Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

Ngắm đoàn tàu siêu xa xỉ và du thuyền “cực độc” của Từ Hy Thái Hậu

1. Ngắm đoàn tàu siêu xa xỉ của Từ Hy Thái Hậu

Nổi tiếng là người ưa kiểu cách, sống xa hoa, Từ Hy thái hậu trang hoàng cho đoàn tàu “ngự dụng” của mình chẳng khác gì một cung điện thu nhỏ.


Kể từ năm 1876, Trung Quốc đã có tuyến đường sắt đầu tiên. Đến đầu thế kỷ 20, nước này đã xây xong tuyến đường sắt dài 10.000 km. Tới năm 1902, bà hoàng Từ Hy – người phụ nữ khét tiếng uy quyền của triều đình nhà Thanh mới lần đầu tiên ngồi trên chuyến hỏa xa chuyên dụng của hoàng gia.



Chính xác là vào ngày 7/1/1902, “Lão Phật gia” và đoàn tùy tùng đã đi xe lửa từ Bảo Định về đến ga Mã Gia Bảo, Bắc Kinh. Như vậy, 26 năm sau khi đường sắt được xây dựng ở Trung Quốc, Từ Hy thái hậu đã chính thức xử dụng phương tiện di chuyển mang hơi hướng công nghiệp hóa này.



Từ Hy nổi tiếng trong lịch sử phong kiến Trung Quốc là bà hoàng ưa kiểu cách, thích lối sống xa hoa, quyền quý nhưng cũng rất thủ cựu. Thậm chí, khi ra ngoài, kiệu của bà luôn có 16 người khiêng. Dù là tới Thừa Đức, tỉnh Hà Bắc xa xôi, bà vẫn duy trì thói quen ngồi kiệu xa xỉ ấy.



Nhưng vào một năm, vì phải đến Phụng Thiên (nay là tỉnh Thẩm Dương) tế tổ, trong khi Phụng Thiên cách Bắc Kinh muôn dặm xa xôi, nên bà hoàng buộc lòng phải di chuyển bằng hỏa xa



Được biết, đoàn tàu dành cho Từ Hy được mua từ nước ngoài với chi phí không hề ít ỏi. Theo trang Huanqiu, đoàn tàu “ngự dụng” này gồm 16 toa, được sơn màu vàng đặc trưng của hoàng thất. Nếu nhìn từ xa, đoàn tàu tựa như con rồng vàng.




Trong số các toa, có một toa dành riêng cho Từ Hy thái hậu được chia làm hai gian lớn nhỏ




Gian bé kê một chiếc giường gỗ đỏ, ấy là phòng ngủ của bà hoàng. Gian lớn được trải thảm, kê ngai vàng, là nơi Từ Hy triệu kiến quan viên trong đoàn. Đây cũng được xem là một “triều đình” thu nhỏ trên tàu.



rong 16 toa tàu có một toa dùng để chứa kiệu mà hằng ngày Từ Hy vẫn ngồi. Vì sau khi đến Phụng Thiên, bà hoàng sẽ ngồi kiệu, nên đám tùy tùng buộc phải mang theo.


Hai chiếc kiệu của hoàng đế Quang Tự, hoàng hậu Long Dụ cùng đại thái giám Lý Liên Anh, các đại thần trong đoàn và những quan viên đường sắt mỗi người chiếm một toa.



Còn lại 4,5 toa dành cho đám cung nữ, thái giám. Được biết, đoàn tàu mang số hiệu 97318, được chế tạo tại Đức vào năm 1899 và chuyển về Trung Quốc làm phương tiện di chuyển chuyên dùng của Từ Hy.

2. Ngắm du thuyền “cực độc” của Từ Hy thái hậu

Đây là những bức ảnh tư liệu cực hiếm, "zoom" cận cảnh du thuyền của Từ Hy thái hậu trong giai đoạn 1903 – 1905.



Bức ảnh chụp Từ Hy thái hậu và đoàn tùy tùng đang dạo chơi giữa hồ sen tại Bắc Kinh trong những năm 1903 – 1905. Giai đoạn này, bà hoàng đã ở độ tuổi "thất thập cổ lai hy".



Một bức tranh chân dung của “Lão Phật gia”. Ảnh chụp năm 1903 tại Bắc Kinh.



Xét về độ xa hoa, có lẽ, Từ Hy thái hậu thuộc hàng đệ nhất trong số những bà hoàng thời phong kiến Trung Quốc.



Để níu giữ xuân sắc, Từ Hy không ngần ngại vung tiền để có những phương thuốc làm đẹp đắt đỏ, quý hiếm từ ngọc trai, nhân sâm…Một trong số những “thần dược” nổi tiếng được bà hoàng ưa chuộng là bài thuốc chế từ Sâm Thủ, tức chuột bao tử nuôi bằng sâm.


Ngay trong chuyện ăn uống, “Lão Phật gia” cũng tỏ rõ phong thái thượng lưu, quý tộc của mình. Sử sách chép rằng, đĩa đựng thức ăn của bà hoàng trong bữa sáng luôn nhiều hơn con số 100. Hậu thế không khỏi ngỡ ngàng khi biết tới 7 món ăn cực độc đáo và lạ lùng mà Từ Hy thái hậu đích thân chỉ đạo trong bữa tiệc Xuân năm Canh Tý (1874) để tiếp đãi đoàn Sứ Thần, tướng lĩnh tới từ các nước phương Tây, ấy là: Sâm thử, Não hầu, Tượng tinh, Trư vương, Phương Chi thảo, Sơn dương trùng và Trứng công.


Đương nhiên, thú du ngoạn tao nhã của bà hoàng cũng không hề giản đơn, “khiêm tốn”. Việc bà dạo chơi quanh hồ với một đoàn tùy tùng trên du thuyền như thế này chẳng phải chuyện hiếm thời bấy giờ.



Trong ảnh là Từ Hy thái hậu cùng đoàn tùy tùng tại Di Hòa Viên, Bắc Kinh. Ảnh chụp vào giai đoạn 1903 – 1905.

3. Soi “nhan sắc” Từ Hy trong ba lần nhập quan bí ẩn


Không chỉ sinh thời, cả sau khi mất, bà hoàng Từ Hy vẫn biết khuấy đảo thiên hạ bởi hàng loạt chuyện kỳ quái, liêu trai về xác chết của mình.


Sau 76 năm với 3 lần nhập quan, di thể của bà đến nay vẫn được bảo toàn nguyên vẹn.


Lần nhập quan thứ nhất: Vào năm 1908, hai ngày sau khi chết, Từ Hy Thái Hậu được tiến hành chôn cất. Vào năm Đồng Trị thứ 5, lăng của Hoàng đế Hàm Phong được hoàn thành. Theo quy định đời nhà Thanh, lăng mộ của Hoàng Hậu Từ An, Hoàng Hậu Từ Hy phải đặt gần lăng Hoàng đế, và chỉ được xây dựng duy nhất một lăng cho Hoàng hậu. Triều đình dự định sẽ xây một lăng cho hai vị thái hậu, bên trong, hai chiếc quan tài sẽ đặt song song với nhau. Biết việc đó, Từ Hy vô cùng tức giận và nói “Lăng nào cùng lúc mai táng hai thái hậu? Đến các phi tử trong Phi Viên Tẩm còn mỗi người một khoanh, liệu như vậy có phải là ép hai chị em ta quá không?”. Các vị đại thần thấy vậy đành chấp nhận, theo cách như với Phi Viên Tẩm mà làm.


Đâu ngờ, Từ Hy hỏi tiếp: “Chúng ta là hai thái phi sao? Ai dám nói bọn ta không xứng để xây mỗi người một lăng đây?”. Từ Hy một lần nữa lại phá vỡ quy định, nhưng ai dám không nghe?. Vì vậy, vào tiết thanh minh ngày mùng 9 tháng 3 năm Đồng Trị thứ 12, Đồng Trị - khi đó 18 tuổi , sau khi hành Lễ Phu Sĩ và Lễ Đại Hưởng với Hoàng đế Hàm Phong tại lăng xong đã đích thân xem xét phong thủy của ngọn núi Bình Đỉnh và ngọn núi Bồ Đà ở gần đó.


Lăng mộ vốn dĩ sẽ được xây dựng giống hệt nhau, tuy nhiên sau khi Thái Hậu Từ An qua đời thì Thái Hậu Từ Hy cũng thừa thế áp đảo. Tháng 8 năm Quang Tự thứ 21, đại thần trông giữ Đông Lăng sau khi bàn bạc với Từ Hy, đã lên triều mà bẩm rẳng:“Lăng của Từ Hy Thái Hậu do bị ngấm nước mưa nhiều năm nên nhiều chỗ mục nát, cần phải tu sửa gấp”. Từ Hy Thái Hậu lệnh cho thân tín của mình là Khánh Thân Vương và Bộ Binh thượng thư Vinh Lộc thừa hành giải quyết. Kết quả, mọi ngóc ngách trong lăng đều được tu sửa. Đây quả thực là một công trình tu sửa quy mô lớn. Đến năm Quang Tự thứ 25 đã ngốn hết 150 vạn lạng, các khoản tiền chi sau đó lại càng khủng khiếp.


Ngày 18 tháng 10 năm 1908, công trình trùng tu cuối cùng cũng hoàn thành sau 13 năm thực hiện ( thật khéo là sau đó 4 ngày thì Từ Hy Thái Hậu từ trần). Riêng số vàng lá chỉ sử dụng cho 3 điện chính đã đạt tới 4.592 lượng. Các bệ đá trong điện cũng được trạm khắc tạo thành hình: “Long tại Hạ, Phượng tại Thượng” vô cùng tinh xảo.


Ngày 22 tháng 10 năm Quang Tự thứ 34 (năm 1908), Từ Hy Thái Hậu đi bước chân cuối cùng trong chặng đường đời 74 năm của mình. 4h30 chiều cùng ngày, các thái giám dùng kiệu Nga Hoàng Cát Tường đưa di thể của Từ Hy Thái Hậu ra khỏi Tây Uyển Nghi Loan Điện, đến 5h15 thì về tới Hoàng Cực Điện. 8h5 sáng ngày thứ hai, di thể của Từ Hy Thái Hậu được nhập quan. Giờ Tỵ ngày mùng 4 tháng 10 năm Tuyên Thống, Thống (năm 1909), Từ Hy Thái Hậu được nhập địa cung của Định Đông Lăng trên núi Bồ Đà.


Lần nhập quan thứ hai: Năm 1928, lăng mộ Từ Hy đã bị đột nhập, phá hoại cướp bóc. Thậm chí, sử sách Trung Quốc còn chép rằng, khi quan tài bật nắp, thi thể thái hậu xuất hiện những dấu hiệu lạ lùng, đặc biệt là sợi lông trắng mọc dài ở ngón tay. Rốt cục số châu báu táng cùng Từ Hy Thái Hậu là bao nhiêu? Lý Liên Anh – thái giám tâm phúc của bà hoàng cũng đích thân tham dự nghi lễ táng bảo trong quan tài của Từ Hy Thái Hậu. Theo cuốn “ Ái Nguyệt Hiên Bút Ký” mà hắn và cháu hắn biên soạn: Trước khi nhập quan, dưới đáy quan tài được rải 3 tầng vàng và 1 tầng chân châu, dày 3 thước. Trên đầu gối lá sen xanh, dưới chân rải hoa sen hồng. Đầu Bà còn đội một chiếc mũ Phượng gắn chân châu, viên lớn nhất cũng phải to bằng quả trứng gà, giá trị lên tới 1 nghìn vạn lượng bạc trắng. Quanh người bà đầy rẫy ngọc ngà vàng bạc.


Đầy một quan tài kỳ châu dị bảo như vậy hóa ra lại chỉ rước vào cho bà đại họa. 20 năm sau khi Từ Hy Thái Hậu chết, tức ngày 4 đến ngày 10 tháng 7 năm 1928. Tên đạo trích Tôn Điện Anh đã đào trộm lăng mộ của Hoàng đế Càn Long và Từ Hy Thái Hậu, phá quan tài, vứt xác và cướp đi toàn bộ số châu báu chôn cùng di thể. Di thể của Từ Hy Thái Hậu bị ném ra ngoài, viên ngọc trong miệng bị lấy mất, quần áo phía trên cũng không còn, chỉ trơ lại chiếc quần lót. Trong ảnh là tên đạo trích Tôn Điện Anh.


Sau khi xảy ra vụ trộm, Phổ Nghi phái Tải Trạch, Kỳ Linh, Bảo Hy đến Đông Lăng để an táng lại di thể của Từ Hy Thái Hậu. Khi đám người Tải Trạch vào địa cung thì thấy di thể của Từ Hy Thái Hậu phủ phục trên nắp quan tài, đầu hướng về phía Bắc, chân quay hướng Nam, tay trái đặt trên lưng. Địa cung bị phát lộ trong 40 ngày, di thể bà xuất hiện rất nhiều vết lốm đốm, người có lông trắng.


Đám người Tải Trạch thấy chiếc quan tài vẫn còn tốt, có thể dùng tiếp được bèn dùng một tấm lụa vàng phủ lên di thể Từ Hy, sau đó lấy một dải dây vàng chăng vào một bên di thể rồi chầm chậm lật cho vừa khéo dải dây. Hiện lên trước mắt họ: sắc mặt bà xám trắng, hai mắt đã mất nhãn châu, trên môi có dấu tích vết thương. Cả hội người cùng chung tay đưa di thể bà nhập quan và cất số móng tay, số răng tìm được vào một chiếc túi nhỏ màu vàng.



Lần nhập quan thứ ba: Năm 1984, Cục Văn vật tiến hành vệ sinh quan tài, đưa di thể bà ra ngoài. Ngày 17 tháng 2 năm 1979, Sở Bảo tồn văn vật lăng Thanh Đông tiến hành dọn dẹp vệ sinh địa cung của Từ Hy Thái Hậu. Để kịp khai phóng công trình xây dựng địa cung của Từ Hy và địa lăng của Từ An vào ngày Quốc tế lao động năm đó, lãnh đạo Sở bảo tồn quyết định sẽ đợi đến mùa vắng khách mới cho tiến hành lau dọn bên trong quan tài của Từ Hy. Trong ảnh là hình ảnh quan tài khi mở ra năm 1984 của Từ Hy Thái Hậu.


Tháng 12 năm 1984, ngành du lịch vào mùa vắng khách, lãnh đạo Sở bảo tồn quyết định lau dọn quan tài của Từ Hy. Ngày 6 tháng 12, sau khi nhân viên vệ sinh mở nắp quan tài thì thấy có một chiếc chăn vàng phủ chặt bên trong, trên chăn còn có 2 bộ quần áo khác, đó chính là dấu tích năm 1928 đám người Tải Trạch thực hiện, 55 năm qua đi chưa một lần bị mở ra. Lãnh đạo Sở quyết định tạm đóng nắp quan tài, niêm phong địa cung, báo cáo sự việc với cấp trên. Ngày mùng 4 tháng 1 năm 1984, Cục Văn vật quốc gia đã cử một số chuyên gia kết hợp với Cục Bảo tồn văn vật Đông Lăng tiến hành lau dọn

ST

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét