trí vậy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét